Định giá Windows bản quyền: nền tảng bảo vệ từ gốc trong thời đại số
Nền tảng để xây dựng một hệ thống an ninh kiên cố trước hết là đảm bảo mỗi máy tính cá nhân hoạt động tốt và an toàn. Việc ứng dụng Windows và Office 365 vào quy trình vận hành và sản xuất là điều kiện ưu tiên để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại số.
Chi phí để đầu tư cho công nghệ không bao giờ là nhỏ. Đã thế, đầu tư cho an ninh bảo mật là cả một bài toán chi phí khó giải cho chủ doanh nghiệp. Sống và làm việc trong kỷ nguyên kết nối, nơi mà mỗi thiết bị dần trở thành một phần tử, có khả năng kết nối, tạo ra một mạng lưới thiết bị khổng lồ. Khi một mạng lưới có quá nhiều điểm truy cập như thế, thì bất kì điểm nào cũng có tiềm năng biến thành một cánh cửa dẫn dắt những vị khách không mời mà đến.
Bất kì một thiết bị công nghệ nào có khả năng kết nới đều chứa đựng một nguy cơ bị xâm phạm bởi mã độc.
Chưa kể đến các phần mềm quản lí, kiểm soát an ninh cho máy chủ hay toàn bộ mạng lưới CNTT của doanh nghiệp, bởi lẻ nguồn gốc bắt đầu của đa số mọi lỗ hổng đến máy tính cá nhân. Việc sử dụng hệ điều hành “không chính chủ” là cách thức “xâm nhập” và “chiếm hữu” dễ dàng nhất của tội phạm mạng. Ngoài thiệt hại về việc mất mát dữ liệu quan trọng, ảnh hưởng tài chính doanh nghiệp, sự cố an ninh mạng cũng làm giảm khả năng nắm bắt cơ hội tương lai. Điều đó cũng có nghĩa, bạn sẽ khó tận dụng được những giá trị có được mà thời đại số mang đến.
Nguồn gốc của lỗ hổng bảo mật đến từ việc sử dụng hệ điều hành, phần mềm “không chính chủ”.
Vấn đề nghiêm trọng, nhưng giải pháp lại cực kì đơn giản cho khả năng bảo mật từ gốc. Việc nâng cao miễn dịch tại mọi nút thắt an ninh, hay nói cách khác là xây dựng bức tường bất khả xâm phạm vào hệ thống dữ liệu tại máy tính cá nhân. Định giá cho một phần mềm Windows bản quyền qua nhà phân phối Synnex FPT có mức giá trung bình trên 3 triệu đồng. Con số này sẽ chỉ bằng 0 đồng khi người dùng chọn mua các dòng máy có hỗ trợ sẵn Windows bản quyền. Theo đó thay vì mua phần mềm Windows rời về cài như cách truyền thống, người dùng hiện nay đã có thể sở hữu máy tính tích hợp sẵn phần mềm bản quyền OEM. Microsoft hiện đã và đang hợp tác với hầu hết các nhà sản xuất máy tính trên thế giới như HP, Asus, Dell, Lenovo nhằm tạo ra các dòng máy có hỗ trợ sẵn Windows bản quyền mà vẫn giữ trong mức giá cạnh tranh.
Video đang HOT
Với Asus Zenbook UX391UA, bạn không những được sở hữu một thiết kế sáng tạo của Asus khi tích hợp bản lề ErgoLift độc đáo trên máy mà còn được sử dụng bản quyền Windows 10 đi kèm, giúp tối đa hiệu suất cấu hình, vận hành ổn định và yên tâm lưu trữ cho mọi dữ liệu.
Theo các hình thức cấp phép của Microsoft thì OEM (Original Equipment Manufacturer) là phần mềm này được cài đặt sẵn trên máy tính mới từ nhà sản xuất hoặc công ty lắp ráp máy tính. OEM được coi như là hệ điều hành đã được cài đặt sẵn vào máy tính và người dùng không cần phải kích hoạt bản quyền. Ngoài ra, OEM còn có hình thức cấp phép khác được mua rời, áp dụng nếu máy tính mới của người dùng chưa được cài đặt sẵn phần mềm bản quyền. Với hai cách đóng gói Windows OEM này sẽ giới hạn khả năng sử dụng, người dùng không thể chuyển cấp phép từ máy tính này (không dùng nữa) sang máy tính khác được. Do đó, OEM thích hợp với người dùng cá nhân và start-up nhỏ lẻ. Bởi lẻ, những đối tượng này sẽ gắn bó lâu dài với vòng đời của thiết bị mà trong đó, chi phí đầu tư thiết bị mới là hoàn toàn cần thiết.
