Định vị vai trò trong thế giới nhiều biến động

Theo dõi VGT trên

An ninh đã được thắt chặt tại các nẻo đường xung quanh Trung tâm Hội nghị quốc tế Sandton tại thành phố Johannesburg (Nam Phi), nơi sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới ( BRICS).

Định vị vai trò trong thế giới nhiều biến động - Hình 1
Đường phố được trang hoàng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Johannesburg, Nam Phi, ngày 17/8/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Hội nghị tổ chức trong các ngày 22 – 24/8 với nhiều nguyên thủ quốc gia và các phái đoàn không chỉ từ các thành viên BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mà còn từ trên 40 quốc gia hội tụ về trung tâm kinh tế lớn nhất của Nam Phi này.

Năm nay, Nam Phi chọn chủ đề chính thức là “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”, cho thấy định hướng của các nước thành viên thúc đẩy hợp tác với Nam bán cầu. Ngoài ra, hai chủ đề khác được đặc biệt quan tâm là thiết lập một loại tiền tệ chung của BRICS và mở rộng thành viên.

BRICS dự định giới thiệu một loại tiền tệ chung cho các hoạt động thương mại và tài chính nội khối với mục tiêu giảm bớt ảnh hưởng của đồng USD trong thương mại quốc tế.”Đồng tiền chung” này được đề xuất nhằm cách mạng hóa việc thực hiện các giao dịch quốc tế và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa nước thành viên, thông qua đó hài hòa các tương tác tài chính và tăng cường sức mạnh kinh tế tập thể của BRICS. Điều này có thể dẫn đến việc tái định hình các động lực địa chính trị toàn cầu và thách thức sự thống trị của Mỹ, qua đó tạo ra một bối cảnh tài chính toàn cầu cân bằng và toàn diện hơn.

Trước đó, năm 2015, BRICS đã thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và Quỹ dự trữ ngoại tệ với tổng trị giá 200 tỷ USD, với mục tiêu huy động nguồn lực tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững ở các nước thành viên BRICS, cũng như các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển khác. Tới nay, NDB cũng đã mở rộng với việc kết nạp thêm thành viên mới gồm Bangladesh, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Uruguay.

Về chủ đề mở rộng thành viên, Đại sứ Nam Phi phụ trách các mối quan hệ của nước này với BRICS Anil Sooklal nhận định môi trường quốc tế ngày càng phân cực do cuộc xung đột Nga – Ukraine và căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng đang khiến nhiều quốc gia tìm tới những tổ chức như BRICS, vốn định vị vai trò và ảnh hưởng của mình như một hình mẫu cho quan hệ hợp tác đối tác cùng phát triển. Nhất là năm 2010, với việc kết nạp Nam Phi, BRICS đã mang tính toàn cầu hơn khi có đại diện ở hầu hết châu lục lớn. Đại sứ Sooklal nhấn mạnh một BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 50% dân số toàn cầu và hơn 35% GDP toàn cầu và “con số đó sẽ tăng lên”. Ông cho rằng “BRICS đã là chất xúc tác cho một sự thay đổi mang tính kiến tạo mà bạn sẽ thấy trong cấu trúc địa chính trị toàn cầu bắt đầu từ hội nghị thượng đỉnh”.

Video đang HOT

Theo con số mà Bộ Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi cung cấp, hiện có trên 40 quốc gia, bao gồm cả Saudi Arabia, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Argentina, Indonesia, Ai Cập và Ethiopia, đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS, trong đó 22 quốc gia đã gửi yêu cầu chính thức.

Nhiều chuyên gia đánh giá một BRICS được mở rộng về mặt chiến lược sẽ là một “cơn địa chấn” đối với trật tự thế giới, chủ yếu là về mặt kinh tế. Với tốc độ toàn cầu hóa hiện nay, những nước mới gia nhập khối có thể sẽ sử dụng tư cách thành viên BRICS để đàm phán tốt hơn với các đối tác phương Tây – điều giúp họ có nhiều lựa chọn hơn. Theo nhà kinh tế trưởng Yaroslav Lissovolik của Ngân hàng Phát triển Á – Âu (EADB), BRICS mở rộng sẽ trở thành mô hình hội nhập mới cho nền kinh tế toàn cầu theo hướng đa dạng, chuyển động không ngừng, hướng tới việc thiết lập quan hệ thân thiện giữa các châu lục và các khu vực trên thế giới. Cơ chế hợp tác “BRICS mở rộng” cũng được đánh giá là một nền tảng quan trọng cho hợp tác Nam – Nam, giúp các nước đang phát triển có tiếng nói lớn hơn cũng như góp phần bảo đảm trật tự thế giới dựa trên nền tảng đa phương.

Tuy nhiên, hiện các nước thành viên BRICS được cho vẫn bị chia rẽ trong vấn đề này, đặc biệt liên quan tới các tiêu chí kết nạp. Giới quan sát nhận định Trung Quốc, quốc gia đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng về thương mại và địa chính trị trên toàn cầu, sẽ ủng hộ việc mở rộng BRICS. Nga cũng đã bày tỏ mong muốn kết nạp các thành viên mới. Trong khi đó, Brazil lại tỏ ra hoài nghi về triển vọng này và Ấn Độ vẫn chưa đưa ra quyết định của mình.

Về phần nước chủ nhà Nam Phi, trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên truyền hình tối 20/8 về chính sách đối ngoại của Nam Phi và hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới, Tổng thống Cyril Ramaphosa đã bày tỏ ủng hộ đối với việc mở rộng nhóm. Theo ông, một BRICS mở rộng sẽ đại diện cho một nhóm các quốc gia đa dạng có chung mong muốn kiến tạo một trật tự thế giới cân bằng hơn. Ông khẳng định giá trị của BRICS vượt ra ngoài lợi ích của các thành viên hiện tại. Nhà lãnh đạo Nam Phi nêu rõ nếu một BRICS mở rộng muốn trở thành tác nhân thay đổi cục diện thế giới, khối này sẽ cần phải có khả năng hành động. Bản thân trong nội bộ khối, điều tiên quyết và thiết yếu là cố gắng tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên.

Một số nhà kinh tế đánh giá khó khăn lớn gần nhất mà BRICS mở rộng sẽ phải đối mặt là các thành viên của khối có thể chế chính trị và hệ thống kinh tế khác nhau, bởi vậy, BRICS cần lựa chọn kỹ các nước ứng cử viên. Nhiều khả năng trong ngắn hạn, BRICS sẽ theo đuổi chiến lược mở rộng khối một cách thận trọng, có tính toán và có chiến lược. Nói cách khác, trong tương lai gần, khả năng cao sẽ xuất hiện “các tầng lớp thành viên” khác nhau, BRICS chỉ trao tư cách thành viên theo từng giai đoạn và tư cách thành viên đầy đủ sẽ chỉ được cấp cho các quốc gia đáp ứng tất cả các tiêu chí của nhóm.
Với trọng tâm trước mắt là củng cố hợp tác nội khối và khẳng định tầm ảnh hưởng trong thế giới nhiều biến động, kết quả của hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi có thể báo trước sự khởi đầu của một chương mới về tài chính và địa chính trị toàn cầu, có khả năng tái định hình trật tự toàn cầu trong tương lai.

Kỳ vọng gì từ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS?

Có rất ít chi tiết được hé lộ về những gì các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) dự định thảo luận, nhưng việc mở rộng khối dự kiến sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự.

Bên cạnh đó là việc phát hành đồng tiền chung của khối và khả năng thiết lập một hệ thống thanh toán chung.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS lần thứ XV dự kiến sẽ diễn ra từ 22-24/8 tại Trung tâm hội nghị Sandton, Johannesburg, Nam Phi. Trong lần thứ 3 đăng cai, Nam Phi lấy chủ đề của hội nghị năm nay là "BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững và chủ nghĩa đa phương bao trùm". Tính tới thời điểm hiện tại, 30 trong số hơn 60 quốc gia nhận được lời mời đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện quan trọng này.

Tổng thống nước chủ nhà Cyril Ramaphosa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva sẽ trực tiếp tham dự hội nghị trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự sự kiện theo hình thức trực tuyến. Có rất ít chi tiết được hé lộ về những gì các nhà lãnh đạo BRICS dự định thảo luận, nhưng việc mở rộng khối bằng cách bổ sung các thành viên mới dự kiến sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự. Bên cạnh đó là việc phát hành đồng tiền chung của khối và khả năng thiết lập một hệ thống thanh toán chung.

