Đình làng Việt thờ vua Chăm
Người dân làng Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, H.Ninh Sơn ( Ninh Thuận) lập đình làng thờ vị Thần Hoàng có công xây dựng hệ thống dẫn thủy nhập điền.
Đình làng Đắc Nhơn – Ảnh: Thiện Nhân
Làng Đắc Nhơn nằm cách TP.Phan Rang – Tháp Chàm chừng 9 km về phía tây, người dân (chủ yếu người kinh) sinh sống bằng nghề nông và chăn nuôi. Đình Đắc Nhơn nằm giữa trung tâm ngôi làng, xây dựng vào năm 1789, đến năm 1852 trùng tu lại và được người dân địa phương giữ gìn cho đến hôm nay. Năm 1999, Bộ VHTT công nhận đình làng Đắc Nhơn là Di tích lịch sử Quốc gia.
Thờ vị vua Pô Klông Girai
Video đang HOT
Đình làng Đắc Nhơn là một trong những ngôi đình cổ ở Ninh Thuận, có giá trị văn hóa, lịch sử hết sức độc đáo. Về sắc phong, hiện còn lưu giữ được 8 sắc phong của các vua triều Nguyễn, lâu nhất là sắc phong của vua Minh Mạng (1840) và gần nhất là vua Khải Định (1924). Nhà nghiên cứu văn hóa Đình Hy, Phó chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Ninh Thuận, cho biết phía tây tỉnh Ninh Thuận có hai đập nước cổ Nha Trinh và Lâm Cấm lấy nước từ sông Dinh để tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp do đồng bào Chăm xây dựng, mà tác giả của công trình này là vị vua Pô Klông Garai. Sau này hệ thống thủy lợi được nâng cấp, mở rộng tưới tiêu cho nhiều diện tích ở các cánh đồng phía tây Ninh Thuận. Theo ông Đình Hy, quá trình khai khẩn, làm ăn đã thừa hưởng những thành quả của hệ thống dẫn thủy nhập điền cổ của đồng bào Chăm nên người dân Đắc Nhơn xây dựng đình làng thờ cúng và tôn xưng Pô Klông Garai là Thần Hoàng của làng mình, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn. Cũng như nhiều đình làng khác ở các tỉnh duyên hải miền Trung họ lập đình làng thờ các bậc tiền hiền khai khẩn để ghi nhớ công lao lập, nhưng người dân làng Đắc Nhơn lại thờ vị vua Chăm có công xây dựng hệ thống thủy lợi, giúp cho họ có cuộc sống ấm no. Đây là một biểu hiện ứng xử đặc biệt, phù hợp với tính cách, tâm thế của người Việt Nam.
Người đứng tế lễ phải kiêng cử
Ông Nguyễn Được (80 tuổi), người có hơn 14 năm trông coi đình làng Đắc Nhơn cho biết, hàng năm người dân địa phương đều tổ chức các lệ cúng theo xuân kỳ thu tế. Mùa xuân thì tế lễ cầu quốc thái dân an, cầu cho đời sống no ấm, mùa màng bội thu; mùa thu tháng 8 âm lịch là ngày tế chính. Theo ông Được, lễ vật dâng lên Thần Hoàng là hoa quả, trầu rượu, vịt, dê, heo. Trong đó, dê, heo phải là con đực, cùng một màu hoặc đen, hoặc trắng hoàn toàn; xôi chè nếp phải trắng không pha lẫn đậu đen. Trong ngày đại lễ, người đứng tế lễ phải là người có uy tính, kiêng ăn thị bò nhiều ngày trước. Vị chủ tế không được sinh hoạt vợ chồng trước 3 ngày diễn ra tế lễ. Nếu trong thời điểm này, người nhà của vị chủ tế có tang thì phải thay người khác và phụ nữ không được vào hậu tẩm thờ cúng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Đình Hy, không riêng gì các vị chủ tế, dân làng chỉ được giết mổ dê, vịt, heo tuyệt đối không được mổ hoặc mua thịt bò để cúng tế, vì rằng vua Pô Klông Garai là người Chăm Bà la môn giáo, bò là vật cỡi của thần Siva, nên phải kiêng thịt bò.
Thiện Nhân
Theo Thanhnien
Lũ đột ngột, 7 du khách bị cuốn trôi
Đang vui đùa tại thác SaKai, phía nam thủy điện Đa Nhim, nhóm du khách thuộc hai gia đình bị cuốn trôi khiến 3 người tử vong.
Con suối nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Sơn Ninh
Theo điều tra ban đầu, 7 người trong gia đình một lãnh Sở Giao thông Vận tải tỉnh Ninh Thuận và cán bộ Văn phòng UBND tỉnh đến KDL thác SaKai phía nam thủy điện Đa Nhim thuộc xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) tắm suối, chiều 27/9.
Khoảng 16h, trời đổ mưa trên thượng nguồn, nước lũ đổ về đột ngột cuốn trôi cả 7 người. Người dân gần đó phát hiện, cứu được 5 người. Một lúc sau họ tìm thấy thi thể con trai 8 tuổi của lãnh đạo Sở GTVT mắc kẹt tại gốc cây lớn, cách điểm tắm 200 m.
Sau khi được cứu, cán bộ 39 tuổi của Văn phòng UBND tỉnh đã men theo dòng thác tìm vợ mất tích, không may lại bị lũ cuốn. Gần một giờ sau, lực lượng cứu hộ vớt được xác ông này.
Đến 21h nước rút, lực lượng cứu hộ cùng bà con soi đèn dọc con suối đã trơ đá, phát hiện thi thể người vợ cách điểm tắm gần một km. Các nạn nhân được đưa về nhà lo hậu sự ngay trong đêm.
Suối thác SaKai nằm dưới chân Đèo Ngoạn Mục, có độ dốc cao. Người dân địa phương cho biết, khi mưa nước lũ đổ về nhanh kéo theo cây gỗ, đá lăn rất nguy hiểm. Chính quyền đã cảnh báo nhưng vẫn có nhiều du khách tìm đến khu vực này tắm, chủ quan nên xảy ra tai nạn.
Sơn Ninh
Theo VNE
Án mạng vườn táo: Tiếp tục mời vợ nạn nhân làm rõ thông tin Ngày 25.9, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Ninh Thuận tiếp tục mời bà Lê Thị Tùng, vợ nạn nhân Nguyễn Đông Tấn, người bị đâm chết tại vườn táo thôn An Thạnh 2, xã An Hải, H.Ninh Phước (Ninh Thuận). Hiện trường vụ án, nạn nhân nằm chết cạnh mé giường Đây là lần thứ năm bà Tùng được mời đến Cơ...