Dịu dàng lẩu ruốc
Sở dĩ lẩu ruốc được tiếng dịu dàng vì so với lẩu mắm, lẩu ruốc có vẻ thanh lịch, đằm thắm hơn.
Thông thường những món ngon vùng miền “di cư” về Sài Gòn sẽ có 2 lựa chọn “sinh tử”: bảo thủ hoặc cải biên cho phù hợp khẩu vị.
Mắm ruốc Huế cũng không ngoại lệ. Lần này, những con ruốc ( con khuyếc) bé nhỏ xứ biển Thuận An phải “ngậm ngùi” chia tay với sông Hương núi Ngự, “phiêu bạt” vào tận TP.HCM, nhập gia tùy tục cùng món lẩu mắm.
“Nhu mì” như lẩu ruốc, đẹp mắt và bổ dưỡng – Ảnh: Quốc Cường
Nước lẩu ửng màu son và tỏa hương thơm dìu dặt. Chị bạn gốc Huế biện hộ: “Món này vẫn không mất gốc. Nó còn giữ được vẻ… quý phái và thơ mộng”.
Một anh bạn miệt sông nước Cần Thơ nhận xét: “Đậm đà, bổ dưỡng không kém lẩu mắm lại lạ miệng. Ăn thay cơm chiều cũng “êm”. Lai rai càng ấm!”.
Xin cảm ơn con khuyếc và chiếc đũa sáng tạo của đầu bếp Sài thành!
Theo ihay
Video đang HOT
3 món lẩu ngon đậm chất miền Tây
Lẩu cá linh hoa điên điển, lẩu mắm, lẩu cháo cua đồng là 3 món lẩu ngon, mang đặc trưng của ẩm thực Tây Nam bộ.
Nhắc đến miền Tây nhiều người sẽ nghĩ đến những món ăn dân dã, nhưng vẫn rất thơm ngon và đậm đà. Trong số đó, lẩu được xem là bản hòa tấu của rau, đủ sắc xanh đỏ, tím, vàng. Món lẩu miền Tây đặc sắc ở chỗ nó có những quy tắc ẩm thực rất riêng. Ví như hoa điên điển, lại ăn rất bắt với món lẩu cùng cá linh; hoa bí vàng, hoa so đũa, rau đắng lại ngon tuyệt vời khi ăn cùng món lẩu mắm; hay rau ngót, mồng tơi xanh có thể kết hợp thành món ăn rất ngon cùng với lẩu cháo cua đồng...
Lẩu cá linh hoa điên điển
Vì cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá linh vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng hoa điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ hoa.
Mùa nước nổi không thể không nhắc đến cá linh và hoa điên điển, bởi đây chính là những nét đặc trưng rất riêng ở miền Tây. Người dân Nam bộ từ lâu rất tự hào về sự giàu có của những sản vật mà thiên nhiên ban tặng. Điển hình như món lẩu cá linh hoa điên điển. Để món lẩu này ngon, trước hết phải chọn cá linh tươi mang về móc ruột, làm sạch, để vào rổ thưa cho ráo nước, ướp với tỏi, ớt, đường, chút muối khoảng 10 phút.
Chặt một trái dừa tươi đổ vào nồi để nấu, cho vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua rồi nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó cho tỏi phi thơm, thêm ít tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi. Cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng hoa điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ hoa.
Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ hoa điên điển. Ăn kèm với món có thể là bún tươi hoặc cơm nóng, không thể thiếu một ít nước mắm ngon và ớt để chấm cá.
Lẩu cháo cua đồng
Nếu có dịp được ghé xứ dừa Bến Tre, hoặc căn tin khu cư xá Sao Mai, Phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, bạn sẽ được thưởng thức qua món ăn ngon này.
Để có được một nồi lẩu cháo thơm ngon, người đầu bếp phải cất công từ khâu chọn cua đến khâu chế biến. Cua đồng phải còn sống, được rửa sạch, bóc vỏ yếm, gỡ mai nạo lấy gạch trong cua để riêng, còn lại cho vào cối giã nát, sau đó lọc lại, cho ít muối, hạt nêm, tiêu. Sau đó, cho hỗn hợp cua vào nồi, đặt lên bếp để lửa vừa rồi chờ đến khi sôi và tiến hành vớt váng cua nổi trên mặt nước.
