Định hướng cho sự ổn định và phát triển bền vững của kinh tế EU
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 18/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố phần hai của Báo cáo kinh tế mùa Thu, một phần trong chu kỳ kinh tế thường niên của Liên minh châu Âu (EU).
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Đây được xem là gói kích cầu kinh tế, là bước đi quan trọng nhằm giải quyết các thách thức kinh tế và xã hội đang nổi lên, đồng thời định hình chính sách để đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng bền vững cho châu Âu trong năm 2025.
Chu kỳ kinh tế của EU là công cụ cốt lõi để nhận diện thách thức và đưa ra định hướng chính sách cho các quốc gia thành viên. Báo cáo năm nay tập trung vào ba nội dung chính gồm khuyến nghị chính sách kinh tế, đán.h giá tình hình kinh tế vĩ mô và phân tích thị trường lao động.
Những phân tích này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng đán.h giá mà còn thúc đẩy đối thoại giữa EC, các quốc gia thành viên và các bên liên quan về các hành động thiết thực.
Video đang HOT
Dựa trên Báo cáo kinh tế mùa Thu, Báo cáo kinh tế mùa Xuân sẽ tiếp tục cung cấp các khuyến nghị chi tiết cho từng quốc gia, tập trung vào việc xử lý những vấn đề nổi bật được xác định trong báo cáo quốc gia.
EC nhấn mạnh rằng việc thực hiện các hành động đồng bộ ở cả cấp quốc gia và khu vực là yếu tố then chốt để đảm bảo hoạt động hiệu quả của khu vực đồng euro. Trong đó, một số định hướng chính sách quan trọng đã được đề ra nhằm thúc đẩy sự ổn định và phát triển kinh tế bền vững. Trước hết, EU cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu. Song song với đó, cải thiện môi trường kinh doanh bằng cách giảm bớt gánh nặng hành chính và mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp cũng là một ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, EC khuyến khích hỗ trợ các khoản đầu tư chiến lược, tập trung vào các dự án chuyển đổi xanh, số hóa, quốc phòng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, giúp họ thích nghi với các nhu cầu kinh tế mới và gia tăng tỷ lệ tham gia thị trường lao động là điều cần thiết.
Cuối cùng, việc tuân thủ khuôn khổ ngân sách mới nhằm bảo vệ tính bền vững của nợ công và tăng cường giám sát các rủi ro tài chính cũng được nhấn mạnh như một giải pháp không thể thiếu để đạt được mục tiêu chung.
Liên quan đến Báo cáo cơ chế cảnh báo (RMA), EC nhấn mạnh RMA tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc nhận diện và đán.h giá rủi ro mất cân bằng kinh tế vĩ mô. Trong năm 2025, EC sẽ tập trung vào 9 quốc gia đã được xác định có mức độ mất cân bằng nghiêm trọng, bao gồm: Đức, Hy Lạp, Hungary, Hà Lan, Italy, Romania, Slovakia, Thụy Điển và CH Cyprus (Síp).
Đáng chú ý, Estonia đã được bổ sung vào danh sách các quốc gia cần được đán.h giá sâu hơn. Quyết định này xuất phát từ những lo ngại về áp lực lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán và nguy cơ bong bóng bất động sản tại quốc gia này.
EC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại với Nghị viện châu Âu, các đối tác xã hội và các bên liên quan khác để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả. Đối thoại này sẽ giúp định hình các bước tiếp theo trong chu kỳ kinh tế, đồng thời đảm bảo sự đồng thuận cao giữa các quốc gia thành viên.
Gói kích cầu kinh tế của EU không chỉ là một giải pháp cấp bách để đối phó với những khó khăn hiện tại mà còn là một bước đi chiến lược để xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, bền vững và hội nhập.
Với những chính sách cụ thể và sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên, EU đang tạo ra một động lực mới cho sự phục hồi và phát triển chung.
Với những khuyến nghị và định hướng cụ thể trong gói kinh tế mùa Thu, EU đang tạo nền tảng vững chắc để đối mặt với những thách thức và nắm bắt cơ hội phát triển bền vững cho toàn khu vực.
Bản địa hóa SDGs ở các nước đang phát triển
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 28/11, tại Jakarta đã diễn ra Hội nghị về bản địa hóa các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) ở các nước đang phát triển.
Đây là diễn đàn thường niên của Đại học Hồi giáo quốc gia Indonesia và Quỹ Nghiên cứu Synergy (RSF) về Kinh tế và Kinh doanh (UINACEB).
Hội nghị tập trung thảo luận các thách thức tại các nước đang phát triển, nơi mà bối cảnh xã hội, kinh tế, môi trường và chính trị độc đáo có thể vừa là rào cản, vừa tạo ra cơ hội mới cho phát triển bền vững trong khi các khuôn khổ và sáng kiến toàn cầu là điều cần thiết để hướng dẫn việc thực hiện SDGs.
Các bên liên quan tại địa phương bao gồm chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng cần chịu trách nhiệm và điều chỉnh chương trình nghị sự cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của mình.
Với hình thức trực tiếp và trực tuyến, sự kiện này quy tụ các học giả, nhà hoạch định chính sách, các học viên và nhà nghiên cứu từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các đại biểu đã thảo luận các vấn đề từ xóa đói giảm nghèo và giáo dục chất lượng đến hành động vì khí hậu và bình đẳng giới, SDGs đại diện cho tầm nhìn về một tương lai toàn diện, công bằng và bền vững hơn cho tất cả mọi người.
Diễn giả Rajendra Aryal, Giám đốc quốc gia Indonesia, Timor Leste và ASEAN tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc, đã nêu các thách thức toàn cầu trong xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh lương thực. Ông đồng thời khẳng định: Để các mục tiêu này có tác động có ý nghĩa và lâu dài, giải pháp để chuyển từ các nguyện vọng toàn cầu thành các hành động cụ thể, mang tính địa phương ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tiến sĩ Asep Saepudin Jahar, Hiệu trưởng Đại học Hồi giáo quốc gia Indonesia, nêu rõ các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức, bao gồm đói nghèo, bất bình đẳng và thể chế yếu kém. Tuy nhiên, những thách thức này không phải là không thể vượt qua. Thông qua các phương pháp tiếp cận chính sách sáng tạo, quan hệ đối tác và chiến lược bản địa hóa, các nước này có thể vượt qua những rào cản này và đẩy nhanh tiến độ hướng tới SDGs.
Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững Trong hai ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhóm họp tại thành phố Rio de Janeiro của Braxin để thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng. Với chủ đề "Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững", Hội nghị đã chứng...