Dinh dưỡng cho trẻ nhanh hồi phục sau ốm
Trẻ ốm ngoài điều trị thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, người mẹ cần phải chú ý chăm sóc và cho trẻ ăn uống đầy đủ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Trẻ ốm cần được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách.
Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng.
Một số điểm chú ý về chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm: Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn. Khi trẻ ốm không cần kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh. Khi trẻ ốm cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với trẻ bị tiêu chảy. Súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Trẻ bị tiêu chảy tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô đỗ gây khó tiêu.
Khi trẻ ốm người mẹ và gia đình cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ ăn được nhiều. với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, sổ mũi gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng. Gia đình cần tập trung quan tâm chăm sóc trẻ khi trẻ ốm, như trẻ sốt phải theo dõi nhiệt độ hay trẻ bị tiêu chảy thì cần theo dõi số lần đi ngoài, như vậy gia đình sẽ sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Đối với các bé bị sốt kèm ho và viêm họng thường dễ bị kích ứng gây nôn, trớ, nên ưu tiên cháo, súp vì đây là những món mềm. Bên cạnh đó, cho các bé uống sinh tố hoa quả, nước ép trái cây. Khi các con bị ốm kèm viêm họng, để bé tránh bị nôn trớ, các mẹ không nên ép con ăn, hoặc cho con ăn quá no. Nên chia nhỏ bữa ăn và tránh các tác nhân khiến các bé khóc. Đặc biệt, cha mẹ nên rửa sạch đờm dãi trước khi cho con ăn để tránh gây kích ứng làm cho bé bị nôn, trớ.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé
Video đang HOT
Các bé sau khi ốm dậy thường bị sút cân, xanh xao và cơ thể yếu ớt. Các bậc cha mẹ thường hay xót con, liền lập tức ra chợ mua về đủ các loại thực phẩm dinh dưỡng để tẩm bổ cho con, hy vọng con sớm tăng cân khỏe mạnh trở lại. Và khi con không ăn được thì liền làm đủ mọi trò nịnh nọt, dọa nạt bé để bắt bé ăn. Đây quả thực là một thói quen xấu và sai lầm trong cách chăm sóc bé của các bậc cha mẹ. Bởi họ không hiểu được tâm lý của con lúc này.
Vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách
Thực hành đúng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
Trên thực tế, trẻ vừa mới trải qua một thời kỳ khó khăn, mệt mỏi vì phải chống đỡ lại bệnh tật. Cơ thể bé còn yếu và mọi cơ quan, chức năng, tất nhiên không loại trừ cả hệ tiêu hóa của trẻ cũng còn đang rất mệt mỏi và ít hoạt động. Trẻ lúc này thường không có cảm giác thèm ăn, ngại ăn những loại thực phẩm rắn và lười tiêu hóa.
Để trẻ ăn ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng, nên chiều theo ý muốn ăn uống của con, cho con ăn những món con ưa thích, mục đích là để kích thích trẻ có cảm giác muốn được ăn, thèm ăn. Tuy nhiên, những món ăn đó cần lành mạnh, không quá ảnh hưởng tới dạ dày và sự tiêu hóa của trẻ.
Để bé có bữa ăn ngon, người chăm sóc trẻ phải biết cách chế biến thức ăn, nếu chỉ cho ăn nước thịt, nước xương, nước rau luộc thì dù ăn đủ số bữa trẻ vẫn suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu. Vì vậy ngay cả khi bé ốm vẫn phải cho trẻ ăn cả cái, kể cả rau xanh. Trẻ càng nhỏ thì thức ăn càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ.
Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đủ chưa, cần theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển, nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân, hoặc tụt cân thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. Cần tìm nguyên nhân can thiệp sớm.
Ngoài ăn, bạn cũng nên lưu ý chuẩn bị và cho bé uống nước thường xuyên. Có những bé sẽ thích uống sữa, có bé lại bị nôn mửa khi uống. Có thể cho bé uống thay đổi các loại nước như: nước trắng, nước trái cây hoặc sữa tùy theo ý thích của bé nhưng không nên cho bé uống nước ngọt có ga.
