Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng

Theo dõi VGT trên

Sức đề kháng của cơ thể là khả năng chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng

Với sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.

Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng?

Suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng. Một số yếu tố gây suy giảm hệ miễn dịch như:

Tuổi cao: Khi chúng ta già đi, các cơ quan nội tạng trở nên kém hiệu quả hơn so với tuổi trẻ, trong đó có các cơ quan liên quan đến miễn dịch như tuyến ức hoặc tủy xương… Các cơ quan này sẽ tạo ra ít tế bào miễn dịch cần thiết để chống lại nhiễm trùng.

Lão hóa cũng liên quan đến sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng: Do bệnh mãn tính (bệnh tật gây chán ăn), dùng thuốc (nhiều loại thuốc có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng), kém hấp thu (do có các vấn đề về đường ruột) … góp phần làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng - Hình 1

Hệ miễn dịch của cơ thể ví như bức tường rào quan trọng để bảo vệ cơ thể trước mọi khả năng xâm nhập của virus gây bệnh.

Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng với lượng khí thải trong các khu công nghiệp, khí thải từ xe cộ giao thông cùng với việc sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu… khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những chất ô nhiễm này có thể làm suy giảm hoặc ngăn chặn hoạt động bình thường của các tế bào miễn dịch.

Thừa cân, béo phì: Béo phì là một yếu tố nguy cơ của nhiều loại bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường loại 2. Một cơ chế liên kết các bệnh này là viêm. Trong khi suy dinh dưỡng dẫn đến ức chế hệ thống miễn dịch, thì lượng calo dư thừa dẫn đến béo phì làm tăng khả năng bị viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và làm giảm khả năng miễn dịch.

Chế độ ăn uống nghèo nàn: Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất có thể làm suy giảm sản xuất và hoạt động của các tế bào miễn dịch và kháng thể.

Một chế độ ăn nhiều carbs tinh luyện, thêm đường nhân tạo và đường sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn khó khăn hơn trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nguyên nhân là do thực phẩm đã qua chế biến sẽ tấn công các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhường chỗ cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Các bệnh mãn tính: Các rối loạn tự miễn dịch và suy giảm miễn dịch có thể tấn công và có khả năng vô hiệu hóa các tế bào miễn dịch của cơ thể.

Căng thẳng tinh thần mãn tính: Gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng miễn dịch. Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, loại hormone làm giảm mức độ tế bào lympho và phagocytes. Với số lượng tế bào bạch cầu giảm, cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự đổ bộ của vi khuẩn và virus. Hơn nữa, stress còn gây ra một loạt các tác dụng phụ không lành mạnh như: Uống rượu, hút thuốc, mất ngủ và chứng thèm ăn… tất cả những điều này đều khiến hệ thống miễn dịch suy yếu trầm trọng hơn.

Video đang HOT

Thiếu ngủ: Ngủ là thời gian giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Trong khi ngủ cơ thể sẽ giải phóng các cytokine – loại protein bảo vệ bạn khỏi viêm và nhiễm trùng. Ngủ quá ít sẽ làm giảm số lượng các cytokine này và các tế bào miễn dịch khác.

Dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng - Hình 2

Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Vai trò của dinh dưỡng trong việc tăng cường miễn dịch

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Chế độ ăn cần cân bằng các nhóm thực phẩm giàu chất đạm (từ thịt, cá, trứng, sữa), chất béo (từ dầu hoặc các loại hạt) và tăng cường gấp đôi rau xanh, trái cây… trong khẩu phần để có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Ăn đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống đa dạng là cần thiết cho sức khỏe và chức năng của tất cả các tế bào, bao gồm cả các tế bào miễn dịch. Một số chế độ ăn uống nhất định có thể giúp cơ thể ứng phó trước sự tấn công của vi sinh vật và chứng viêm quá mức.

Các chất dinh dưỡng đã được xác định là quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, kẽm, selen, sắt và protein (bao gồm cả axit amin glutamine). Chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm động vật và thực vật.

Chế độ ăn hạn chế về sự đa dạng và ít chất dinh dưỡng, như thực phẩm siêu chế biến, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Một chế độ ăn có nhiều đường tinh luyện và thịt đỏ, ít trái cây và rau quả có thể thúc đẩy sự rối loạn các vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, dẫn đến viêm mãn tính đường ruột và liên quan đến khả năng miễn dịch bị ức chế.

