“Đồ công nghệ” 3 triệu tuổi không phải con người làm ra
Các công cụ được chế tạo bởi loại công nghệ vượt bậc 3 triệu năm trước đã được khai quật bên bờ hồ Victoria – châu Phi, không phải của Homo sapiens hay bất cứ loài nào khác từng được gọi là “ con người”.
Theo Science Alert, phát hiện đến từ một di chỉ được bắt đầu khai quật từ những năm 2016 ở khu vực bờ hồ Victoria thuộc Nyayanga – Kenya, có thiết kế giống với công cụ Oldowan – dòng công cụ đá sớm nhất được tạo ra bởi bàn tay con người.
” Con người” ở đây không phải người tinh khôn Homo sapiens chúng ta, mà là những loài anh em khác cùng thuộc chi Homo (chi Người), những giống loài được cho là đã tách hẳn khỏi thế giới vượn nhân hình để trở thành sinh vật tiên tiến hơn.
Khu vực tìm ra các công cụ đá gây sốc – Ảnh: SMITHSONIAN MAGAZINE
Các phân tích cho thấy các công cụ này được tạo ra trong khoảng thời gian từ 2,6 đến 3 triệu năm trước, gồm 330 món tất cả, được tìm thấy giữa 1.776 xương động vật hóa thạch có dấu hiệu bị giết thịt.
Niên đại này xa hơn niên đại của các công cụ Oldowan xưa nhất được khai quật trước đây, vốn khoảng 2,6 triệu năm tuổi.
Nhưng theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Rick Potts từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia thuộc Viện Smithsonian (Mỹ), những công cụ này cho thấy công nghệ Oldowan có thể không phải của con người.
Chúng gồm những món đủ sức nghiền nát dễ dàng bộ hàm của voi và cả bộ hàm với nanh nhọn của sư tử. Một sốc công cụ khác giúp lóc thịt khỏi xương hiệu quả, lấy tủy xương và cả để nghiền nguyên liệu thực vật.
Video đang HOT
Công nghệ này đã lan rộng khắp châu Phi trong thời điểm 2 triệu năm về trước. Với mốc trước 2 triệu năm, việc tìm ra di chỉ Nyayanga đã giúp mở rộng phạm vi địa lý của công nghệ xuống tận 1.300 km về phía Tây Nam sau nhiều năm chỉ tìm thấy ở Tam giác Afar của Ethiopia.
Điều sốc nhất từ Nyayanga là lần đầu tiên, họ tìm thấy thứ có thể thuộc về chủ nhân của bộ công cụ – hai chiếc răng hàm, một cái nguyên vẹn, một cái gãy đôi.
Cuộc phân tích để mong tìm kiếm xem đó là loài nào của chi người đã cho kết quả ngoài sức tưởng tượng: Đó là vượn nhân hình Paranthropus, một anh em họ xa của con người chứ không phải chi Homo. Phân tích đồng vị carbon của men răng cho thấy “người” này có khả năng cao đã ăn những món được chế biến bằng kho công cụ đá đó.
Chi Paranthropus cũng thuộc tông Người nhưng không được coi là “con người”, mà là một dạng vượn người, đã hoàn toàn tuyệt chủng; trong khi chi Homo còn sót lại một loài là Homo sapiens chúng ta.
Nhóm nghiên cứu kết luận: Các công cụ Oldowan thường được quy cho chi Homo, nhưng sự tồn tại chồng chéo của các vượn người khác như Paranthropus và bây giờ là hai chiếc răng làm bằng chứng, cho thấy con người không phải những kẻ duy nhất thành thạo việc chế tạo công cụ đá, thứ giúp họ ăn được nhiều món hơn.
Các nhà khoa học vẫn đang phân tích thêm các mẫu vật và cả những thứ khác tại di chỉ đặc biệt này nhằm đưa ra lời khẳng định cụ thể hơn. “Việc tìm thấy Paranthropus cùng các công cụ đá này sẽ mở ra một bí ẩn hấp dẫn” – tiến sĩ Potts nói.
Nghiên cứu sơ bộ được công bố trên tạp chí khoa học Science.
Kinh ngạc nguyên nhân pha lê xanh bất ngờ mọc trên hài cốt
Pha lê xanh - Vivianite là một khoáng chất phốt phát hiếm, được phát hiện mọc trên các vật liệu hữu cơ như vỏ hóa thạch, chất thải động vật và thậm chí trên hài cốt.
Loại pha lê xanh này được hình thành nhờ vào sự tương tác giữa sắt, nước và phốt phát.
Cơ thể chúng ta chứa nhiều phốt phát, đặc biệt là trong răng và xương, chúng được thải ra môi trường xung quanh khi cơ thể chúng ta bắt đầu phân hủy.
Trong những điều kiện hiếm hoi, nơi khu vực xung quanh có chứa nước và sắt, phốt phát trong cơ thể sẽ phản ứng và tạo thành khoáng chất vivianite.
Nếu bạn đã từng tới gần và quan sát thật kỹ Người băng tzi (xác ướp tự nhiên 5.000 năm tuổi bị đóng băng ở vùng Anpơ, nổi tiếng với các hình xăm và lời nguyền xác ướp), bạn sẽ nhận thấy có những đốm xanh nhỏ li ti trên da của xác ướp này.
Lúc đầu, chúng xuất hiện như những tinh thể màu xanh kỳ quặc ở trên da của tzi khi ông chết do băng giá hoặc do một số vết thương trên cơ thể, nhưng nó thật ra là vivianite.
Vivianite cũng được tìm thấy trên các hài cốt của binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay ở Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đã có thể giải thích được sự xuất hiện của khoáng vật là do các binh sĩ đã gần như được chôn cất ở vùng đất ẩm cùng với những mảnh vỡ máy bay của họ, điều đó cho phép vivianite được hình thành.
Có thể nói, tất cả là do phản ứng hóa học của phốt phát (PO43-) với sắt và nước. Trong khi cơ thể chúng ta được tạo thành từ nhiều phân tử khác nhau, điều quan trọng nhất cho việc hình thành vivianite là phốt phát, may mắn thay đó là chất được tìm thấy trên khắp cơ thể người.
Nếu môi trường này ẩm ướt và chứa đầy sắt, giống như quan tài của White hay ngôi mộ băng của tzi, phốt phát sẽ tác dụng với các phân tử khác để tạo thành khoáng chất vivianite.
Khi mới hình thành, các tinh thể này không màu nhưng khi chúng tác dụng với oxi trong không khí, chúng nhanh chóng có màu xanh. Điều đó tạo nên một cảnh tượng kỳ lạ đối với bất kỳ ai tìm thấy các hài cốt sau đó.
Khám phá "thủy mộ" 2.500 tuổi có một không hai tại Trung Quốc Khi lăng mộ được khai quật, các nhà khảo cổ học đã vô cùng ngạc nhiên với số lượng di tích văn hoá trong "thủy mộ" có một không hai tại Trung Quốc này. Lăng mộ của Tăng Hầu Ất (475 TCN - 433 TCN) được phát hiện vào năm 1978 ở Tùy Châu, Hồ Bắc được coi là " thủy mộ" có...