Độ cao đỉnh núi Everest đã thay đổi?
Đỉnh núi Everest đã cao hơn một chút so với những lần đo trước đây.
Theo một tính toán mới của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Nepal cùng thực hiện cho thấy đỉnh Everest đã cao hơn một chút so với trước đây.
Việc thực hiện phép đo này nhằm giải quyết xung đột kéo dài giữa hai bên về độ cao của ngọn núi cao nhất thế giới nằm ở biên giới chung hai nước, theo The Guardian.
Giữa cách tính toán của Kathmandu và Bắc Kinh đã có sự khác biệt khi đo độ cao chính xác của Everest. Tuy nhiên sau khi mỗi bên cử một đoàn thám hiểm đến đỉnh núi để đo đạc, cả hai đã nhất trí rằng độ cao chính thức của núi là 8.848,86 mét, cao hơn so với tính toán trước đây.
Trước đó, Nepal chưa từng đo độ cao chính xác của Everest mà sử dụng lại chiều cao ước tính 8.848 mét do Ấn Độ khảo sát năm 1954.
Video đang HOT
Tuy nhiên, năm 2005, Trung Quốc đã đưa ra một phép đo mới, xác định rằng độ cao của Everest là 8.844,43 mét.
Về phần Nepal, quốc gia sở hữu bảy trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới, vào tháng 5 năm ngoái đã lần đầu tiên cử một nhóm khảo sát để đo Everest.
Damodar Dhakal, phát ngôn viên của cơ quan khảo sát Nepal cho biết rằng các nhà khảo sát Nepal đã sử dụng Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) để đo ‘độ cao chính xác’ của đỉnh núi khổng lồ. Ngoài GPS, hai đội leo núi của cả hai nước đã sử dụng cả lượng giác để thực hiện các phép tính cuối cùng.
Trước đó, một cuộc tranh luận về độ cao thực tế của đỉnh Everest đã xảy ra, nhiều người lo ngại rằng đỉnh núi có thể bị thấp đi sau trận động đất lớn vào năm 2015. Trận động đất đã giết chết 9.000 người, làm hư hại khoảng 1 triệu công trình ở Nepal và gây ra một trận lở tuyết trên Everest khiến 19 người thiệt mạng. Với số liệu công bố mới này, không còn nghi ngờ gì nữa, Everest sẽ vẫn là đỉnh cao nhất thế giới.
Đỉnh Everest tăng chiều cao
Trung Quốc và Nepal cùng công bố chiều cao của đỉnh núi Everest trên dãy Himalaya là 8.846,86 m, cao hơn 86 cm so với lần đo vào năm 1954 của Ấn Độ.
Theo India Times , Nepal quyết định đo lại chiều cao của Everest vì một số tranh luận thời gian qua cho rằng đỉnh núi cao nhất thế giới đã thay đổi vì nhiều yếu tố, bao gồm thảm họa động đất năm 2015.
Chiều cao mới của Everest được Trung Quốc và Nepal cùng thông báo vào ngày 8/12, theo Tân Hoa xã. Phát biểu tại thủ đô Kathmandu, Ngoại trưởng Nepal Pradeep Gyawali công bố Everest hiện nay cao 8.846,86 m.
Trong lần đo vào năm 1954 bởi Cục khảo sát Địa chất Ấn Độ, chiều cao của Everest được xác định là 8.848 m.
Những nhà khảo sát địa chất Trung Quốc cũng từng 6 lần đo đạc và nghiên cứu đỉnh núi cao nhất thế giới. Họ đã 2 lần công bố chiều cao Everest vào năm 1975 và 2005, lần lượt là 8.848,13 m và 8.844,43 m.
Nepal và Trung Quốc lần đầu tiên cùng công bố chiều cao của đỉnh Everest. Ảnh: Zuma Press.
"Sự tôn trọng và tự hào của mọi người dân Nepal đã tăng lên cùng với việc ngọn núi cao thêm", Bộ trưởng Quản lý Đất, Hợp tác xã và Xóa nghèo Padma Kumari Aryal chia sẻ.
Các nhà khoa học Nepal không muốn phỏng đoán vì sao số đo chiều cao của Everest thay đổi. Họ cho rằng khác biệt so với những lần đo trước có khả năng vì công nghệ và cách tính toán phát triển.
"Trong lần đo này, chúng tôi sử dụng công nghệ tốt nhất và đạt được con số lớn hơn trước một chút", Damorda Dhakal, giám đốc và người phát ngôn Cục Khảo sát Nepal, cho biết.
Đỉnh núi cao nhất thế giới cũng "lớn lên" theo thời gian do những mảng địa chất dịch chuyển. Quá trình này diễn ra rất chậm, với tốc độ chưa đến 2 cm mỗi năm, theo một số nhà địa chất học. Tuy nhiên, phần cao thêm của đỉnh núi có thể dễ dàng bị xóa bỏ bởi các trận động đất và những hiện tượng khác .
Đây là lần đầu tiên chiều cao của Everest được đo đạc và xác nhận cùng bởi Trung Quốc và Nepal. Theo Wall Street Journal, Nepal đã có ý định đo lại đỉnh núi từ năm 2011. Dự án được đẩy nhanh tiến độ vào năm 2015 và đến tháng 5/2019 thì nước này đã thu thập gần đủ thông tin.
Việc công bố được hoãn lại sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Kathmandu vào tháng 10/2019. Hai nước sau đó thông báo ý định cùng công bố chiều cao mới của Everest làm "biểu tượng vĩnh cửu của tình bạn giữa Nepal và Trung Quốc".
Sự khác biệt bên trong một ngôi nhà ở Trung Quốc ít người biết Dưới đây sẽ là 6 điểm về những ngôi nhà ở Trung Quốc khiến chúng khác biệt với những ngôi nhà trên thế giới. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, nơi mọi người có thể nói các phương ngữ khác nhau. Do đó, những ngôi nhà ở một đầu của đất nước này cũng có thể hoàn toàn khác với những...