7 bước giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh
1. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng với trái cây, rau, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và uống nhiều nước.
2. Không hút thuốc (hoặc ngừng hút thuốc nếu bạn đang hút).
3. Uống rượu điều độ.
4. Thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên vừa phải.
5. Đặt mục tiêu ngủ 7-9 giờ mỗi đêm. Cố gắng giữ một lịch trình ngủ, thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Đồng hồ cơ thể hay nhịp sinh học điều chỉnh cảm giác buồn ngủ và tỉnh táo, do đó, có một lịch trình ngủ nhất quán sẽ duy trì nhịp sinh học cân bằng để chúng ta có thể bước vào giấc ngủ sâu hơn và thư thái hơn.
6. Quản lý tốt căng thẳng, stress. Hãy cố gắng tìm ra một số chiến lược lành mạnh phù hợp với bạn và lối sống của bạn, cho dù đó là tập thể dục, thiền, một sở thích cụ thể hay thậm chí là nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy…
7. Rửa tay đúng cách vào các thời điểm như: Khi từ ngoài trời đi vào, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc xì mũi…

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 "đáng kinh ngạc" sau khi tiêm vaccine Covid-19

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch quan trọng sẽ tồn tại lâu dài trong tủy xương của những người từng nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đã tiêm vaccine Covid-19.

Miễn dịch SARS-CoV-2 kéo dài trong bao lâu?

Theo 2 nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt là sau khi tiêm vaccine. Các phát hiện này có thể giảm lo ngại về việc hiệu quả bảo vệ chống lại virus chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 đáng kinh ngạc sau khi tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

Khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt sau khi tiêm vaccine. (Ảnh minh họa: Reuters)

Hai nghiên cứu mới cho thấy, phần lớn những người đã phục hồi sau khi mắc Covid-19 và những người sau đó được tiêm chủng sẽ không cần tiêm liều vaccine tăng cường. Tuy nhiên, vẫn có 2 nhóm có thể cần tiêm vaccine tăng cường là những người đã tiêm vaccine nhưng chưa bao giờ nhiễm virus, và số ít người nhiễm virus nhưng cơ thể không tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature hôm 24/5, các tế bào có khả năng ghi nhớ virus sẽ tồn tại trong tủy xương và có thể tạo ra kháng thể khi cần thiết.

Nghiên cứu thứ hai đăng trên BioRxiv, một trang web nghiên cứu sinh học, cho thấy những tế bào được gọi là tế bào nhớ B tiếp tục phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn trong ít nhất 12 tháng sau lần lây nhiễm ban đầu.

"Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch được tạo ra do lây nhiễm virus và tiêm chủng có thể sẽ tồn tại lâu dài", Scott Hensley, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết.

Trên thực tế, các tế bào nhớ B được tạo ra để phản ứng với sự lây nhiễm SARS-CoV-2 và trở nên mạnh mẽ khi con người tiêm chủng. Tế bào nhớ B có thể ngăn chặn các biến thể của virus và giúp không cần thiết phải tiêm mũi tăng cường, theo Michel Nussenzweig, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Đại học Rockefeller (Mỹ).

"Những người mắc bệnh và sau đó tiêm chủng sẽ có kháng thể tuyệt vời và cơ thể họ sẽ tiếp tục phát triển các kháng thể. Tôi hy vọng chúng sẽ tồn tại trong thời gian dài", ông Nussenzweig nói.

Khi lần đầu tiên gặp virus, tế bào B nhanh chóng sinh sôi và sản xuất kháng thể với số lượng lớn. Sau khi cơ thể trải qua tình trạng lây nhiễm cấp tính, một số lượng nhỏ tế bào B sẽ ở lại trong tủy xương và sản xuất đều đặn một lượng kháng thể.

Để xem xét các tế bào nhớ B đặc trưng cho virus SARS-CoV-2, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Ali Ellebedy của Đại học Washington đứng đầu đã phân tích mẫu máu của 77 người, bắt đầu từ một tháng sau khi họ mắc Covid-19. Chỉ 6 trong số 77 người phải nhập viện vì Covid-19, số còn lại có triệu chứng nhẹ.

