Đình Lâu Thượng- Di tích lịch sử văn hóa nổi bật của tỉnh Phú Thọ
Xã Trưng Vương vốn là vùng đất cổ thuộc kinh đô Văn Lang xưa, là mảnh đất thiêng còn lưu giữ hệ thống đình, đền, miếu có niên đại lâu năm.
Trong đó phải kể đến đình Lâu Thượng (hay đình Ngoại Lâu Thượng) tọa lạc tại xóm Mai, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Tương truyền “Lâu Thượng” là lầu ở của các Mị Nương (con gái Vua Hùng) và là nơi các nàng dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Đây là một trong số ít những ngôi đình có giá trị to lớn về nghệ thuật kiến trúc cũng như tư tưởng văn hóa. Đình thờ Tứ Vị Đại Vương là: Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Hai Bà Trưng và Thành Hoàng làng là Lý Hồng Liên – người có công dạy học, khai dân lập ấp.
Khám thờ trong hậu cung có đặt tượng Hai Bà Trưng
Trước đây làng Lâu Thượng chỉ có một ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ thứ XV (đình Lâu Thượng, hay còn gọi là đình Ngoại). Tuy nhiên, do người dân ở Lâu Thượng ngày càng đông đúc, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hội họp việc làng, nhân dân đã xây thêm một ngôi đình nữa là đình Nội và đều thờ chung Tứ Vị Đại Vương. Căn cứ vào lối kiến trúc cùng nghệ thuật điêu khắc còn lưu giữ được đến nay, các nhà nghiên cứu có thể xác định được đình Lâu Thượng được xây dựng vào thời Hậu Lê (1427-1789). Đình Cái được xây dựng trước, đến thời Nhà Nguyễn phần hậu cung mới được xây dựng. Cùng trong khuôn viên đình Lâu Thượng còn có Miếu Vật, tương truyền là nơi Tản Viên Sơn Thánh rèn quân, tổ chức các cuộc thi đấu vật.
Đình Lâu Thượng được xây theo kiểu chữ Đinh, gồm một tòa đại bái 5 gian 2 dĩ và phần hậu cung 3 gian, có chiều dài là 28m và chiều rộng là 22m theo hướng Đông Nam. Toàn bộ đình có 60 cột cái lớn có đường kính 0,75m liên kết với các xà ngang, dọc tạo thành bộ khung có kết cấu chắc chắn hình tứ trụ lũng thuyền.
Hậu cung có kết cấu độc đáo, được chạm khắc tinh xảo. Trên khoảng xà thượng là lưỡng long chầu nguyệt với bố cục chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa đường nét và hình khối hình rồng quyện vào mây, được chạm khắc theo phong cách thời Nguyễn. Phía dưới là hai đầu dư chạm khắc công phu.Toàn bộ gian giữa hậu cung được dành làm khám thờ. Kết cấu chính của khám thờ được sàm đóng với bốn cột mái, phía ngoài là cửa khám chạm trổ tinh vi sơn son thếp vàng. Phía ngoài cửa cấm trên ban thờ cũng có tượng Hai Bà Trưng, tượng tạc trong tư thế ngồi. Đình cũng giữ được một cỗ kiệu bát cống khám mui luyện sơn son thếp vàng đục chạm tinh xảo theo phong cách thời hậu Lê.
Diện mạo đình Lâu Thượng
Video đang HOT
Đình Lâu Thượng hiện lưu giữ được một số hiện vật có giá trị như 4 cỗ ngai và bài vị sơn son thếp vàng được gia công từ thời Nguyễn đặt tại khám thờ chính. Bên cạnh đó, nhiều điển tích như: “Tiên sinh dạy học”, “Song phượng hàm thư”, “Lưỡng long chầu nguyệt”, “Quần long hội tụ”, “Mẫu long huấn tử”… được khắc họa bằng các bức chạm công phu trên các cấu kiện kiến trúc . Mỗi bức chạm là một tác phẩm độc đáo, vừa thể hiện sinh động nét đẹp bình dị, phóng khoáng, sự tài hoa, khéo léo, sức sáng tạo và óc thẩm mỹ của cha ông ta thuở xưa.