Đặc biệt, gạo dùng để nấu cháo phải được rang hơi ửng vàng để khi nấu hạt cháo có mùi vị thơm thơm. Cháo nấu lẩu cua đồng phải thật loãng, ngập nước dùng để còn nhúng rau. Khi cháo chín mới đưa vào nồi lẩu cua đồng có nấm rơm, hẹ, hành tím, tiêu, ngò, hành lá và nêm mắm muối cho vừa ăn. Gạch cua cũng xào riêng cho dậy thơm và cho vào lẩu.
Món ăn sẽ thêm phần hấp dẫn nếu bạn kết hợp với nhiều loại rau đồng quê: rau má, rau ngót, rau mồng tơi và mướp hương... Và một chút gừng xắt sợi kèm theo, cùng nước chấm mắm ngon cũng sẽ làm bạn ấm bụng hơn với món lẩu này.
Nước lẩu thơm ngọt đậm đà hương vị con cua nơi đồng quê, cùng đĩa rau xanh và mướp hương, khi ăn tới đâu nhúng tới đó, thực khách cũng đủ thấy khoái vị. Chính cái hương vị đặc sắc, mùi thơm ngon ngọt của cua, cùng với những loại rau dân giã nơi sông nước miền Tây đã làm nên món lẩu cháo cua đồng quyến luyến rất nhiều thực khách mỗi khi có dịp thưởng thức.
Lẩu mắm miền Tây
Để thưởng thức một nồi lẩu mắm đúng chất miền Tây, bạn có thể ghé quán Vy tại số 190/19, Sư Vạn Hạnh, quận 5, TP HCM.
Người dân miền sông nước Nam bộ đã biến tấu thành lẩu mắm mang nét đặc trưng rất độc đáo với nguyên liệu chế biến từ cá đồng, cá sông và rau các loại rau sẵn có trong vườn nhà. Tại đây họ có bí quyết riêng giúp lẩu mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng của mắm, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả vừa thơm lại vừa bắt mắt. Và để có nồi lẩu mắm thơm, bạn phải chọn loại mắm ngon ở miệt vườn Cần Thơ, Cà Mau, hay Châu Đốc...
Mắm sau khi nấu, lọc bỏ xương lấy nước. Cho tỏi băm, sả, ớt vào nồi đảo lên cho vàng đều, cho thịt ba dọi vào xào thơm, tiếp tục đổ nước mắm vào, nấu sôi lên, nêm một ít đường, bột ngọt. Để mùi mắm dịu, ngọt tự nhiên, nên lấy một nắm sả đập dập bỏ vào nấu. Tiếp theo, bạn cho cá vào trần để nồi nước mắm có vị ngọt, rồi vớt ra dĩa, tiếp tục bỏ cà tím, khổ qua (cắt miếng vừa ăn). Cuối cùng tất cả nguyên liệu vừa làm xong ra một cái lẩu, để lửa liu riu.
Cái màu nâu và hương thơm đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc; nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả; vị ngọt từ thịt, tôm, mực và các loại cá tươi như cá lóc cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất trong ẩm thực đất phương Nam.
Người ta thường nói "Về vùng sông nước ăn rau" và chính sự kết hợp tuyệt vời giữa các loại rau, hoa cùng với nồi lẩu, đã tạo nên bản âm hưởng giao hòa trong ẩm thực đặc trưng miệt sông nước. Đây cũng là cách để mỗi người có thề tận hưởng trọn vẹn phong thái ẩm thực thiên nhiên đầy khoáng đạt của miệt vườn, mà khó vùng đất nào có được.
Thư Kỳ
Theo ngôi sao
Chạy đi ăn đọt choại Thuộc họ dương xỉ, rau đọt choại mọc nhiều ở vùng vũng như U Minh, Đồng Tháp Mười, Vị Thanh (Hậu Giang)... Loại rau "tóc quăn" này có vị đắng nhẹ và hậu ngọt, với chút nhớt như ở đậu bắp (bắp tây). Anh cả của đọt choại là đọt ráng, thường mọc ở những rẫy, mé sông nước lợ như Cần Giờ,...