Không phải đơn giản mà giới văn phòng luôn yêu thích và update Windows liên tục, bởi lẽ các phiên bản mới Windows 10 April hay Windows 10 October 2018 Update giúp máy chạy nhanh và mượt hơn khá nhiều. Việc sử dụng đa thao tác, mở cùng lúc nhiều ứng dụng, chương trình cùng một lúc đều dễ dàng được xử lí nhanh chóng, giúp khơi dậy niềm hứng khởi trong công việc.
Windows 10 hỗ trợ nhiều tính năng giúp phát huy tốt mọi tác vụ giữa người dùng với thiết bị. Đơn cử như Windows Ink cho các thao tác vẽ, ghi chú của bạn trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Nhiều hãng sản xuất máy tính đã tận dụng khéo léo tính năng Windows Hello có sẵn trên Windows 10 để giúp nâng cao khả năng bảo mật. Mẫu laptop HP Probook 440 G5 củng cố hệ thống bảo mật với cảm biến vân tay tích hợp, tương thích tốt với Windows Hello đi cùng hàng loạt các công nghệ bảo mật cần thiết cho doanh nghiệp như TPM 2.0, BIOSphere Gen4, HP DriveLock và Automatic DriveLock, Client Security Gen3.
Bộ đôi bất khả chiến bại từ ông lớn Microsoft còn có bộ Office 365 giúp tối ưu công việc văn phòng cần nhiều tác vụ và ứng dụng đa dạng. Ứng dụng bao gồm Word, Excel, PowerPoint, OneNote, Outlook, Publisher và Access. Một điểm vượt trội của Office 365 là linh hoạt tải và chuyển đổi các phiên bản giữa Mac hay Windows mà không mất phí, chỉ cần hủy kích hoạt mã trên máy cũ rồi cài nó trên máy mới. Ngoài ra, một mã Office 365 Personal còn sử dụng được cho một thiết bị tablet và một chiếc smartphone chạy iOS, Android hoặc Windows.
Rõ ràng, những lợi ích từ khả năng vận hành, hỗ trợ tối đa cho hiệu suất cũng như tăng tính bảo mật là những giá trị khác biệt mà phần mềm EOM đã và đang mang đến cho khách hàng của mình. Hãy cùng trải nghiệm và cảm nhận sự khác biệt với hàng loạt các sản phẩm đang được phân phối qua Synnex FPT như: HP 15-da0057TU, HP Probook 440 G5, HP ProOne 600 G4 AiO Touch, Dell XSP 13 9360, Dell XPS 15 9570, Dell Inspiron 3576/5370, Dell Vostro 5471, Asus S430UA, Asus UX391UA, Asus S530UA. Chi tiết tham khảo tại đây.
Theo báo mới
80% tổ chức chưa có bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin
Đó là thông tin được đưa ra tại chương trình Ngày an toàn thông tin Việt Nam 2018 do Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM và Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA phía Nam) tổ chức tại TPHCM ngày 22/11.
Các đại biểu tham quan, tìm hiểu về sản phẩm công nghệ thông tin tại Ngày hội.
Báo cáo tổng quan về tình hình an toàn thông tin (ATTT) trên thế giới và tại Việt Nam năm 2017-2018, ông Trịnh Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam cho biết, hiện chúng ta đang trong xu thế của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các sản phẩm, dịch vụ thông minh vào nhiều lĩnh vực của đời sống.