Giới chuyên gia cho rằng, đối với nền kinh tế thế giới, BRICS giờ đã có ý nghĩa quan trọng hơn so với Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7): "BRICS đã vượt cao hơn là một "khối thay thế", bởi BRICS bao gồm một số nước có đóng góp nặng ký nhất cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây", và rằng: "Đối với thế giới, và trước hết là đối với các nước đang phát triển, những gì diễn ra ở BRICS quan trọng và có tính thời sự hơn nhiều so với những gì xảy ra ở G7".

Kỳ vọng gì từ Hội nghị Thượng đỉnh BRICS? - Hình 1
Các nhà lãnh đạo BRICS.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dành chú ý vào việc Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) - Ngân hàng BRICS có đóng góp thúc đẩy tiềm năng kinh tế của toàn khối. Ông cũng ghi nhận tầm quan trọng của tổ chức tài chính này, vốn đã sở hữu số tiền vượt quá 100 tỷ USD. Theo quan điểm của họ, đà tăng trưởng của Ngân hàng BRICS "đã phản ánh xu hướng cơ bản của hệ thống thế giới: nền kinh tế thế giới có sự chuyển dịch sang phía các nước đang phát triển, và trước hết là các nước châu Á.

Tuy nhiên, cho rằng Ngân hàng BRICS "không phải là giải pháp thay thế cho IMF hay các tổ chức quốc tế nói chung", họ tuyên bố rằng, tổ chức này là "thể hiện những thay đổi cấu trúc mà hệ thống thế giới đã trải qua", và trong nội hàm diễn ra "quá trình chuyển tích lũy từ các nước phát triển, chủ yếu là Mỹ, sang các nước đang phát triển, trước hết là sang các nước châu Á và cơ bản là sang Trung Quốc".

Vấn đề mở rộng thành viên của BRICS được Nam Phi đề xuất từ năm 2018 nhưng vào thời điểm đó, các thành viên khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã tỏ ra miễn cưỡng. Do vậy, các nhà lãnh đạo đã quyết định củng cố đoàn kết nội khối và gác lại các cuộc thảo luận về việc mở rộng. Vấn đề này một lần nữa được hâm nóng tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối năm 2022 ở Trung Quốc, với "sự đồng thuận chính trị của 5 quốc gia BRICS".

Nhưng vẫn như cũ, việc mở rộng khối này vẫn nổi lên như một vấn đề gai góc giữa 5 nhà lãnh đạo, với sự bất đồng về giá trị của việc kết nạp thêm thành viên, chứ chưa nói đến tiêu chí chấp nhận ứng viên. Các quan chức và Ngoại trưởng BRICS đã làm việc về các tiêu chí để trở thành thành viên và sẽ soạn thảo các khuyến nghị để các nhà lãnh đạo BRICS xem xét tại Hội nghị Thượng đỉnh vào tuần tới.

Trong khi đó, ý tưởng về một đồng tiền chung đã được các quốc gia BRICS đề cập trong nhiều năm, theo ông Jim O'Neill, chuyên gia kinh tế kỳ cựu, người đã đặt ra thuật ngữ BRIC (ban đầu nhóm này không bao gồm Nam Phi) khi ông làm việc tại Goldman Sachs vào năm 2001. Đồng tiền mới này dự kiến mang tên "R5". Theo giải thích của nhà kinh tế học Nogueira Batista, đại diện của Brazil tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) - Ngân hàng BRICS, sở dĩ tên của loại tiền tệ mới này bắt đầu bằng chữ "R" vì tên của các loại tiền của các quốc gia BRICS đều bắt đầu bằng chữ "R": đồng real của Brazil, ruble của Nga, rupee của Ấn Độ, Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc và rand của Nam Phi.

Nhưng chuyên gia Jim O'Neill, hiện là cố vấn cấp cao tại tổ chức tư vấn Chatham House có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho rằng, chừng nào Trung Quốc và Ấn Độ còn chưa vượt qua được sự cạnh tranh "quá lớn và quá lâu đời" để bắt tay với nhau thì chừng đó ngôi vương của đồng USD vẫn sẽ chưa bị thách thức. Bất chấp những cuộc thảo luận đang diễn ra về "phi đô la hóa", tỉ trọng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu vẫn ở mức gần 60% vào năm 2022, và đồng USD tiếp tục được sử dụng trong 88% giao dịch quốc tế, theo số liệu của IMF. Và Phố Wall dường như cũng không lo lắng về bất kỳ đối thủ cạnh tranh nặng ký nào với đồng bạc xanh.