Chi tiết chạm khắc tinh xảo tại đình Lâu Thượng
Lễ hội làng Lâu Thượng được diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm để thực hiện các nghi lễ cúng tế và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao dân gian. Trước ngày diễn ra hội chính, nhiều hoạt động giao lưu thể dục thể thao giữa các khu dân cư trong xã đã diễn ra.Vào ngày mồng 9 tháng Giêng nhân dân tổ chức nghi thức rước kiệu từ Đình Ngoại vào Đình Nội tế lễ, sau đó rước kiệu ra trước miếu của Đình Ngoại và tiếp tục làm lễ tế. Lễ hội của làng Lâu Thượng được duy trì hằng năm có ý nghĩa lớn trong việc kết nối cộng đồng và giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc.
Tùy theo điều kiện từng năm của địa phương để tổ chức hoặc không tổ chức rước kiệu.
Với những giá trị văn hóa cũng như nghệ thuật quý giá, đình Lâu Thượng đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21-2-1975. Giờ đây khi tới thành phố Việt Trì, du khách ngoài đi chiêm bái các đền Thờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghé đình cổ Hùng Lô nghe Hát Xoan, vãn cảnh tại Thiên Cổ Miếu… còn có thể tới thăm đình Lâu Thượng, cảm nhận nét cổ kính, trầm mặc của công trình kiến trúc điêu khắc quý giá này, lắng lòng mình lại sau cuộc sống bộn bề để hiểu và trân quý hơn những giá trị văn hóa lịch sử mà cha ông để lại.
Rượu Làng Vân: Thức uống làm mê mẩn khách du lịch miền Bắc
Miền Bắc nước ta có rất nhiều những món ẩm thực nổi tiếng mà không phải ai cũng biết đến, trong đó có rượu Làng Vân một thức uống đã làm mê mẩn biết bao du khách du lịch Miền Bắc mỗi khi thưởng thức.
Tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp, cùng những di tích lịch sử , văn hóa ghi đậm dấu ấn lịch sử như chùa Vĩnh Nghiêm, rừng Khe Rỗ,... Ngoài ra, nơi đây còn rất nhiều những món ẩm thực nổi tiếng mà không phải ai cũng biết đến, trong đó có rượu Làng Vân một thức uống đã làm mê mẩn biết bao du khách du lịch miền Bắc mỗi khi thưởng thức. Nào hãy cùng Du Lịch Việt khám phá tìm hiểu rượu Làng Vân qua bài viết dưới đây nhé.
Rượu Làng Vân: Thức uống làm mê mẩn khách du lịch miền Bắc
Rượu Làng Vân: thức uống làm mê mẩn khách du lịch miền Bắc
Làng Vân (hay còn gọi là Vạn Vân) có tên chữ là Yên Viên, tọa lạc tại phía Bắc của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng nằm dọc theo tả ngạn sông Cầu, trải dài hơn 1km, đối diện với ngôi làng bên kia sông là làng Đại Lâm.
Mặc dù đây chính là làng quê yên bình, mộc mạc mang nhiều nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ nhưng Vân Hà vẫn có nét đẹp rất riêng, đó chính là người dân nơi đây không có ruộng. Họ không trồng lúa, hay trồng hoa màu mà sống hoàn toàn bằng nghề chính là thủ công, giao thương với các địa phương lân cận, trong đó có nghề nấu rượu.
Làng Vân không chỉ được du khách tour miền Bắc biết đến với những cảnh quan thiên nhiên đẹp và thơ mộng, mà làng Vân từ xưa còn nổi tiếng gần xa với nghề nấu rượu truyền thống. Với cái tên rượu làng Vân đã trở thành thương hiệu vô cùng độc đáo và được xem như là một loại mỹ tửu của xứ Kinh Bắc, là niềm tự hào bao đời nay của người dân sống tại mảnh đất Bắc Giang này.
Đã từ rất lâu là nghe tên rượu làng Vân nhưng để xác định nguồn gốc của thức uống này thì cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Chỉ biết được rằng, là dân làng Vân xưa nay vẫn thờ bà "Tổ Nghiệp"là bà Nghi Định. Bà đã mang nghề nấu rượu từ đất nước Trung Hoa về và truyền dạy lại cho người dân làng Vạn Vân, làm nên danh tiếng rượu làng Vân.
