Đỗ đại học 26,7 điểm, nam sinh đòi bố mẹ mua SH hơn trăm triệu
Đúng là đỗ đại học thì đáng được thưởng, nhưng đòi xe SH đời mới giá cả trăm triệu thì hơi quá rồi nhỉ?
Đậu đại học dù ở thời kỳ nào cũng là niềm vui lớn lao, sự tự hào không chỉ dành cho gia đình mà đôi khi là với cả xóm giềng. Ở nhiều nơi, người đỗ đạt còn được mở tiệc mừng, thậm chí ở một số nơi còn tổ chức nghi thức “vinh quy bái tổ” đầy long trọng. Dù ngày nay, cuộc sống tạo điều kiện cho việc học tập có vẻ trở nên dễ dàng hơn nhưng những người đỗ vào các trường đại học vẫn luôn được mọi người dành tặng sự nể phục bởi những cố gắng và nỗ lực của họ.
Bởi thế mà, ở nhiều gia đình, khi thấy con mình đỗ đạt, cha mẹ không ngần ngại “thưởng nóng” hậu hĩnh cho con cái, tiếp thêm động lực để con có thể bắt đầu một chặng đường mới ở giảng đường. Tuy vậy, đôi khi việc lấy phần thưởng ra làm “điều kiện” để con thi đỗ đôi khi lại khiến phụ huynh gặp không ít rắc rối.
Mới đây, trên trang confession của Đại học Kinh tế Quốc dân, một cựu sinh viên đã chia sẻ về câu chuyện nan giải của mình. Theo đó, cậu em trai của chủ nhân 1 đoạn trạng thái đang đau đầu về việc em trai vừa đậu đại học thì nằng nặc đòi bố mẹ thưởng xe SH giá trên trăm triệu. Theo lời kể của người này, dù trước đó bố mẹ có hứa thưởng cho cậu em nếu thi đỗ nhưng không ngờ nam sinh 2k2 lại đòi món đồ có giá trị cao đến thế.
Ảnh minh họa
Nguyên văn đoạn chia sẻ như sau:
Mình K57, giờ cũng là cựu sinh viên trường rồi, em mình thì sinh năm 2002, nó vừa mới đỗ một trường đại học với số điểm 26,7 điểm. Nhà mình thì hứa là chỉ cần nó đỗ đại học là sẽ thưởng, như hồi mình đỗ đại học ngày ấy bố mẹ thưởng cho 20 triệu ngoài việc sắm laptop, điện thoại các thứ ra, kiểu 20 triệu ấy chỉ để tiêu pha mua quần áo, đi du lịch. Nhà mình không phải giàu có nhưng bố mẹ luôn để ra 1 phần thưởng cho các con lấy làm mục tiêu… để các con cố gắng.
Nhưng từ khi thằng em mình biết là đỗ đến bây giờ… ngày nào nó cũng đòi bố mẹ mua cho xe SH125 để đi học, vì nó bảo bạn bè nó ai cũng được mua xe, mua điện thoại tốt, mua cái này cái kia, có đứa đc thưởng cả trăm triệu. Bố mẹ mình cũng hứa sẽ mua nhưng xe chỉ tầm 20-30 triệu thôi. Chứ cái xe SH cả trăm triệu… nó ngày nào cũng ăn vạ bố mẹ. Bố mẹ mình buồn lắm, nó doạ bố mẹ là nếu không thưởng nó sẽ không chịu đi học, không thế này thế kia…
Video đang HOT
Thật chẳng hiểu ra làm sao, nó 18 tuổi rồi, bằng tuổi nó, mình đc bố mẹ thưởng 20 triệu là hạnh phúc lắm, mình làm cái sổ tiết kiệm và giữ đến tận bây giờ không tiêu đồng nào trong đó cả… vậy mà bây giờ nó ăn vạ đòi mua cả chiếc xe máy 100 triệu. Còn chưa kể laptop, điện thoại, chi phí sinh hoạt học tập… tính tất cả phải lên đến 200 triệu. Gọi cho nó ban đầu thì anh anh – em em “Anh khác em khác, sao lấy lúc anh đỗ đại học ra so với em được, năm nay đề dễ nhưng cạnh tranh cao em đỗ là phải cố gắng lắm đấy!”
Mình phải làm sao, mình không ở nhà nên không thể nói nó hay làm gì nó được, mẹ mình chỉ gọi tâm sự với mình vậy thôi… nhưng vẫn muốn tìm cách giải quyết sao cho hợp lý nhất. Mình phải làm sao?
Ảnh minh họa
Quả thực, nếu đọc qua dòng tâm sự trên, nhiều người sẽ cùng chung quan điểm có vẻ chàng tân sinh viên đang chưa xử sự đúng cách và nhìn vào thực tế, lại có tính đua đòi. Đòng y xe cộ là một trong những phương tiện phục vụ cuộc sống và cần thiết cho một sinh viên sống xa nhà, tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, giá trị của chiếc xe phải thực sự tương hợp. Với mức giá trên 100 triệu, nếu chỉ dùng vào việc mua xe máy phục vụ đi lại thì quá uổng phí với một sinh viên năm nhất trong khi kinh tế gia đình chưa cho phép.