"Không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với đồng USD trong 10 năm tới", ông Dylan Kremer, đồng Giám đốc Đầu tư tại Công ty Quản lý tài sản Certuity, lập luận rằng, các quốc gia BRICS khi kết hợp lại vẫn thiếu sự ổn định chính trị để khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào một loại tiền tệ chung.

Trong khi đó, theo nhận định của các nhà phân tích tài chính và kinh tế thuộc Tập đoàn ING (Hà Lan), BRICS mở rộng với quy mô nào đều có thể tác động tới tốc độ mà khối này áp dụng các hệ thống thương mại và tài chính bên ngoài phạm vi đồng USD. Các chuyên gia trên cho rằng, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương đã sụt giảm, nhưng đồng đô la Mỹ vẫn được sử dụng nhiều trong thương mại, tài sản tư nhân, phát hành nợ và nói chung trên thị trường ngoại hối toàn cầu.

Trong số những "đối thủ thách thức" tiềm năng đối với USD, đồng euro dường như đang xếp thứ 2, nhưng chỉ phố biến ở châu Âu. Nhìn vào BRICS, việc Trung Quốc tăng cường các kênh hoán đổi đồng NDT dường như đã giúp tăng cường sử dụng đồng tiền này trong thương mại và dự trữ quốc tế. Quá trình "phi đô la hóa" của Nga cũng đã giúp NDT tăng thêm giá trị, nhưng việc kiểm soát vốn của Trung Quốc và phát hành "trái phiếu gấu trúc" ở mức thấp vẫn là một trở ngại.

Việc sử dụng ngày càng nhiều loại tiền tệ thay thế dường như không đe dọa đến đồng USD mà ngược lại làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các đồng tiền trong khu vực trong bối cảnh dòng chảy thương mại và vốn bị phân mảnh. Trước mắt, không có loại tiền tệ nào thách thức được vị thế thống trị của USD với tư cách là loại tiền tệ được lựa chọn hàng đầu.

Do đó, các chuyên gia ING đánh giá hiện tại họ chưa thấy bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy đồng USD đang trên đà suy giảm. Tuy nhiên, USD vẫn đang phải đối mặt với những thách thức xuất phát từ cả kinh tế và địa chính trị. Đặc biệt, cuộc xung đột ở Ukraine và việc đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga vào năm 2022 đã thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận về việc "vũ khí hóa" đồng USD; sự chia rẽ của các khối địa chính trị và cuối cùng là sự suy giảm "không thể tránh khỏi" trong việc sử dụng USD - hay còn gọi là "phi USD hóa" trong thương mại toàn cầu.

Tóm lại, bất chấp những dư luận về việc mở rộng BRICS và khả năng ra đời một loại tiền tệ mới có thể thách thức sự thống trị của đồng USD, các chuyên gia của ING không cho rằng, "đồng bạc xanh" có nguy cơ mất đi vị thế là đồng tiền chính toàn cầu ngay lập tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump nói gì khiến ông Obama bật cười tại tang lễ ông Carter?Ông Trump nói gì khiến ông Obama bật cười tại tang lễ ông Carter?
16:17:08 12/01/2025
Khu nhà giàu California hoang tàn sau thảm họa cháy rừngKhu nhà giàu California hoang tàn sau thảm họa cháy rừng
21:26:55 12/01/2025
Đám cháy lớn ở California đổi hướng, thêm nhiều khu vực phải sơ tánĐám cháy lớn ở California đổi hướng, thêm nhiều khu vực phải sơ tán
04:33:56 12/01/2025
Gió đổi chiều, thảm họa cháy rừng California lan rộngGió đổi chiều, thảm họa cháy rừng California lan rộng
09:14:59 12/01/2025
Cơ quan điều tra Hàn Quốc huy động 1.000 người bắt ông Yoon Suk YeolCơ quan điều tra Hàn Quốc huy động 1.000 người bắt ông Yoon Suk Yeol
11:46:04 12/01/2025
Chuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất muaChuyên gia dự đoán về mức giá của Greenland nếu Mỹ đề xuất mua
15:19:05 13/01/2025
Nghi can phóng hỏa bị bắt tại khu vực cháy rừng Los AngelesNghi can phóng hỏa bị bắt tại khu vực cháy rừng Los Angeles
11:49:18 12/01/2025
Iran lần đầu tiên hé lộ 'thành phố tên lửa ngầm', cảnh báo Mỹ, IsraelIran lần đầu tiên hé lộ 'thành phố tên lửa ngầm', cảnh báo Mỹ, Israel
19:51:55 12/01/2025

