DNP Water huy động thêm 300 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu
Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong ngày 31/8/2020, Công ty cổ phần Đầu tư Ngành nước DNP ( DNP Water) đã phát hành thành công 5 lô trái phiếu với tổng giá trị vốn huy động được là 300 tỷ đồng.
Theo đó, cả 5 lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào ngày 31/8/2023, tuy nhiên, bản công bố thông tin không cho biết mức lãi suất huy động của Công ty cũng như có tài sản đảm bảo hay không và các trái chủ.
Trước đó, vào quý III/2019, DNP Water cũng đã phát hành 1 lô gồm 291 trái phiếu, với tổng giá trị 300 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm, lãi suất là 11,5%/năm. Toàn bộ lô trái phiếu này đã được 291 nhà đầu tư tổ chức thu mua trong đợt phát hành.
DNP Water thành lập vào 26/4/2017. Ông Vũ Đình Độ là Chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật Công ty, đồng thời là một thành viên của CTCP Nhựa Đồng Nai (Mã chứng khoán DNP – sàn HNX). Thông tin trên website của DNP Water công bố, tính đến hết ngày 31/1/2018, DNP Water có vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng
HĐQT của DNP Water hiện bao gồm 5 thành viên, đều xuất thân từ lĩnh vực đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ.
Hồi cuối tháng 5/2020, DNP Water gây chú ý tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn – Savico (mã chứng khoán SVC – HOSE) khi 2 thành viên DNP Water là ông Nguyễn Hoàng Giang (Thành viên HĐQT DNP Water) – nguyên Tổng giám đốc CTCK VNDIRECT và ông Lê Tuấn, Tổng giám đốc DNP Water, được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ mới 2020 – 2025 của Savico.
Video đang HOT
Trước đó, hồi cuối 2019, DNP Water cũng gây chú ý khi ông Phạm Thành Thái Lĩnh, Giám đốc DNP Water và là Thành viên Ban kiểm soát CTCP Sản xuất kinh doanh nước sạch số 3 Hà Nội (NS3, doanh nghiệp do DNP Water nắm giữ 64,6% vốn điều lệ) và ông Nguyễn Hoàng Giang (nêu trên) tham gia mua lại và là Thành viên HĐQT CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (mã chứng khoán NVT – sàn HOSE).
Dù mới chỉ thành lập từ năm 2017 nhưng DNP Water nhanh chóng nổi lên như một tên tuổi mới trong lĩnh vực M&A ngành nước.
Đặc biệt, theo tìm hiểu của Báo Đầu tư Chứng khoán, DNP Water gắn bó khá chặt chẽ với CTCP Đầu tư VSD (VSD Holdings), công ty của doanh nhân sinh năm 1989 Vũ Ngọc Tú – con trai đầu của doanh nhân Vũ Văn Đắc (“ông trùm” trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải ở Bắc Ninh, sở hữu 2 doanh nghiệp là: CTCP Môi trường Thuận Thành và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Môi trường Ngôi sao Xanh).
Đồng USD lao dốc, giảm dần sức hấp dẫn
Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành làm kinh tế Mỹ chao đảo, đồng USD giảm giá mạnh, chạm mức thấp kỷ lục kể từ tháng 7/2011.
Một yếu tố khác khiến đồng bạc xanh rớt giá đến từ động thái duy trì chính sách lãi suất thấp của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nhà đầu tư đã bán bớt lượng USD nắm giữ và mua đồng tiền của các nước khác.
Ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng Covid-19, các nhà đầu tư tìm cách tránh những hệ lụy của đại dịch nên tìm đến trái phiếu chính phủ Mỹ nhờ tính ổn định và an toàn. Những nhà đầu tư này cần sử dụng USD để mua trái phiếu, làm tăng nhu cầu đồng bạc xanh. Tuy nhiên, sau đợt tăng giá ban đầu, giá USD giảm dần.
Chỉ số USD (DXY) đã chứng kiến mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất trong một thập kỷ vào tháng 7 với mức âm 4,1% và giảm tổng cộng 9% kể từ mức đỉnh trong tháng tháng 3.