Kể từ đó trong làng đã hình thành nên một tục lệ vào mùng 4 Tết Nguyên đán, mỗi nhà sẽ cử một người ra chùa Rộc uống máu ăn thề, nguyền phải giữ bí quyết nghề tổ, không được truyền cho bất cứ ai người ở ngoài làng. Và từ đó dân Vân Hà luôn tự hào với bí truyền nấu rượu từ nếp cái hoa vàng hòa quyện với thứ men gia truyền tinh chế từ chính 36 vị thuốc bắc và còn từ nguồn nước trong veo, tinh khiết được lấy từ cái giếng khơi trong làng.
Rượu làng Vân - đặc sản miền Bắc ai cũng thích
Nếp cái Hoa Vàng
Thứ gạo người Vân Hà sử dụng là loại gạo có hạt tròn, dẻo thơm đặc biệt mang tên nếp cái hoa vàng, một giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Nguyên nhân gọi là nếp cái hoa vàng là do khi cây lúa trổ bông, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác.
Loại men dùng để ủ
Để quyết định hương vị và chất lượng của rượu làng Vân chính là thứ men đặc biệt, đây là loại men thuốc Bắc gia truyền của làng Vân với 36 vị thuốc Bắc quý hiếm. Nhưng nếu để kiểm chứng là có đủ 36 vị thuốc Bắc hay không thì không ai kiểm chứng được và cũng có ý kiến cho rằng con số 36 chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho 36 làn điệu quan họ xứ Kinh Bắc đã mê mẩn biết bao du khách trong chuyến đi du lịch miền Bắc của mình.
Lọc và xử lý độc tố trong rượu
Sau giai đoạn lên men giữa gạo nếp và men ủ, sẽ là quá trình chưng cất phức tạp qua một hệ thống lọc và xử lý độc tố đa tầng. Nhờ có hệ thống này mà rượu luôn giữ được hương vị thơm ngon, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt khi uống sẽ không bị đau đầu.
Hạ thủy trong thổ và cất giữ trong hầm
Thực ra sau khi chưng cất và xử lý độc tố rượu Làng Vân hoàn toàn có thể sử dụng được. Nhưng để đạt được vị êm nhất định, rượu cần được đem đi hạ thủy trong thố bằng bình sành sứ càng lâu càng tốt. Khâu cuối cùng rượu được cất trữ trong chai nhỏ và cất giữ trong hầm trong điều kiện môi trường không có ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đạt ở mức tối ưu.
Có lẽ chính vì những quy trình cầu kỳ phức tạp của rượu làng Vân đã tạo nên hương vị và thương hiệu của sản phẩm này. Cái hồn của những hũ rượu làng vân chính là hương vị đậm đà, mùi thơm thanh khiết, uống vào một ngụm thấy bừng lên nồng nàn như ai vừa mở áo chỏ xôi nếp cái, thấy êm ru như đang đi vào giấc mộng.
Điều đặc biệt nhất của rượu làng Vân khiến mọi du khách đi tour du lịch miền Bắc mê đắm đó là cảm giác say rượu làng Vân là cảm giác say mơ màng, lúc tỉnh dậy không những không thấy uể oải mà lại thấy con người như được thêm sức mạnh, tinh thần sảng khoái. Say rượu làng Vân là cái say la đà, cái say của sự nền nã.
Nếu có dịp đến du lịch miền Bắc thưởng thức rượu làng Vân hoặc đem lòng si mê loại mỹ tửu này thì chắc chắn du khách sẽ nhớ mãi cái thứ nước trong vắt và được ví như nắng hạ, chỉ cần lắc nhẹ là thấy sủi tăm, rất lâu sau mới hết.
Du lịch làng Mai Xá ngắm cảnh đẹp yên bình và ăn đặc sản Không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử, bãi biển xinh đẹp ghé thăm vùng đất lửa Quảng Trị bạn còn được khám phá cảnh làng quê yên bình. Du lịch làng Má đang là điểm đến thu du khách hiện nay mỗi khi tới Quảng Trị, với cảnh đẹp mộc mạc và đặc sản ngon. Làng Mai Xá ở đâu...