Tin đang nóng

Ngân 98 hé lộ người đứng sau giật dây tạo drama, mối quan hệ với gia đình hiện ra sao?Ngân 98 hé lộ người đứng sau giật dây tạo drama, mối quan hệ với gia đình hiện ra sao?
20:08:10 13/01/2025
Con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương tiếp tục gây xôn xao, sẽ đăng hình ảnh bằng chứng nếu không dừng 1 việcCon gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương tiếp tục gây xôn xao, sẽ đăng hình ảnh bằng chứng nếu không dừng 1 việc
21:19:50 13/01/2025
Hoa hậu Phương Lê giao quyền điều hành công ty cho nghệ sĩ Vũ LuânHoa hậu Phương Lê giao quyền điều hành công ty cho nghệ sĩ Vũ Luân
22:09:00 13/01/2025
Cặp đôi nghi "phim giả tình thật" sánh đôi tại WeChoice Awards 2024: Đàng gái có hành động đánh dấu chủ quyềnCặp đôi nghi "phim giả tình thật" sánh đôi tại WeChoice Awards 2024: Đàng gái có hành động đánh dấu chủ quyền
19:47:01 13/01/2025
MC Anh Tuấn đang dẫn chương trình bỗng dưng rời khỏi vị trí, Hoa hậu gen Z xử lý bằng 1 câu cực khéo!MC Anh Tuấn đang dẫn chương trình bỗng dưng rời khỏi vị trí, Hoa hậu gen Z xử lý bằng 1 câu cực khéo!
19:57:03 13/01/2025
Bài phát biểu gây bão của Trường Giang tại WeChoice Awards 2024, nói gì mà ai cũng gật gù dành "cơn mưa lời khen"?Bài phát biểu gây bão của Trường Giang tại WeChoice Awards 2024, nói gì mà ai cũng gật gù dành "cơn mưa lời khen"?
20:11:25 13/01/2025
Tôi lái xe 1.500km về quê ăn Tết để tiết kiệm 9 triệu đồng tiền vé máy bayTôi lái xe 1.500km về quê ăn Tết để tiết kiệm 9 triệu đồng tiền vé máy bay
20:00:51 13/01/2025
Vụ ô tô Mercedes lao xuống biển Nha Trang, xác định danh tính 4 cô gái đi cùngVụ ô tô Mercedes lao xuống biển Nha Trang, xác định danh tính 4 cô gái đi cùng
22:48:22 13/01/2025

Tin mới nhất

Lợi dụng cháy rừng ở California để đóng giả lính cứu hỏa hòng trộm cắp

Lợi dụng cháy rừng ở California để đóng giả lính cứu hỏa hòng trộm cắp

23:32:14 13/01/2025
Sở cảnh sátLos Angelesngày 12.1 cho hay đã bắt thêm 29 nghi phạm trong đêm ở gần các đám cháy lớn, với 25 người bị bắt gần đám cháy Eaton và 4 người ở gần đám cháy Palisades.
Anh muốn dẫn đầu thế giới về AI

Anh muốn dẫn đầu thế giới về AI

23:29:27 13/01/2025
Reuters đưa tin Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ có bài phát biểu trong ngày 13.1 về tham vọng đưa đất nước vươn lên dẫn đầu thế giới về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
TikTok 'nín thở' chờ phán quyết của Tòa Tối cao Mỹ

TikTok 'nín thở' chờ phán quyết của Tòa Tối cao Mỹ

23:26:44 13/01/2025
Sau phiên tòa ngày 10.1, Tối cao Pháp viện Mỹ dường như đang nghiêng về khả năng thực thi đạo luật buộc TikTok phải ngừng hoạt động ở Mỹ.
Giữa cháy rừng nghiêm trọng, trộm định 'ghé' nhà Phó tổng thống Mỹ?

Giữa cháy rừng nghiêm trọng, trộm định 'ghé' nhà Phó tổng thống Mỹ?

22:43:54 13/01/2025
Cảnh sát tạm giữ 2 nghi phạm sau tin báo về khả năng xảy ra trộm tại nhà Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, giữa lúc xảy ra cháy rừng nghiêm trọng ở bang California.
Tỉ phú Jeff Bezos nghĩ sao về tầm ảnh hưởng của ông Elon Musk?

