DN BĐS chào bán trái phiếu ra quốc tế: Vì sao lo?
PGS.TS Trần Đăng Khâm chỉ ra những lý do cho thấy việc doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ ra quốc tế là đáng lo ngại.
Tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), một trong những nội dung được tranh luận nhiều là quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp không phải là công ty đại chúng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết bà “rất lo” khi Luật Chứng khoán (sửa đổi) cho phép các doanh nghiệp bất động sản chào trái phiếu ra quốc tế.
“Tôi đã phát biểu ở các hội nghị quan trọng là việc này ai kiểm soát, kiểm soát như thế nào?”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Trần Đăng Khâm, Viện Ngân hàng – Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, lo ngại của Chủ tịch Quốc hội hoàn toàn có cơ sở bởi trái phiếu phát hành ra nước ngoài phải là trái phiếu ngoại tệ và nó vẫn được tính là nợ của Việt Nam.
Theo nguyên tắc đó, nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ tăng, trong khi tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay sắp chạm trần.
“Phải tính được khả năng trả nợ của một quốc gia dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP, dư nợ trong nước rồi từ đó xác định giới hạn nợ quốc gia.
Video đang HOT
Ở các nước, nợ quốc gia lên đến 200% GDP, thậm chí có thể hơn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP tốt thì quốc gia đó hoàn toàn có cơ hội trả được nợ.
Trong trường hợp nợ của Việt Nam tăng cao, định mức tín nhiệm của Việt Nam sẽ xuống thấp. Khi ấy Việt Nam muốn đi vay bên ngoài thì hoặc là không vay được, hoặc phải vay với lãi suất cao hơn, tạo ra tổn thất chung cho toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như toàn nền kinh tế Việt Nam”, PGS.TS Trần Đăng Khâm chỉ rõ.
Nếu doanh nghiệp bất động sản được phép phát hành trái phiếu riêng lẻ ra quốc tế có thể tồn tại nhiều rủi ro. Ảnh minh họa
PGS.TS Trần Đăng Khâm cũng trấn an, không phải lo ngại thông tin thiếu minh bạch khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ. Việc chào bán riêng lẻ không phải bán cho từng cá nhân nhà đầu tư mà bán cho các nhà đầu tư tổ chức (ví dụ quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng…) Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản sẽ có nhiều rủi ro. Theo vị chuyên gia, nếu doanh nghiệp bất động sản không trả được nợ sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam, kéo theo xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam tiếp tục xuống thấp. Chính vì thế mới xuất hiện lo ngại khi các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng mở rộng phát hành trái phiếu ra quốc tế sẽ làm tăng rủi ro cho hệ thống tài chính Việt Nam.
“Bình thường, khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng thì phải công khai tất cả thông tin, tuy nhiên nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ nhiều khi không biết được đầy đủ các thông tin đó. Còn khi phát hành trái phiếu riêng lẻ, bản thân các nhà đầu tư có trách nhiệm tìm hiểu tất cả các thông tin vì nếu có rủi ro họ phải gánh chịu. Phía doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư tổ chức đó”, ông Khâm giải thích.
Bên cạnh đó, ông chỉ ra rằng, khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu ở thị trường quốc tế trong diện chào bán riêng lẻ thì nhà đầu tư Việt Nam khó có cơ hội mua được. Việc phát hành dưới hình thức này cũng có tính thanh khoản thấp, lãi suất phải trả cao hơn, đặc biệt, nó còn liên quan đến chế độ quản lý ngoại hối.
“Vay thì phải trả, khi dòng vốn vào – ra như vậy sẽ tác động đến nền kinh tế, đặc biệt liên quan đến khả năng trả nợ của Việt Nam”, PGS.TS Trần Đăng Khâm nói.
Đối với thị trường bất động sản, bởi các doanh nghiệp bất động sản đang thiếu vốn nên tìm cách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này là cần thiết. Vấn đề là phải quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp bất động sản thế nào để tránh tạo bong bóng bất động sản.
“Đây là câu chuyện khác, không liên quan đến việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Kể cả khi doanh nghiệp không phát hành trái phiếu quốc tế cũng phải cho họ phát hành trái phiếu trong nước, vay ngân hàng…
Trong trường hợp phát hành quá nhiều trái phiếu ở nước ngoài thì khó chặn được dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản, từ đó có thể dẫn đến hiện tượng các thành phố ma như Trung Quốc thời gian qua”, PGS.TS Trần Đăng Khâm lưu ý.
Thành Luân
Theo Trí Thức Trẻ
Đà Nẵng: Vỡ nợ hàng trăm tỉ, con nợ bị vây nhà
Phạm Thị Tuyết Hằng thừa nhận từ năm 2014 đến nay huy động vốn từ nhiều người để cho vay lại nhằm hưởng lãi suất chênh lệch với số tiền khoảng 150 tỉ đồng. Tuy nhiên, Hằng bị vỡ nợ và không có khả năng chi trả.
Công an làm việc với Hằng. Ảnh: Nguyễn Tú
Đến tối 11.9, Công an P.Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) vẫn tiếp tục làm việc với Phạm Thị Tuyết Hằng (32 tuổi, ngụ tổ 55, P.Hòa Xuân) cùng nhiều người liên quan về khoản nợ hàng trăm tỉ đồng.
Trước đó cùng ngày, hơn 10 người đến nhà Hằng đòi nợ, nhiều người bị sốc khi nghe Hằng thông báo đã vỡ nợ, với số nợ lên đến hàng trăm tỉ đồng, không còn khả năng chi trả. Nhiều chủ nợ thừa nhận cho Hằng vay nhưng không có giấy tờ, nên đến nhà với mong muốn Hằng viết giấy nhận nợ. Chiều cùng ngày, trước tình hình phức tạp, Công an P.Hòa Xuân mời tất cả về trụ sở giải quyết.
Theo các chủ nợ, Hằng thường vay và trả lãi hằng tháng rất đúng hạn với số tiền mỗi lần từ vài trăm triệu đến 1 tỉ đồng, với mục đích đáo hạn ngân hàng và kinh doanh bất động sản. Với nhiều người, Hằng còn thường xuyên bao đi du lịch trong và ngoài nước để tạo niềm tin.
Tại công an phường, Hằng thừa nhận từ năm 2014 đến nay huy động vốn từ nhiều người để cho vay lại nhằm hưởng lãi suất chênh lệch. Do người mượn tiền Hằng chậm trả dẫn đến Hằng vỡ nợ dây chuyền, hiện Hằng không nhớ chính xác số nợ, chỉ ước chừng đã vay hơn 10 người với số tiền khoảng 150 tỉ đồng.
Nguyễn Tú
Theo Thanhnien
Quý II/2019, ROS báo lãi giảm 18% so với cùng kỳ Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS - HOSE) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019 với doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận lại giảm. Cụ thể, trong quý này, ROS đạt doanh thu thuần gần 1.463,6 tỷ đồng, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán 1.396,7 tỷ đồng, qua đó,...