Ông Michael Stark, chuyên gia phân tích tại Exness cho rằng, luận điểm chính đằng sau sự suy yếu gần đây của USD là sự tái xuất hiện quan điểm "tiền mặt là rác", sau khoảng thời gian ngắn của thời kỳ "tiền mặt là vua" vào cuối tháng 2 và tháng 3.
Nhiều cổ phiếu và chỉ số chính hiện đang ở gần đỉnh, thậm chí lập mức cao kỷ lục mới, bất chấp tình hình kinh tế nói chung còn nhiều thách thức. Do vậy, đây là những khoản đầu tư tốt hơn hơn so với tiền mặt.
Đáng chú ý, sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ và một số quốc gia khác làm dấy lên lo ngại về khả năng phải tạm dừng hoặc lùi lại các hoạt động kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp nằm trong các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như du lịch, nhà hàng, khách sạn, hàng không... được dự báo sẽ tiếp tục tình trạng "ngủ đông", dẫn đến tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn.
Đồng bạc xanh rớt giá cũng là nhân tố quan trọng khiến các ngân hàng trung ương (NHTW), đặc biệt tại châu Á, nới lỏng chính sách tiền tệ.
Điển hình như NHTW Thái Lan gần đây giảm lãi suất chuẩn xuống mức thấp nhất trong lịch sử và ngụ ý rằng, có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ thích hợp để hỗ trợ nền kinh tế nội địa đang gánh chịu những đòn giáng nặng nề nhất khu vực châu Á từ đại dịch Covid-19.
Theo cơ quan thông tấn Bloomberg, NHTW Ấn Độ mới đây cũng hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, cùng với một loạt biện pháp khác để hỗ trợ kinh tế.
"Việc cắt giảm lãi suất và làn sóng chính sách nới lỏng định lượng (QE) từ các NHTW trên thế giới đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thêm lý do để tìm tới vàng, thay vì tiếp tục giữ đồng bạc xanh. Vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng về việc lạm phát tăng cao vì QE, nhưng tâm lý của nhà đầu tư đặt rất nhiều hy vọng vào vàng trong thời gian vừa qua.
Thực tế, từ trước tới nay, USD được nhiều người nhìn nhận là được định giá cao hơn so với hầu hết đồng tiền của các nước khác. Do vậy, việc đồng bạc xanh rớt giá là điều có thể dự đoán được", ông Michael Stark nói.
Giới chuyên gia cho rằng, xu hướng giảm giá của USD sẽ tiếp tục tác động tới nền kinh tế Mỹ trong dài hạn, mặc dù tốc độ của sự suy giảm này có thể chậm hơn.
Nguyên nhân chính là do lãi suất ở mức rất thấp, xuất phát từ các gói kích thích và các biện pháp cứu trợ của chính phủ Mỹ làm xói mòn lợi thế lãi suất của đồng bạc xanh. Ngoài ra, các kim loại quý như vàng, bạc - từ lâu đã được coi như tài sản trú ẩn - cũng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư do USD giảm giá.
Nhìn chung, đồng bạc xanh giảm giá sẽ làm giảm áp lực lên đồng tiền của các thị trường mới nổi và cận biên vốn chịu nhiều tác động từ hoạt động xuất khẩu, trong đó có VND, giúp ổn định các yếu tố vĩ mô khác trong nước như lãi suất và lạm phát.
Không ít nhà phân tích nhận định, sự sụt giảm của USD sẽ góp phần giúp các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Việt Nam, tăng sức hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài nhờ kinh tế tăng trưởng ổn định và có nhiều tiềm năng.
Trái phiếu doanh nghiệp Thêm lựa chọn cho nhà đầu ư giưa biến động thị trường lãi suất Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất định, đại dịch Covid_19 đã và đang gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam, đầu tư vào trái phiếu Doanh nghiệp trở thành xu hướng lựa chọn của Nhà đầu tư tài chính. Tháng 7/2020, công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) đã phát hành thành công 100 tỷ...