Tỉ phú Jeff Bezos nghĩ sao về tầm ảnh hưởng của ông Elon Musk?

22:03:17 13/01/2025
Tỉ phú Jeff Bezos, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Amazon, ngày 12.1 trả lời phỏng vấn Reuters về việc cạnh tranh giữa công ty không gian Blue Origin của ông với SpaceX của tỉ phú Elon Musk.
Rủi ro chiến tranh điện tử ngoài không gian

Rủi ro chiến tranh điện tử ngoài không gian

21:51:18 13/01/2025
Việc Mỹ bước đầu triển khai diện rộng các hệ thống gây nhiễu vệ tinh có thể kích hoạt cuộc chạy đua tác chiến điện tử ngoài không gian, thậm chí mở ra trận địa mới nếu xảy ra xung đột.
Los Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừng

Los Angeles chưa thoát thảm họa cháy rừng

21:47:43 13/01/2025
Trong vòng 1 tuần, 6 đám cháy cùng lúc đã lan khắp Hạt Los Angeles khiến 16 người thiệt mạng và ít nhất 13 người mất tích, khoảng 12.000 cấu trúc bị thiêu rụi hoặc hư hại, theo Reuters và AFP.
Cơ hội cho thỏa thuận tại Gaza

Cơ hội cho thỏa thuận tại Gaza

21:42:34 13/01/2025
Hôm qua (12.1), chiến sự tiếp tục tại Dải Gaza trong bối cảnh các bên được cho là đang tiến gần một thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin.
Trung Quốc khẳng định không xuất hiện virus gây bệnh mới

Trung Quốc khẳng định không xuất hiện virus gây bệnh mới

21:31:58 13/01/2025
Giới chức y tế Trung Quốc hôm 12.1 cho biết số ca cúm tính từ đầu năm đến nay ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái và bác bỏ tin đồn về khả năng xuất hiện căn bệnh bắt nguồn từ một dòng virus mới.
Tổng thống Hàn Quốc được tăng lương dù bị luận tội

Tổng thống Hàn Quốc được tăng lương dù bị luận tội

21:10:40 13/01/2025
Theo Bộ Quản lý Nhân sự Hàn Quốc, tiền lương của giới công chức nước này sẽ tăng thêm 3% trong năm nay so với năm ngoái, và mức tăng cũng áp dụng cho lương của Tổng thống Hàn Quốc.
Nghi phạm khai bắn chết cựu nghị sĩ đối lập Campuchia 'để trả ơn một người'

Nghi phạm khai bắn chết cựu nghị sĩ đối lập Campuchia 'để trả ơn một người'

21:06:46 13/01/2025
Cảnh sát Campuchia đã nêu tên nghi phạm nói trên là Ekkalak Pheanoi (41 tuổi), trong khi một số kênh truyền thông Thái Lan nói nghi phạm là Ekkalak Paenoi và là cựu lính thủy đánh bộ, theo AFP.
Nga phản pháo lệnh cấm vận nặng nề nhất của Mỹ

Nga phản pháo lệnh cấm vận nặng nề nhất của Mỹ

20:27:38 13/01/2025
Bộ Ngoại giao Nga đã có phản ứng về lệnh cấm vận mới nhất của Mỹ, trong khi phía Ukraine xác nhận thông tin một nhà máy lọc dầu lớn của Nga bị tấn công.

Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh giúp 1 người đàn ông bình thường vụt nổi tiếng

Bức ảnh giúp 1 người đàn ông bình thường vụt nổi tiếng

Sáng tạo

00:50:14 14/01/2025
Tại Trung Quốc, một người đàn ông trung niên làm nghề nông vụt nổi tiếng chỉ sau một đêm nhờ chia sẻ bức ảnh khoe thành quả tự tay trồng bắp cải.
Việc Neymar tái hợp với Messi là không thể

Việc Neymar tái hợp với Messi là không thể

Sao thể thao

00:49:48 14/01/2025
Mọi đồn đoán về việc đưa Neymar đến Inter Miami để tái hợp với Lionel Messi và Luis Súarez đã việt vị khi tiền đạo người Brazil được cho là đã đồng ý gia nhập CLB thời thơ ấu Santos theo dạng chuyển nhượng tự do, sau khi chấm dứt hợp đồ...
Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư

Gỗ quý hiếm của Việt Nam có tên trong Sách Đỏ giá 250 triệu/m2, được đồn chữa được bệnh ung thư

Lạ vui

00:42:34 14/01/2025
Vì tin đồn chữa được bệnh ung thư mà loại gỗ quý hiếm này suýt bị đẩy đến mức tuyệt chủng. Đó là gỗ thủy tùng hay còn gọi là cây thông nước, có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là loại thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyp...
Siêu phẩm cực hay đang khuynh đảo phòng vé Việt, áp đảo toàn bộ các phim khác

Siêu phẩm cực hay đang khuynh đảo phòng vé Việt, áp đảo toàn bộ các phim khác

Hậu trường phim

23:45:45 13/01/2025
Bắt đầu khởi chiếu từ 27/12/2024, 404 Chạy Ngay Đi nhanh chóng thu hút đông đảo khán giả ra rạp và sức nóng của phim vẫn duy trì một cách ổn định.
Bắt nhóm cướp "Hội những người vỡ nợ thích làm liều"

Bắt nhóm cướp "Hội những người vỡ nợ thích làm liều"

Pháp luật

23:44:21 13/01/2025
Trước đó, vào ngày 21/12/2024, 4 đối tượng đã xâm nhập nhà bà H.T.K.L ở xã Thanh Phước, cả nhóm dùng khăn bịt miệng, dùng dao khống chế lôi nạn nhân vào nhà vệ sinh, trói tay chân rồi cướp tiền
Mỹ nam Vbiz khoe visual trẻ mãi không già gây sốt WeChoice Awards 2024, "lười" đóng phim vẫn hot rần rần

Mỹ nam Vbiz khoe visual trẻ mãi không già gây sốt WeChoice Awards 2024, "lười" đóng phim vẫn hot rần rần

Sao việt

23:37:34 13/01/2025
Hiện tại, Lương Mạnh Hải đã 44 tuổi, không thường xuyên hoạt động nghệ thuật thế nhưng anh vẫn luôn giữ được dáng vẻ trẻ đẹp trong mỗi lần xuất hiện trước công chúng.
Cái giá phải trả của Triệu Lộ Tư

Cái giá phải trả của Triệu Lộ Tư

Sao châu á

23:35:02 13/01/2025
Có thể thấy vấn đề sức khỏe tâm lý và những bế tắc trong công việc của Triệu Lộ Tư không hề nhỏ khiến cô chưa thể quay lại trong thời gian ngắn.
Mỹ nhân lên đồ đẹp nhất phim Việt giờ vàng hiện tại, vừa ngọt vừa sang khiến ai cũng đổ

Mỹ nhân lên đồ đẹp nhất phim Việt giờ vàng hiện tại, vừa ngọt vừa sang khiến ai cũng đổ

Phim việt

23:31:39 13/01/2025
Dù phim mới chỉ lên sóng vài tập đầu và nhân vật Tường Vân cũng chỉ là thứ chính mới lộ diện ở vài phân cảnh nhưng khán giả đã phát cuồng với cô tiểu thư này.
Phạm Quỳnh Anh bị chỉ trích chỉ vì 1 câu nói với Gil Lê

Phạm Quỳnh Anh bị chỉ trích chỉ vì 1 câu nói với Gil Lê

Tv show

23:10:03 13/01/2025
Việc chỉ trích Phạm Quỳnh Anh vì Gil Lê bị loại là thiếu công bằng, mang tính ác cảm cá nhân hơn là nhìn nhận khách quan về cục diện của Chị đẹp đạp gió 2024.
Leonardo DiCaprio bị chỉ trích trong bối cảnh thảm họa cháy rừng

Leonardo DiCaprio bị chỉ trích trong bối cảnh thảm họa cháy rừng

Sao âu mỹ

22:56:52 13/01/2025
Leonardo DiCaprio và bạn gái người mẫu Vittoria Ceretti được phát hiện đến Mexico trên một chiếc máy bay riêng, trong bối cảnh thảm họa cháy rừng vẫn đang diễn ra ở Los Angeles, Mỹ.
Bom tấn truyền hình của Lee Min Ho gây thất vọng

Bom tấn truyền hình của Lee Min Ho gây thất vọng

Phim châu á

22:37:11 13/01/2025
Nhiều khán giả còn mỉa mai đây có thể là bộ phim truyền hình tệ nhất trong sự nghiệp của Lee Min Ho và Gong Hyo Jin.