Mức độ kháng thể ở những người này giảm nhanh sau 4 tháng lây nhiễm virus và tiếp tục giảm dần trong nhiều tháng sau đó. Theo NY Times, kết quả này thống nhất với kết quả từ các nghiên cứu khác.

Một số nhà khoa học giải thích rằng, sự sụt giảm kháng thể này là dấu hiệu của khả năng miễn dịch suy giảm, nhưng đó chính xác là những gì nằm trong nghiên cứu, các chuyên gia khác cho biết. Nếu phải mang lượng lớn kháng thể chống lại mọi mầm bệnh cơ thể từng gặp, máu sẽ trở nên dày đặc.

Lượng kháng thể trong máu sẽ giảm mạnh sau lây nhiễm cấp tính, trong khi đó, các tế bào nhớ B vẫn nằm yên trong tủy xương và sẵn sàng hoạt động khi cần thiết.

Từng mắc Covid-19 có cần tiêm vaccine không?

Nhóm của Tiến sĩ Ellebedy đã lấy mẫu tủy xương từ 19 người khoảng 7 tháng sau khi họ nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 15 người có tế bào nhớ B có thể phát hiện được, 4 người còn lại không có. Điều này cho thấy một số người có thể mang rất ít hoặc không mang tế bào nhớ B.

"Điều này cho thấy, ngay cả khi bạn đã nhiễm virus, không có nghĩa là bạn có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ", Tiến sĩ Ellebedy nói. Kết quả này cũng củng cố ý kiến cho rằng những người đã phục hồi sau Covid-19 vẫn nên tiêm chủng, ông Ellebedy nói thêm.

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 đáng kinh ngạc sau khi tiêm vaccine Covid-19 - Hình 2

Tiêm chủng tăng khả năng vô hiệu hóa virus của kháng thể trong cơ thể lên khoảng 50 lần. (Ảnh minh họa: Getty Images)

5 trong số những người tham gia nghiên cứu của Tiến sĩ Ellebedy đã hiến tặng mẫu tủy xương 7-8 tháng sau khi họ nhiễm virus và hiến một lần nữa vào 4 tháng sau đó. Ông Ellebedy và các đồng nghiệp nhận thấy rằng số lượng tế bào nhớ B vẫn ổn định trong khoảng thời gian trên.

Jennifer Gommerman, nhà nghiên cứu hệ miễn dịch tại Đại học Toronto, cho biết, kết quả của nghiên cứu đặc biệt đáng chú ý vì rất khó để lấy mẫu tủy xương.

Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy, trên lý thuyết các kháng thể có thể tồn tại trong nhiều thập kỷ, thậm chí có thể vượt xa tuổi thọ trung bình. Điều này gợi ý rằng tế bào B có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể. Nghiên cứu mới của Tiến sĩ Ellebedy đã đưa ra bằng chứng hiếm hoi về sự tồn tại của tế bào nhớ B, Tiến sĩ Gommerman nói.

Nhóm của Tiến sĩ Nussenzweig đã xem xét quá trình các tế bào nhớ B phát triển theo thời gian. Các nhà nghiên cứu đã phân tích máu của 63 người đã khỏi Covid-19 khoảng một năm trước. Phần lớn những người tham gia xuất hiện các triệu chứng nhẹ khi mắc bệnh và 26 người đã tiêm ít nhất một liều vaccine Moderna hoặc Pfizer/BioNTech.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra những kháng thể trung hòa, cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm virus, không thay đổi trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Trong khi đó, những kháng thể có liên quan nhưng ít quan trọng hơn từ từ biến mất.

Khi các tế bào nhớ B tiếp tục phát triển, các kháng thể do chúng tạo ra đã phát triển khả năng vô hiệu hóa nhiều biến thể hơn.

Một năm sau khi lây nhiễm SARS-CoV-2, hoạt động vô hiệu hóa của kháng thể trong cơ thể những người tham gia nghiên cứu chưa được tiêm vaccine sẽ suy giảm trước mọi biến chủng của virus.

