Độ ẩm thấp làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Các nhà khoa học nhận thấy có mối liên hệ giữa độ ẩm thấp và sự gia tăng số ca mắc các bệnh nhiễm khuẩn tại Australia.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đã có nhiều ý kiến của giới chuyên gia y tế cho rằng nhiệt độ môi trường là một nhân tố tác động đến tốc độ lây lan của dịch bệnh. Cụ thể là nhiệt độ thấp sẽ khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh hơn và ngược lại. Tuy nhiên, quan điểm này có thể sẽ thay đổi sau khi các nhà khoa học Australia công bố một nghiên cứu cho thấy độ ẩm mới là nguyên nhân tác động đến việc tăng hay giảm tốc độ lây lan của dịch Covid-19.
Các nhà nghiên cứu Australia dự báo Covid-19 có thể trở thành bệnh tái phát vào mùa Đông. Ảnh minh họa: AP
Theo kết quả một nghiên cứu mới về mối liên hệ giữa khí hậu và dịch Covid-19, các nhà khoa học nhận thấy có mối liên hệ giữa độ ẩm thấp và sự gia tăng số ca mắc các bệnh nhiễm khuẩn tại Australia. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Sydney, nếu độ ẩm giảm 1% thì số ca mắc Covid-19 sẽ tăng 6%. Covid-19 có khả năng trở thành một loại bệnh xuất hiện theo mùa và mùa đông với độ ẩm thấp sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh này phát triển.
Theo Giáo sư Michael Ward, chuyên gia dịch tễ học tại Trường Khoa học Thú y Sydney thuộc Đại học Sydney, Covid-19 có khả năng sẽ là một loại bệnh theo mùa và tái phát trong giai đoạn môi trường có độ ẩm thấp. Điều đó có nghĩa là Covid-19 có thể xuất hiện tại Nam Bán Cầu vào mùa Đông nhưng cũng có thể xuất hiện tại những khu vực có độ ẩm thấp trong giai đoạn mùa Hè ở Bắc Bán Cầu. Vì vậy, cần duy trì cảnh giác với Covid-19 ngay cả khi đã kiểm soát được dịch bệnh.
Giải thích về mối liên hệ giữa độ ẩm thấp và tốc độ lây lan nhanh của Covid-19 Giáo sư Ward cho biết, trong môi trường có độ ẩm thấp và không khí khô, khi người bệnh hắt hơi các giọt bắn có thể lơ lửng trong không khí lâu hơn và sẽ có nhiều người tiếp xúc với các giọt bắn chứa virus hơn. Ngược lại, trong môi trường có độ ẩm cao, các giọt bắn sẽ lớn hơn và rơi xuất bề mặt nhanh hơn, do đó nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh sẽ thấp hơn.
Video đang HOT
Vào cuối tháng 2 và trong tháng 3 vừa qua, nhóm của Giáo sư Ward đã tiến hành nghiên cứu đối với gần 750 trường hợp mắc Covid-19 tại Sydney. Giáo sư Ward cũng cho biết, nghiên cứu này được thực hiện trong những tháng mùa Hè và cần nghiên cứu thêm để đi đến kết luận chính xác hơn.
Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Các bệnh xuyên biên giới và mới nổi vào ngày 1/6. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa khí hậu và bệnh Covid-19 ở Nam Bán cầu.
Cách đơn giản để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng thấp còi sớm và chính xác
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là một trong những gánh nặng sức khỏe hàng đầu hiện nay bởi gây nên nhiều hậu quả lâu dài khác nhau. Các biểu hiện như chiều cao, cân nặng thấp, kém tập trung,... là những biểu hiện thường thấy khi trẻ mắc suy dinh dưỡng thấp còi.
1. Suy dinh dưỡng thấp còi là gì?
Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ dẫn đến sự chậm phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Hiện nay, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ được các tổ chức y tế đánh giá là một trong các vấn đề sức khỏe hàng đầu trên toàn cầu khi mà có đến 24,3% trẻ em mắc suy dinh dưỡng thấp còi.
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ như suy dinh dưỡng bào thai, thiếu thốn dinh dưỡng, hấp thu kém, bệnh tật,... Trong phần lớn các trường hợp, suy dinh dưỡng thấp còi không phải là hậu quả của một nguyên nhân đơn độc mà là hậu quả của sự phối hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, bởi giữa các nguyên nhân này có những mối liên hệ nhất định.
Suy dinh dưỡng thấp còi gây nên nhiều gánh nặng rất lớn cho sức khỏe của trẻ, để lại nhiều hậu quả sức khỏe khác nhau nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Các hậu quả thường thấy của suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm chậm phát triển thể chất, suy giảm đề kháng, chậm phát triển trí tuệ,... Những hậu quả sẽ càng trầm trọng nếu suy dinh dưỡng thấp còi diễn ra càng sớm và càng nặng.
2. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
- Chiều cao, cân nặng thấp: Chiều cao và cân nặng của trẻ thấp là triệu chứng điển hình, đặc trưng để ta có thể chẩn đoán suy dinh dưỡng thấp còi. Khi chiều cao và cân nặng của trẻ thấp hơn so với mức chuẩn của lứa tuổi lớn hơn 10%, điều này có nghĩa suy dinh dưỡng thấp còi đang diễn ra.
- Kém tập trung, chậm trí tuệ: Kém tập trung, chậm trí tuệ vừa là hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi, nhưng cũng là biểu hiện để ta có thể phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Bởi sự thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng hệ thần kinh sẽ khiến khả năng tập trung, học tập của trẻ bị suy giảm, trí tuệ phát triển kém hơn các trẻ bình thường.
- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn: Một triệu chứng dễ thấy ở các trẻ suy dinh dưỡng thấp còi là việc thường xuyên mắc đi mắc lại các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn tiêu hóa (thường gặp nhất là tiêu chảy) và hô hấp.
Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ còn có thể biểu hiện bằng một số triệu chứng khác như cơ bắp của trẻ có cảm giác nhão hơn, không có sức, lớp mỡ dưới da rất ít nên da thường nhẽo hơn, da xanh, tóc rụng,...
3. Làm thế nào để phát hiện sớm suy dinh dưỡng thấp còi
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, cách phát hiện chính xác nhất trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi là kiểm tra tỷ số chiều cao, cân nặng của trẻ và đối chiếu chúng với chuẩn lứa tuổi mà không cần chờ các biểu hiện khác. Bởi những biểu hiện khác của suy dinh dưỡng thấp còi thường là các biểu hiện khi suy dinh dưỡng đã trở nên khá nặng nề, đôi khi là các biểu hiện biến chứng của bệnh.
Do đó, trẻ cần được theo dõi chiều cao và cân nặng định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng bình thường của chiều cao và cân nặng. Nên cho trẻ kiểm tra 1 lần/tháng với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, với trẻ tử 2-5 tuổi nên kiểm tra 6 tháng một lần.
Việc kiểm tra chiều cao và cân nặng của trẻ có thể được thực hiện tại cơ sở y tế hoặc phụ huynh đo ngay tại nhà khi đã được hướng dẫn về cách đọc kết quả đo.
Có thể thấy rằng, suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là tình trạng sức khỏe hết sức nghiêm trọng, cần được phát hiện và can thiệp sớm nhất có thể để hạn chế tối đa các hậu quả mà nó gây ra. Vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên cho trẻ kiểm tra chiều cao và cân nặng để có thể phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ nếu có.
Từ bỏ thuốc lá để giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), từ bỏ thuốc lá có lợi ích không chỉ với sức khỏe của phổi mà còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân...