Đổ 1 bát muối xuống đường ống thoát nước, cả nhà hưởng lợi, thấy ngay tác dụng kì diệu
Muối không chỉ là loại gia vị giúp tạo hương vị cho món ăn. Sự kết hợp của muối và những nguyên liệu khác cũng sẽ giúp bạn xử lý được đường c ống thoát nước bị tắc một cách nhanh chóng.
Muối hòa tan các thứ trong cống bị tắc, đặc biệt là dầu mỡ. Nếu thấy cống càng lúc càng tắc, bạn hãy đổ nửa cốc muối xuống, sau đó là một cốc giấm trắng và baking soda (muối nở). Làm vậy, khi thông cống, muối sẽ phát huy tác dụng, giúp vật gây tắc nghẽn dễ hòa tan, trôi ra nhanh hơn. Xả kỹ cống sau khi cho muối xuống.
Đổ muối xuống cống giúp giảm tắc nghẽn
Lợi ích khi đổ muối xuống đường ống thoát nước
Muối giúp hòa tan vật chất trong đường ống
Muối hòa tan các thứ trong cống bị tắc, đặc biệt là dầu mỡ. Nếu thấy cống càng lúc càng tắc, bạn hãy đổ nửa cốc muối xuống, sau đó là một cốc giấm trắng và baking soda (muối nở).
Làm vậy, khi thông cống, muối sẽ phát huy tác dụng, giúp vật gây tắc nghẽn dễ hòa tan, trôi ra nhanh hơn.
Loại bỏ ruồi cống
Ruồi cống trú ẩn ở những nơi ẩm ướt, có nhiều thức ăn nên cống rãnh bị tắc là môi trường sống hoàn hảo của chúng. Tuy nhiên, muối sẽ ngăn ruồi làm tổ trong cống và có thể giúp diệt chúng.
Ngăn rễ cây xâm nhập đường ống
Video đang HOT
Rễ cây thường mọc dài đến nguồn nước gần nhất trong đó bao gồm cả ống thoát nước. Cây cối sợ muối nên bạn có thể đổ muối xuống đường ống thoát nước để ngăn rễ tấn công ống cống.
Tốt nhất là bạn nên đổ muối xuống cống để làm sạch vài lần mỗi năm.
Lưu ý: Muối còn có tính ăn mòn nên người dùng cần thận trọng khi sử dụng. Sau khi đổ muối vào cống nên xả nước thật kỹ.
Khi sử dụng muối làm mềm nước, phải cẩn thận không để ngấm vào nguồn nước, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách thông cống bằng muối đơn giản
Bước 1: Đổ muối xuống cống
Mặc dù tính axit từ giấm giúp xuyên qua các chất gây tắc nghẽn. Tuy nhiên, chỉ riêng muối thôi cũng sẽ đủ để làm thông đường ống nước, vì nó rất thô và có tính ăn mòn. Đong 1/2 cốc muối. Sau đó đổ dung dịch này xuống cống.
Hướng dẫn cách thông đường cống bằng muối
Bước 2: Tráng lại đường ống bằng nước sôi
Đun sôi 2 lít nước trước. Đổ nhẹ nhàng nước xuống cống. Hướng nước trực tiếp vào cống để tránh bị bỏng do nước bắn ngược trở lại. Sau đó hãy xả thêm nước nóng từ vòi để cống được thông thoáng.
Bước 3: Đổ tiếp muối lần 2
Vì bạn chỉ sử dụng muối, nên có thể sẽ cần làm việc này thêm một lần để loại bỏ tắc nghẽn. Hãy tiếp tục thêm muối với lượng tăng 1/2 cốc sau đó xả bằng nước sôi. Tránh đổ quá nhiều vào một lúc.
Đổ một bát này vào bên trong, máy giặt bẩn đến mấy cũng sạch trông như mới ngay lập tức
Sau một thời gian sử dụng máy giặt, sợi quần áo, cặn bột giặt, nấm mốc và vi khuẩn sẽ tích tụ.
Những chất bẩn này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả giặt giũ mà còn có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.
Bạn đã bao giờ phải vật lộn với bụi bẩn và mùi hôi bên trong máy giặt chưa? Các chất để tẩy rửa trên thị trường không chỉ đắt tiền mà hiệu quả sử dụng thường không đạt yêu cầu. Nhưng bạn có biết không, những vật dụng ngay trong nhà bếp có thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng và hiệu quả.