Việc tiêm vaccine sẽ khiến lượng kháng thể trong cơ thể được khuếch đại ở mức đáng kể. Ngoài ra, việc tiêm chủng tăng khả năng vô hiệu hóa virus của kháng thể trong cơ thể lên khoảng 50 lần.

Rand Paul, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky hôm 23/5 cho biết, ông sẽ không tiêm vaccine Covid-19 vì ông đã miễn dịch sau khi nhiễm virus vào tháng 3/2020.

Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng khả năng miễn dịch đó sẽ đủ mạnh để bảo vệ ông Rand Paul trong nhiều năm, đặc biệt là khi các biến thể mới xuất hiện có thể vượt qua sức đề kháng của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nussenzweig cho thấy, những người đã hồi phục sau Covid-19 và sau đó đã được tiêm chủng sẽ tiếp tục có mức độ bảo vệ cực cao trước các biến thể mới, ngay cả khi không tiêm vaccine tăng cường.

"Phản ứng của tế bào nhớ B rất tốt, giống như những gì chúng tôi hy vọng", Marion Pepper, nhà nghiên cứu hệ miễn dịch thuộc Đại học Washington (Mỹ) nói./.

*Loạt bài/bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?
22:13:52 03/02/2025
Phát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựaPhát hiện não người ngày càng có nhiều vi nhựa
07:29:25 05/02/2025
Ăn bắp cải có tác dụng gì?Ăn bắp cải có tác dụng gì?
16:35:45 04/02/2025
Những người không nên uống hoa đu đủ đựcNhững người không nên uống hoa đu đủ đực
18:48:32 04/02/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Món ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhấtMón ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhất
11:00:15 04/02/2025
Mẹo thải độc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày TếtMẹo thải độc sau những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết
18:18:04 04/02/2025
5 loại đồ uống tốt nhất giảm bớt cảm giác nôn nao say rượu bia dịp Tết5 loại đồ uống tốt nhất giảm bớt cảm giác nôn nao say rượu bia dịp Tết
18:33:17 04/02/2025

Tin đang nóng

Chấn động bài bóc phốt hơn 1.100 chữ "kể tội" chồng cũ doanh nhân hủy hoại Từ Hy ViênChấn động bài bóc phốt hơn 1.100 chữ "kể tội" chồng cũ doanh nhân hủy hoại Từ Hy Viên
15:01:54 05/02/2025
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ là ai?Ca sĩ Lynda Trang Đài bị bắt ở Mỹ là ai?
16:57:12 05/02/2025
Từ Hy Viên viết thư cho con gái: Mẹ bằng lòng dùng sinh mệnh để bảo vệ conTừ Hy Viên viết thư cho con gái: Mẹ bằng lòng dùng sinh mệnh để bảo vệ con
16:50:42 05/02/2025
Ốc Thanh Vân bức xúc khi vừa về lại Việt Nam đã bị mắng chửi thậm tệỐc Thanh Vân bức xúc khi vừa về lại Việt Nam đã bị mắng chửi thậm tệ
15:20:36 05/02/2025
Công bố khung hình chung cuối cùng của vợ chồng Từ Hy Viên, nụ cười hạnh phúc giờ hoá tang thươngCông bố khung hình chung cuối cùng của vợ chồng Từ Hy Viên, nụ cười hạnh phúc giờ hoá tang thương
18:10:20 05/02/2025
Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng
15:25:11 05/02/2025
Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện
18:02:43 05/02/2025
Hoa hậu Tiểu Vy tuổi 25 là trụ cột kinh tế cả nhà, thích yêu đàn ông 'trên cơ'Hoa hậu Tiểu Vy tuổi 25 là trụ cột kinh tế cả nhà, thích yêu đàn ông 'trên cơ'
14:13:14 05/02/2025

Tin mới nhất

Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng

Vi nhựa trong não người có xu hướng gia tăng

15:31:14 05/02/2025
Một phát hiện đáng chú ý khác trong nghiên cứu là nồng độ vi nhựa trong não của những người mắc chứng mất trí cao gấp khoảng 6 lần so với những trường hợp khác.
Gia tăng tai nạn ở trẻ em

Gia tăng tai nạn ở trẻ em

15:28:48 05/02/2025
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông, kèm theo có nhiều vết rách da, sưng nề vùng trán, vai, tay và bầm tím nhẹ vùng ngực. Sau khi được xử lý vết thương và điều trị tích cực, trẻ đã hồi phục sức ...
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn

2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn

15:22:50 05/02/2025
Dưa chuột còn rất giàu vitamin K. Một cốc dưa chuột thái lát có khoảng 19% giá trị vitamin K được khuyến nghị hằng ngày. Cơ thể cần vitamin K để hình thành các protein cần thiết để tạo xương và mô khỏe mạnh, giúp đông máu.
Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

Những lưu ý cần biết về sức khỏe khi thời tiết lạnh giá

15:20:19 05/02/2025
Bộ Y tế khuyến cáo người dân dự phòng bảo vệ sức khỏe mùa lạnh, đặc biệt là người già và trẻ em, đó là hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng.
Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

Uống nước lá ổi có giúp giảm cân?

15:06:29 05/02/2025
Nếu ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ, 2 loại hormone này sẽ giúp chúng ta kiểm soát cảm giác thèm ăn và hạn chế ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

Cách đi bộ giúp cải thiện sức khỏe tim

15:02:22 05/02/2025
Nhiều người nghĩ rằng nếu họ đã bị bệnh tim, việc đi bộ sẽ không còn hữu ích. Nhưng đi bộ có thể giúp những người mắc bệnh tim theo nhiều cách. Nó giúp cơ tim mạnh hơn, các triệu chứng giảm theo thời gian và giảm nguy cơ tử vong do vấn ...
Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

Loại quả siêu bổ dưỡng, giàu vitamin gấp 7-10 lần cam, cực sẵn ở Việt Nam

18:44:21 04/02/2025
Các chất chống oxy hóa trong táo ta giúp bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương do stress oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Một số nghiên cứu cho thấy táo ta có thể cải thiện trí nhớ và chức năng nhậ...
Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày Tết nhớ kỹ 5 'đại kỵ' này khẻo 'tiền mất tật mang'

Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày Tết nhớ kỹ 5 'đại kỵ' này khẻo 'tiền mất tật mang'

18:27:29 04/02/2025
Ăn quá nhiều mộc nhĩ có thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt là với những người có cơ địa lạnh bụng.
Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

10:50:46 04/02/2025
Ăn một chế độ nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít béo, ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp cao.
Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

10:48:15 04/02/2025
Magiê đóng vai trò trong hầu hết các quá trình lão hóa tế bào, bao gồm giao tiếp tế bào, ổn định gen, duy trì protein lành mạnh. Ngoài ra, magiê cũng rất quan trọng đối với giấc ngủ và sức khỏe não bộ.
6 loại trà giúp 'giải rượu'

6 loại trà giúp 'giải rượu'

10:46:11 04/02/2025
Uống trà cà gai leo sau khi uống rượu có thể giúp giảm triệu chứng say, buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu, đồng thời làm dịu cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng
Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

10:42:20 04/02/2025
Một số mẫu rau này được phát hiện chứa nồng độ cao dư lượng thuốc trừ sâu, bao gồm permethrin - loại thuốc có thể gây tổn thương thần kinh.

Có thể bạn quan tâm

Bắt giữ người chồng trong vụ người phụ nữ tử vong trên tầng 2

Bắt giữ người chồng trong vụ người phụ nữ tử vong trên tầng 2

Pháp luật

20:10:33 05/02/2025
Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ người chồng là nghi phạm trong vụ việc người phụ nữ tử vong bất thường trên tầng 2 ngôi nhà của người thân.
Chọn 1 lá bài để biết vào ngày vía Thần Tài, bạn sẽ nhận được tin vui nào?

Chọn 1 lá bài để biết vào ngày vía Thần Tài, bạn sẽ nhận được tin vui nào?

