Disney chi 52 tỷ USD thâu tóm Twenty-First Century Fox
Trong số các tài sản của Fox đặc biệt phải kể đến các bộ phim bom tấn về các siêu anh hùng Marvel cũng như các series phim nổi đình nổi đám “ Avatar” và “ X-Men” hay show truyền hình ăn khách “ The Simpsons”.
Cách đây ít giờ, Disney vừa chính thức thông báo sẽ thâu tóm nhiều tài sản của Twenty-First Century Fox với giá 52,4 tỷ USD bằng cổ phiếu. Disney sẽ có được các xưởng phim của Fox, hai kênh National Geographic và FX, mạng lưới truyền hình trả tiền ở châu Á Star TV…
Đặc biệt phải kể đến các bộ phim bom tấn về các siêu anh hùng Marvel cũng như các series phim nổi đình nổi đám “Avatar” và “X-Men” hay show truyền hình ăn khách “The Simpsons”.
Tổng giá trị của thương vụ vào khoảng 66,1 tỷ USD, trong đó Disney tiếp nhận khoản nợ ròng 13,7 tỷ USD của Fox.
Bob Iger sẽ tiếp tục là Chủ tịch kiêm CEO của Disney cho đến cuối năm 2021, theo yêu cầu từ hội đồng quản trị của cả hai công ty. Disney nhấn mạnh tầm quan trọng của Iger trong việc kết nối hai công ty sau khi sáp nhập. Trong thông báo được đưa ra, Disney nhấn mạnh “kéo dài nhiệm kỳ của ông ấy sẽ là cách tốt nhất cho lợi ích của cả công ty và cổ đông”.
Video đang HOT
Với thương vụ này, Disney tiến thêm 1 bước dài trên con đường trở thành 1 nền tảng cung cấp dịch vụ truyền hình hùng mạnh, cạnh tranh trực diện và đe dọa Netflix. “Disney đang trở thành Walmart của Hollywood với quy mô khổng lồ và sự thống trị trên mọi mặt trận”, chuyên gia phân tích Barton Crockett của B. Riley FBR nhận xét.
Ngược lại, đây có thể được coi là dấu chấm hết cho sự bành chướng của ông trùm Rupert Murdoch. Sau hơn một nửa thập kỷ kinh doanh, tỷ phú 86 tuổi đã biến 1 tờ báo Australia mà ông được thừa kế từ bố mình năm 21 tuổi trở thành một trong những đế chế tin tức và điện ảnh tầm cỡ toàn cầu.
Tú Anh
Theo Trí thức trẻ/CNBC,Bloomberg
Vì sao Trung Quốc ồ ạt gom tài sản Úc?
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang tích cực thu mua tài sản ở Úc, từ nhà cửa, bến cảng cho đến đất nông nghiệp.
Các nhà đầu tư Trung Quốc thu mua rất nhiều bất động sản tại Úc Ảnh: ABC NEWS
Đáng chú ý, vốn đầu tư của Trung Quốc đổ vào lĩnh vực nông nghiệp Úc tăng từ 300 triệu USD lên hơn 1 tỉ USD chỉ trong một năm qua. Một phần nguyên nhân là các nhà đầu tư Trung Quốc xem Úc là mảnh đất màu mỡ để sản xuất nông sản, sau đó bán lại cho người dân đại lục.
Tầng lớp trung lưu đang bùng nổ ở Trung Quốc rất tin tưởng những sản phẩm "xuất xứ từ Úc" và có nhu cầu lớn về trái cây, thịt, rượu, sữa và khoáng chất đến từ đất nước xa xôi này.
Giới nhà giàu Trung Quốc còn gây xáo trộn thị trường bất động sản Úc. Theo CoreLogic - nhà cung cấp dữ liệu, thông tin, phân tích và dịch vụ tại Úc, giá nhà ở TP Sydney đã tăng 98% kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tỉ lệ này ở TP Melbourne là 84%. Trang web bất động sản quốc tế Juwai.com cho hay năm 2016 là năm Trung Quốc đầu tư mạnh nhất vào bất động sản dân cư tại Úc.
Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ), người nước ngoài - 87% trong đó là người Trung Quốc - đã mua 1/4 nguồn cung bất động sản mới tại bang New South Wales.
Tuy nhiên, không phải ai cũng vui vẻ trước xu hướng này bởi giới chức trách của cả 2 nước đang tìm cách làm chậm lại dòng tiền Trung Quốc đổ vào tài sản Úc. Gần đây, chính phủ Úc đã giảm ưu đãi cho người mua nước ngoài trong khi bang New South Wales tăng thuế giao dịch bất động sản đối với đối tượng này lên mức 8% giá mua. Chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện một số biện pháp hạn chế dòng tiền chảy khỏi đại lục.
Kết quả là trong năm 2017, trang Juwai chứng kiến giá mua trung bình một bất động sản tại Úc của người Trung Quốc khoảng 350.000 USD, thấp hơn khoảng 40.000 USD so với năm ngoái. Dù vậy, Credit Suisse nhận định nhu cầu vẫn còn cao và không có xu hướng giảm.
Một trong những nguyên nhân chính là người giàu ở Trung Quốc không ngừng gia tăng. Năm 2011, tổng tài sản của tất cả triệu phú Trung Quốc gần bằng tổng giá trị nhà ở tại Úc nhưng hiện nay, nhà giàu Trung Quốc có tài sản nhiều gấp đôi tổng giá trị nhà ở tại Úc.
Không chỉ dè chừng nguồn vốn Trung Quốc đổ vào Úc, Canberra cũng cân nhắc trước việc tham gia sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng. Dù đến nay đã có 68 nước gia nhập BRI song theo TS Michael Clarke thuộc Trường ĐH Quốc gia Úc, đang có sự chia rẽ về sáng kiến này trong nội bộ chính phủ Úc.
"Các cơ quan an ninh lo ngại trong khi các Bộ Thương mại và Nông nghiệp xem BRI là một cơ hội kinh tế lớn cho Úc" - ông Clarke nói. Đài ABC tiết lộ chính Bộ Quốc phòng và Bộ Nhập cư khuyên Thủ tướng Malcolm Turnbull không tham gia BRI hồi đầu năm nay.
TS Clarke cho hay các chính trị gia Úc băn khoăn giữa những cam kết với Mỹ và Trung Quốc. Ông cho biết: "Úc vừa muốn có quan hệ kinh tế sâu rộng với Trung Quốc vừa muốn duy trì cam kết với Mỹ cũng như trật tự khu vực hiện nay. Vấn đề là BRI sẽ vẽ lại địa chính trị khu vực nên sớm muộn gì Úc cũng phải tự quyết định".
Theo Xuân Mai
Người Lao Động
"Bố già Điện Kremlin" đến chết vẫn bị truy thu tài sản Nhà tài phiệt khét tiếng Boris Berezovsky từng là người chi phối cả nền kinh tế và chính trị Nga thời hậu Liên Xô nhưng cuối cùng phải nhận lấy cái chết cay đắng còn tài sản cứ không cánh mà bay. Ông trùm Boris Berezovsky khi còn ở đỉnh cao quyền lực. Boris Berezovsky là một trong những nhà tài phiệt nổi...