“Dishfire” của NSA thu thập hàng trăm triệu văn bản mỗi ngày
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ ( NSA) thu thập khoảng 200 triệu tin nhắn văn bản SMS mỗi ngày từ khắp nơi trên thế giới, sử dụng chúng để khai thác dữ liệu bao gồm vị trí, các mạng tiếp xúc và chi tiết thẻ tín dụng. Thông tin được tiết lộ sau cuộc điều tra phối hợp giữa tờ báo Anh The Guardian và Kênh truyền hình Channel 4 News dựa theo các tài liệu mật do người tố giác Edward Snowden cung cấp.
Các tài liệu cũng tiết lộ Cơ quan Tình báo tín hiệu Anh GCHQ sử dụng cơ sở dữ liệu của NSA để tìm kiếm siêu dữ liệu về những cuộc giao tiếp của người dân trong nước. Chương trình gián điệp vi phạm pháp luật của NSA, có tên mã là “Dishfire”, thu thập “mọi thứ có thể” hơn là chỉ lưu trữ những cuộc giao tiếp của các mục tiêu giám sát đang tồn tại.
NSA tích cực sử dụng cơ sở dữ liệu chứa lượng thông điệp tin nhắn SMS khổng lồ để khai thác thông tin của mọi người bao gồm cả những cá nhân không hề nằm trong diện nghi can hoạt động phi pháp cần theo dõi.
Một tài liệu trình chiếu nội bộ năm 2011 của NSA có tựa đề: “Tin nhắn văn bản SMS: Mỏ vàng cần được khai thác” – tiết lộ chương trình “Dishfire” thu thập khoảng 194 triệu tin nhắn SMS mỗi ngày chỉ trong tháng 4/2011.
Ngoài công việc lưu trữ kho tin nhắn văn bản, một chương trình tham vọng hơn nữa gọi là “Prefer” tiến hành phân tích tự động những cuộc giao tiếp “không phải là mục tiêu theo dõi”, hay nói rõ hơn là những người dân vô tội! NSA cũng có thể khai thác dữ liệu vị trí địa lý từ hơn 76.000 tin nhắn văn bản mỗi ngày và thông tin về sự đi lại của người dân cũng được thu thập qua tin nhắn từ các công ty du lịch gửi đến khách hàng, thậm chí gồm cả thông tin về quyết định trì hoãn hay hủy bỏ kế hoạch du lịch.
Những tin nhắn từ các số điện thoại của Mỹ sẽ được xóa bỏ hay “tối thiểu hóa” trong một thời gian nào đó, nhưng các số điện thoại của các quốc gia khác (bao gồm nước Anh) luôn được giữ lại.
NSA thu thập hàng trăm triệu tin nhắn SMS mỗi ngày.
Trong một bản tuyên bố gửi đến tờ The Guardian, người phát ngôn NSA đã thẳng thừng bác bỏ bất cứ ám chỉ nào cho rằng hoạt động thu thập thông tin của cơ quan tình báo là “tùy tiện và không bị giới hạn”; đồng thời nhấn mạnh NSA chỉ chống lại “các mục tiêu nước ngoài hợp lý”.
Video đang HOT
Ngoài ra, sự việc GCHQ sử dụng dữ liệu “Dishfire” của NSA cũng đặt ra những vấn đề về sự lạm dụng quyền của Cơ quan Tình báo tín hiệu Anh.
Các nhà phân tích cảnh báo việc tìm kiếm thông tin về công dân Anh, hay những người hiện đang cư trú tại nước này, được coi là bất hợp pháp nếu không có giấy phép của tòa án. Tuy nhiên, một tài liệu vào tháng 5/2008 của GCHQ cho biết các điệp viên có thể sử dụng chương trình “Dishfire” của NSA để tìm kiếm “dữ liệu về các sự kiện” – như là, người giao tiếp là ai và cuộc trao đổi tin nhắn diễn ra khi nào – liên quan đến các số điện thoại của nước Anh.
Theo tài liệu của GCHQ, các chuyên gia phân tích sẽ phải sử dụng một công cụ khóa đặc biệt để nội dung của các tin nhắn SMS không hiển thị trước mắt họ khi tiến hành tìm kiếm thông qua “Dishfire”. GCHQ cho rằng công cụ khóa này đặc biệt hữu ích đối với các số điện thoại nước Anh thông thường, hay nói cụ thể hơn là không nằm trong phạm vi buộc phải theo dõi vì nghi ngờ dính líu đến pháp luật.
Tài liệu của NSA về chương trình “Dishfire”.
Một tài liệu khác của GCHQ cũng nêu rõ các chuyên gia phân tích chỉ được phép tìm kiếm không hơn 1.800 số điện thoại trong một lần, đồng thời cảnh báo họ phải chú ý sử dụng công cụ khóa để không vi phạm pháp luật do nội dung tin nhắn SMS hiển thị ngay trước mặt họ.
Người phát ngôn của GCHQ từ chối bình luận các vấn đề nhạy cảm song nhấn mạnh rằng các hoạt động tình báo của GCHQ luôn tuân thủ pháp luật và được thường xuyên giám sát chặt chẽ. Nhưng Vodafone Group – một trong những công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới của Mỹ với phạm vi hoạt động phủ trùm lên 25 quốc gia trong đó có nước Anh – tuyên bố cảm thấy “choáng váng” trước những tiết lộ về chương trình “Dishfire”.
Stephen Deadman, chuyên gia về quyền riêng tư của Vodafone Group, nhận định chương trình “Dishfire” rất đáng lo ngại và cho rằng GCHQ đã khéo léo lợi dụng những lỗ hỗng trong luật pháp nước Anh.
Tuy nhiên, các tài liệu mật không cho biết có bao nhiêu tin nhắn SMS của công dân Anh bị thu thập hay lưu trữ trong hệ thống “Dishfire”, hay là dữ liệu được thu thập từ những nơi nào.
Người phát ngôn của NSA giải thích: “Dishfire là hệ thống xử lý và lưu trữ dữ liệu SMS được thu thập một cách hợp pháp. Một số dữ liệu của công dân Mỹ chỉ bị thu thập một cách tình cờ trong khi NSA thực hiện sứ mạng tình báo đối ngoại theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, NSA luôn tích cực xóa bỏ dữ liệu SMS xa lạ thuộc về công dân Mỹ bình thường trong thời gian ngắn nhất”.
Người phát ngôn của GCHQ từ chối bình luận về sự dính líu đến chương trình “Dishfire” của NSA. Trong khi đó, Malcolm Rifkind, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Tình báo của Quốc hội Anh, tuyên bố họ đang cố gắng điều tra vụ việc.
Theo CAND
NSA thu thập dưới 30% dữ liệu điện thoại tại Mỹ
Tờ Washington Post ngày 7-2 cho biết, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) hiện chỉ thu thập được dưới 30% hồ sơ của tất cả các cuộc điện thoại tại Mỹ do không thể theo kịp sự bùng nổ sử dụng điện thoại di động của người dân nước này.
Ảnh: AP
Tiết lộ này trái ngược lại với những quan điểm cho rằng Chính phủ Mỹ đang theo dõi gần như tất cả dữ liệu điện thoại trong nước. Nó cũng làm dấy lên những câu hỏi về hiệu quả của chương trình được cho là có thể thu thập thông tin gần như toàn bộ dữ liệu các cuộc liên lạc để bảo đảm rằng những manh mối không bị bỏ qua trong các cuộc điều tra chống khủng bố.
Vào năm 2006, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, NSA thu thập gần như 100% hồ sơ điện thoại của người Mỹ từ các công ty của nước này theo một chương trình bí mật khi đó, nhưng cho đến mùa hè năm ngoái, tỷ lệ này đã giảm xuống còn dưới 30%.
Mặc dù ở mức thấp, tỷ lệ 30% vẫn tương đương với hàng chục tỷ hồ sơ cuộc gọi trong vòng 5 năm qua, gây ra mối quan ngại lớn đối với những người ủng hộ quyền riêng tư và quyền tự do dân sự tại Mỹ.
Chương trình thu thập thông tin của NSA được bắt đầu thực hiện mà không cần sự thông qua của tòa án hay Quốc hội Mỹ sau vụ khủng bố 11-9-2001 và được đặt dưới sự giám sát của tòa án từ năm 2006.
Theo chương trình này, hằng ngày NSA nhận những "siêu dữ liệu" cuộc gọi từ một số công ty viễn thông lớn của Mỹ. Những thông tin này gồm số điện thoại được gọi, thời gian và hướng cuộc gọi nhưng không bao gồm nội dung các cuộc trò chuyện, tên thuê bao hay dữ liệu vị trí các tháp điện thoại di động.
Hoạt động thu thập thông tin khổng lồ ban đầu gần như là một chương trình thu thập dữ liệu điện thoại cố định, chú trọng vào các công ty viễn thông như AT&T và Verizon Business Network Services. Ít nhất hai hãng viễn thông không dây lớn gồm Verizon Wireless và T-Mobile U.S. không nằm trong chương trình này.
Theo các quan chức, nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút trong việc thu thập dữ liệu điện thoại của NSA một phần là do người dân Mỹ đang ngày càng chuyển từ sử dụng điện thoại cố định sang điện thoại di động. Bên cạnh đó, NSA cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong việc chuẩn bị cơ sở dữ liệu để quản lý lượng dữ liệu điện thoại di động khổng lồ. Chẳng hạn như những hồ sơ cuộc gọi từ điện thoại di động có thể bao gồm cả dữ liệu định vị, đây là loại thông tin mà NSA không được phép thu thập.
Một quan chức cấp cao cho biết, đặc điểm dữ liệu các cuộc gọi từ điện thoại di động không giống như các cuộc gọi từ điện thoại cố định, quá trình chuẩn bị cơ sở dữ liệu rất phức tạp và có thể mất nhiều tháng.
Tờ Washington Post cho biết, Chính phủ Mỹ đang thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục lại hoạt động thu thập thông tin - không bao gồm nội dung các cuộc hội thoại - để có thể đạt được gần bằng so với mức trước đó. Theo các quan chức giấu tên, NSA đang chuẩn bị tìm kiếm các phán quyết của tòa án để buộc các công ty viễn thông không dây hiện không cung cấp thông tin cho chính phủ phải thực hiện việc cung cấp thông tin.
Nỗ lực này được theo đuổi sau quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng trước nhằm tìm cách chuyển các dữ liệu khỏi sự quản lý của chính phủ để xoa dịu những quan ngại về vi phạm quyền riêng tư. Ông Obama đã giao cho Bộ Tư pháp Mỹ và cộng đồng tình báo nước này phải đưa ra một bản kế hoạch với hạn chót là 28-3.
Những thông tin trên cho thấy mục đích mà Chính phủ Mỹ theo đuổi nhằm kiểm soát các cuộc gọi điện thoại của người dân Mỹ đã xâm phạm trực tiếp đời tư của người dân Mỹ và tiếp tục gây nên sự nghi ngờ về tính minh bạch của hoạt động trên trong khi chính quyền của ông Obama vẫn rêu rao từ trước tới nay về việc tôn trọng giá trị của dân chủ và nhân quyền.
Theo Washington Post
Yahoo đặt lại mật khẩu cho người dùng Yahoo Mail bị tấn công Cuối ngày 30/1, Yahoo thông báo một số người dùng Yahoo Mail đã bị tấn công, do đó đã thiết lập lại mật khẩu của những người bị ảnh hưởng. Yahoo không công bố rõ số người dùng Yahoo Mail bị ảnh hưởng. Theo Phó Chủ tịch Jay Rossiter của Yahoo, cuộc điều tra nội bộ cho thấy kẻ tấn công sử dụng...