Trắc nghiệm

20:08:38 05/02/2025
Ngày vía Thần Tài gõ cửa, ai cũng mong muốn tài lộc dồi dào và cuộc sống sung túc. Bạn có muốn biết ngày đặc biệt này may mắn có mỉm cười với bạn về chuyện tiền bạc hay không?
Mỹ kích hoạt cuộc chiến thương mại mới và những hệ luỵ tiềm tàng

Mỹ kích hoạt cuộc chiến thương mại mới và những hệ luỵ tiềm tàng

Thế giới

20:06:08 05/02/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đã và đang tạo ra những tác động sâu rộng, không chỉ đối với các nước bị áp thuế mà còn ảnh hưởng đến cả Mỹ và trật tự thương mại toàn cầu.
Đi theo người lạ từ mùng 5 Tết, nữ sinh 17 tuổi mất liên lạc với gia đình

Đi theo người lạ từ mùng 5 Tết, nữ sinh 17 tuổi mất liên lạc với gia đình

Tin nổi bật

19:57:27 05/02/2025
Nữ sinh 17 tuổi ở Sơn La rời nhà đi cùng một nam thanh niên đã nhiều ngày, đến nay gia đình vẫn không thể liên lạc.
Lê Giang từng thừa nhận là "người thứ 3", Trấn Thành vừa nghe liền hỏi ngược 1 câu thiếu nhạy cảm

Lê Giang từng thừa nhận là "người thứ 3", Trấn Thành vừa nghe liền hỏi ngược 1 câu thiếu nhạy cảm

Sao việt

19:21:53 05/02/2025
Lê Giang từng trải qua cuộc hôn nhân ồn ào với diễn viên Duy Phương, cả hai có con chung là diễn viên Duy Phước và Lê Lộc.
Đi về miền có nắng - Tập 18: Giám đốc cố tình ở chung phòng thư ký khi đi du xuân

Đi về miền có nắng - Tập 18: Giám đốc cố tình ở chung phòng thư ký khi đi du xuân

Phim việt

19:16:21 05/02/2025
Dương đã kịp đi du lịch đầu xuân cùng công ty. Nhưng không biết tình cờ hay do Phong cố ý mà anh với mẹ con Dương lại ở chung một phòng.
Nóng nhất Weibo: Mẹ Từ Hy Viên xóa ảnh chụp với con rể, hối hận vì gả con gái cho nam ca sĩ Hàn?

Nóng nhất Weibo: Mẹ Từ Hy Viên xóa ảnh chụp với con rể, hối hận vì gả con gái cho nam ca sĩ Hàn?

Sao châu á

18:35:28 05/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên đăng ảnh chụp cùng con rể Koo Jun Yup nhân dịp Tết nguyên đán năm nay. Thế nhưng, đến nay hình ảnh này đã bị xóa khỏi trang cá nhân của mẹ minh tinh Vườn Sao Băng.
Nóng: Kanye West cố tình dàn cảnh "kiếm chuyện" với Taylor Swift, cái kết khiến dân mạng dậy sóng!

Nóng: Kanye West cố tình dàn cảnh "kiếm chuyện" với Taylor Swift, cái kết khiến dân mạng dậy sóng!

Sao âu mỹ

18:07:50 05/02/2025
Việc Taylor Swift - Kanye West cùng góp mặt tại lễ trao giải năm nay đã nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng, nguyên nhân tới từ việc 2 ngôi sao vốn là kẻ thù không đội trời chung .
'Nữ tiền đạo đẹp nhất thế giới' gặp biến cố

'Nữ tiền đạo đẹp nhất thế giới' gặp biến cố

Sao thể thao

17:59:16 05/02/2025
Ana Maria Markovic bất ngờ bị đội nữ Sporting Braga thanh lý hợp đồng và đang trải qua giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp.
Sau những ngày Tết đầy ắp thịt cá, nhìn mâm cơm nhà ai cũng xuýt xoa

Sau những ngày Tết đầy ắp thịt cá, nhìn mâm cơm nhà ai cũng xuýt xoa

Ẩm thực

16:45:10 05/02/2025
Chị khéo léo cân bằng giữa món mặn, món canh, rau xanh và các món phụ để tạo nên bữa cơm hài hòa, đầy đủ dinh dưỡng.
Đoạn video vỏn vẹn 22 giây nhưng xem xong ai cũng cảm thấy khó thở

Đoạn video vỏn vẹn 22 giây nhưng xem xong ai cũng cảm thấy khó thở

Netizen

16:44:29 05/02/2025
Nhắc đến những kỳ thi đại học căng thẳng nhất châu Á, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Singapore, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nhưng nếu bỏ qua Trung Quốc, thì chắc chắn đó là một thiếu sót lớn.