1. Tầm quan trọng của việc vệ sinh máy giặt
Sau một thời gian sử dụng máy giặt, sợi quần áo, cặn bột giặt, nấm mốc và vi khuẩn sẽ tích tụ. Những chất bẩn này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả giặt giũ mà còn có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt ở các góc bên trong khó nhìn thấy của máy giặt, tình trạng tích tụ bụi bẩn càng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, các vết bẩn tích tụ có thể khiến máy giặt của bạn có mùi. Vì vậy, việc vệ sinh máy giặt thường xuyên, đặc biệt là lồng giặt bên trong là rất quan trọng để duy trì sức khỏe gia đình và nâng cao hiệu quả giặt giũ.
2. Tại sao quần áo giặt bằng máy giặt lại không sạch?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến quần áo giặt bằng máy giặt lại không sạch, cụ thể như:
- Không đủ bột giặt: Đôi khi chúng ta vội vàng ném quần áo vào máy giặt mà không sử dụng đúng lượng bột giặt. Nếu bạn không sử dụng đủ lượng bột giặt, hiệu quả làm sạch quần áo sẽ giảm đi rất nhiều.
- Máy giặt không được vệ sinh kỹ lưỡng: Sau thời gian dài sử dụng, một số bụi bẩn, vi khuẩn có thể tích tụ bên trong máy giặt. Những bụi bẩn, vi khuẩn này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy giặt, khiến quần áo không được sạch sẽ như mong đợi.
3. Những cách vệ sinh máy giặt vừa hiệu quả vừa tiết kiệm
- Giấm trắng baking soda
Giấm trắng có tính axit, còn baking soda được làm từ natri bicarbonate, khi hòa tan trong nước sẽ có tính kiềm yếu. Cả hai sẽ phản ứng tạo ra một lượng bọt nhất định, giúp hòa tan vết bẩn bên trong máy giặt.
Về cách thao tác cụ thể, trước tiên bạn ngâm toàn bộ khăn tắm vào giấm trắng, sau đó cho vào máy giặt và bật chế độ "khử nước", giúp giấm trắng bám vào lồng giặt bên trong. Sau 1 tiếng, chuẩn bị một bát nước và hòa tan với một lượng baking soda thích hợp. Đổ vào máy giặt và để yên trong 1 giờ, sau đó bật chế độ ngâm hoặc chế độ xả để trung hòa giấm trắng và nước baking soda.
Tiếp theo, bật chế độ giặt như bình thường, các vết bẩn sẽ bị rửa trôi giúp bên trong máy giặt sạch như mới. Mùi hôi bên trong cũng được loại bỏ hoàn toàn.
- Bột giặt baking soda muối
Bạn có thể hòa bột giặt, bột baking soda, muối với giấm trắng. Đổ hỗn hợp này vào bên trong lồng giặt của máy giặt, sau đó bật chức năng làm sạch để để máy giặt hoạt động bình thường.
Bột giặt có chức năng làm sạch tốt, baking soda là chất để tẩy rửa tự nhiên, muối có thể khử trùng và khử khuẩn, còn axit axetic có trong giấm trắng có thể làm mềm vết bẩn. Sự kết hợp của những chất này có thể làm cho lồng giặt bên trong máy giặt sạch sẽ như mới.
Khi chọn bột giặt, nên chọn loại bột giặt trung tính, độ nhớt thấp và dễ hòa tan, tức là chọn loại bột giặt không có tính axit hoặc kiềm, dễ tan trong nước. Bột giặt không dễ hòa tan trong nước lạnh thường có tính kiềm cao và có thể ăn mòn một số bộ phận.
Tối đi ngủ, bỏ 1 tép tỏi vào bồn cầu, sáng hôm sau điều vi diệu xảy ra, ai ai cũng khen ngợi Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy bỏ một tép tỏi đã bóc vỏ và cắt vài đường nhỏ vào bồn cầu. Hãy quan sát điều bất ngờ vào sáng hôm sau nhé! Vì sao nên bỏ 1 tép tỏi vào bồn cầu để qua đêm? Nhà vệ sinh thường ẩm ướt và có mùi hôi đặc trưng từ bồn cầu...