Thay vào đó, số tiền trên có thể đủ trang trải học phí cho 4 năm học phía trước, hoặc đủ để sắm sửa các món đồ khác phục vụ việc học tập như laptop, điện thoại, tham gia các khóa học tiếng Anh,… Có thể có xe sang xịn giúp bạn “ra oai” một tí với bạn bè, nhưng để nhận được sự tôn trọng thực sự của mọi người xung quanh, điều một người cần trau dồi đó chính là cách xử sự cũng như năng lực cá nhân.
Ảnh minh họa
Thêm nữa, dù biết cha mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp cho con cái, thế nhưng đôi khi luôn chiều chuộng theo ý thích của con vô tình trở thành “lỗ hổng” để con mất đi tinh thần tự lực cũng như biết thế nào nên và không nên, con cái luôn chờ đợi điều kiện đi kèm để làm một điều gì đó theo mong ước của bố mẹ, dù rằng điều ấy chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân của con cái mà phụ huynh chẳng được hưởng lợi lộc gì. Nhiều ý kiến cũng đưa ra những lời khuyên dành cho cậu em trai mới lớn của chủ confession:
“Nhiều khi không cần con học quá giỏi thay vào đó là ngoan ngoãn, biết thương cha mẹ vẫn hạnh phúc hơn. chứ nói thật học giỏi mà đua đòi làm cha mẹ phiền lòng như này cũng không tự hào!”
“Đỗ đại học chỉ vì phần thưởng thôi à? Cả con đường bươn chải phía trước. Em bạn không được phần thưởng mà bảo không đi học! Ok! Bố mẹ cứng rắn lên. Không đi học thì tự kiếm tiền mà sống. Thử xem được mấy bữa!”
“Mình đậu FTU ba mẹ mình còn chả thèm khen 1 câu. Vì đó là nghĩa vụ rồi. Chả gì phải thưởng!”
Biết điểm chuẩn, tân sinh viên 'rủ nhau' thay avatar 'đánh dấu chủ quyền' trường mình đỗ
Đến thời điểm này hầu hết các bạn thí sinh 2k2 đều biết chính xác mình đã đỗ trường nào. Để thể hiện niềm vui to lớn nhất cuộc đời học sinh này, rất nhiều bạn đã cập nhật trạng thái trên mạng xã hội "Bắt đầu học tại Đại học..." ngày x/10/2020.
Khẳng định chủ quyền ngay! Mình đỗ đại học rồi!
Bên cạnh đó, nhiều trường đại học cũng thiết kế hẳn logo riêng để chào đón tân sinh viên. Các sự kiện, các câu lạc bộ trong trường cũng cập nhật những chiếc logo mới "xịn sò" để các em tân sinh viên khóa mới hưởng ứng.
Không phụ sự kỳ vọng đó, các bạn tân sinh viên cũng "rủ nhau" biến cả facebook thay áo mới. Rất nhiều chiếc logo đầy màu sắc được tân sinh viên sử dụng để "khẳng định chủ quyền" cũng như một lời thông báo mình đã đỗ đại học.
Nhiều trường địa học cũng không ngần ngại thiết kế những chiếc logo cực "xịn sò" để chào đón các em tân sinh viên khóa mới
Nhưng vẫn chưa hết, nếu chỉ đơn thuần như vậy thì làm sao có danh xưng "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò?". Một số bạn đã sáng tạo tự vẽ ra logo "trường mới" khiến ai xem xong cũng phải phì cười như: "FUHO UNIVERSITY" (tạm dịch theo định nghĩa giới trẻ là: Đại học Phụ hồ - nghề nghiệp mà mọi người hay đùa nhau nếu trượt đại học thì sẽ đi làm nghề này).
Hay một "trường hot" khác là "TRAMMAM UNIVERSITY" (dùng để chỉ những ai không thi đỗ đại học thì sẽ lấy vợ hoặc lấy chồng).
Bạn đã thấy logo của trường này bao giờ chưa? Chỉ có thể là những cô cậu học trò tinh nghịch mới nghĩ ra nổi.
Nếu không đỗ tại học hay là mình tổ chức 'một trăm mâm'?
Có lẽ sau những phút giây ôn thi căng thẳng các bạn tân sinh viên cũng muốn giải trí một chút. Đại học không phải con đường duy nhất cho tương lai của mỗi học sinh. Những bạn chưa may mắn đỗ NV1 thì có thể chờ đợi cơ hội xét tuyển NV2 hoặc tìm một ngành nghề phù hợp để học nghề.
Mẩu chuyện tập đọc trong sách giáo khoa lớp 1 gây tranh cãi: Bé Hà bị ho nhưng bà... mặc kệ, bà bế bé Lê Nhiều cha mẹ cho biết dù tổng thể nội dung câu chuyện thì ý nghĩa nhưng nếu chỉ đọc 1-2 bức hình sẽ rất dễ gây hiểu lầm cho trẻ Tiểu học. Sách giáo khoa là quyển sách mà học trò nào cũng phải mang theo mỗi ngày, được coi là chuẩn mực trong việc dạy. Nếu học trò cấp và cấp 3...