Tuy nhiên, việc đảm bảo ATTT trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và thiết bị thông minh đang gặp nhiều thách thức lớn trước các cuộc tấn công, xâm nhập của tin tặc với những kiểu mã độc mới, phương thức tấn công mới vô cùng tinh vi. Đòi hỏi người bảo vệ phải xây dựng các biện pháp mới để bảo vệ doanh nghiệp.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, biện pháp kỹ thuật phổ biến nhất để bảo vệ hệ thống công nghệ thông tin là tường lửa (56%), phần mềm Anti-Virus (50%) và hệ thống ghi log phục vụ giám sát, điều tra (47%). Đặc biệt, số DN triển khai hệ thống quản lý thông tin và sự kiện ATTT chiếm 18% trong tổng số DN được khảo sát.
Đây là một thành phần quan trọng và cho thấy mức đầu tư có tỷ trọng lớn của DN cho hệ thống này. Để bảo vệ hệ thống máy chủ và các ứng dụng, bên cạnh 2 biện pháp phổ biến nhất là tường lửa và chống mã độc, DN đặc biệt quan tâm tới kiểm soát truy cập từ các thiết bị di động và thiết bị ở xa (chiếm 53%) và chống leo thang đặc quyền (48%). Tường lửa mức ứng dụng và sử dụng máy chủ dự phòng chạy song song cùng máy chủ chính cũng được nhiều DN triển khai (41% và 40%)...
Song song với các giải pháp kỹ thuật, yếu tố con người và quy trình đóng vai trò không kém phần quan trọng so với yếu tố kỹ thuật. Thực tế, đã có khá nhiều tổ chức có nhân sự phụ trách ATTT; nhân sự đa phần được đào tạo bài bản hoặc đã trải qua các khóa tập huấn về ATTT.
Tuy nhiên, theo ông Minh, về việc bố trí nhân sự cho ATTT, có tới 80% tổ chức chưa có bộ phận chuyên trách. Việc đầu tư công nghệ, phát triển nhân sự, triển khai chính sách vẫn nhiều thách thức, khi còn tới 39% đơn vị cho rằng "chưa được lãnh đạo quan tâm đúng mức". Chính sách ATTT vẫn thiếu vắng ở đa số các tổ chức tham gia khảo sát (57%). Trong những tổ chức đã có ban hành các chính sách về ATTT, chỉ có ít (21%) tổ chức yên tâm với chính sách của mình, cho rằng chính sách là hữu hiệu và có thể sử dụng trong thời gian tới. Thậm chí, một số chính sách được ban hành nhưng không có hệ thống kỹ thuật hoặc phi kỹ thuật kiểm tra được nó có thực thi hay không thì đã ẩn chứa ngay từ ban đầu khả năng thất bại...
Trước tình hình trên, đòi hỏi, các cơ quan quản lý nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý giúp cho đảm bảo ATTT tốt hơn, cùng với đó tạo sự thông thoáng giúp các doanh nghiệp có điều kiện tốt nhất tham gia vào thị trường ứng dụng công nghệ thông tin khổng lồ tại Việt Nam và trên thế giới.
Tập trung vào bảo đảm an ninh, an toàn mạng cho các hệ thống hạ tầng trọng yếu của xã hội, đẩy mạnh hơn nữa chính quyền điện tử để tận dụng khả năng của CNTT, của cuộc cách mạng số hóa nhằm xây dựng một môi trường sản xuất, đầu tư và cuộc sống xã hội tiên tiến.
Về phía doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch hoàn thiện hệ thống đảm bảo ATTT theo xu hướng lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, đẩy mạnh sự tham gia trực tiếp của các cấp lãnh đạo, các bộ phận kinh doanh trong chương trình ATTT. Song song đó cần chú trọng kiến trúc tổng thể ATTT, coi hệ thống ATTT là một thể thống nhất với liên kết chặt chẽ giữa các thành phần. Qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của ATTT trong mỗi doanh nghiệp.
Theo Báo Mới
Coi thường bảo mật đòi 'chơi' 4.0: Có ngày ăn quả đắng Vụ việc dữ liệu thông tin cá nhân, được cho là khách hàng của Thế giới di động, bị đăng tải công khai trên mạng, đến nay vẫn thiếu căn cứ khẳng định bị tin tặc tấn công, đánh cắp. Tuy nhiên, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn thông tin với các DN Việt Nam. "Mất bò...