Sau ốm, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các vi chất dinh dưỡng vừa có tác dụng kích hoạt rất nhiều enzyme tiêu hóa , vừa có tác dụng kích thích giúp bé thèm ăn ngay như bổ sung Protease, lysin, kẽm, tinh chất men bia… Do đó, trẻ mới ốm dậy cần được bổ sung vi chất dinh dưỡng đầy đủ. Việc hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể cần rất nhiều các Acid amin, các Vitamin thiết yếu, các khoáng chấ. Các vi chất cần bổ sung là vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin D, Taurin, các nguyên tố vi lượng như Canxi, sắt, kẽm, selen…
3 mẹ con ngộ độc sau khi ăn thịt và trứng cóc
Nghe hàng xóm nói thịt cóc giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa còi xương nên người mẹ đã mua về chế biến.
Hậu quả dẫn đến tình trạng ngộ độc thịt và trứng cóc cho 3 thành viên trong gia đình.
Ngày 12/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh viện tiếp nhận 3 mẹ con sống tại huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vào cấp cứu trong tình trạng nghi ngộ độc thịt cóc.
Theo chia sẻ của bà mẹ, nghe hàng xóm nói thịt cóc giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa còi xương nên mua về chế biến.
Trong quá trình sơ chế, thịt cóc đã được lột sạch da, bỏ nội tạng, tuy nhiên, còn giữ lại bộ trứng cóc. Sau khi chiên, hai con ăn thịt cóc, còn người mẹ ăn trứng cóc.
Khoảng 30 phút sau khi ăn, cả 3 mẹ con đều có dấu hiệu mệt, buồn nôn, nôn nhiều và được đưa ngay đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn. Sau đó được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
3 mẹ con phải nhập viện điều trị sau khi ăn thịt và trứng cóc.
Tại đây, 3 mẹ con đã được thăm khám, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng và được chẩn đoán ngộ độc thịt và trứng cóc.
Rất may mắn, do cả 3 được đưa đến bệnh viện sớm, tình trạng ngộ độc chưa nặng. Các triệu chứng ngộ độc chủ yếu biểu hiện trên đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn do ăn lượng rất ít và chưa có bất thường tại cơ quan tim mạch, thần kinh.
Từ đầu tháng 10 đến nay, trên cả nước xảy ra liên tiếp các vụ ngộ độc do ăn thịt và trứng cóc, đã có trường hợp tử vong. Đó là nam thanh niên 24 tuổi, trú tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình đi bắt cóc về làm thịt và có ăn trứng, sau đó xuất hiện đau bụng và buồn nôn. Bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới, Quảng Bình) trong tình trạng mệt mỏi toàn thân, đau đầu.
Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị ngộ độc Bufodienolid, Bufotoxin và một số chất khác do ăn trứng cóc. Sau 1h được cấp cứu, bệnh nhân xuất hiện rung thất, ngừng tuần hoàn. Mặc dù được cấp cứu ngừng tuần hoàn và đặt máy tạo nhịp nhưng bệnh nhân không hồi phục.
Mới đây nhất, vào hôm qua (11/10), Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) tiếp nhận cấp cứu 3 anh em nghi ngộ độc do ăn thịt cóc. Theo gia đình cho biết, trưa cùng ngày, các em đã tự làm thịt cóc ăn, sau đó nôn nhiều lần, mệt lả nên được gia đình đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán 3 em nhỏ bị ngộ độc trứng cóc/rối loạn nhịp tim.
Rất nhiều người nghĩ rằng ăn thịt cóc bổ, chống còi xương nên bắt cóc về làm thịt hoặc mua ruốc cóc về ăn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, ở gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của con cóc chứa rất nhiều bufotoxin - một chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Tỷ lệ gây ra tử vong của loại độc chất này rất cao, có những bệnh nhân tử vong ngay tại nhà hoặc trên đường tới bệnh viện.
Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin (độc tố có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn. Đặc biệt, độc tố trong thịt cóc không bị nhiệt phân huỷ.
Vì vậy, một khi độc tố của cóc, trong quá trình chế biến không an toàn, bị dính sang thịt cóc, độc tố sẽ không mất đi cho dù thịt cóc đã được nấu sôi hầm rục.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, triệu chứng ngộ độc độc tố cóc biểu hiện cấp tính, xuất hiện 1-2h sau khi ăn (có thể sớm hơn nếu uống rượu, bia) với các biểu hiện như: Chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa, có thể bị tiêu chảy; hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh...; loạn nhịp tim, trụy tim mạch, huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt; rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê môi), chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng hơn là dẫn đến suy thận cấp.
Để phòng tránh ngộ độc, các gia đình không nên ăn thịt cóc. Bởi vì nọc độc cóc có thể tiết qua hạch bạch huyết truyền đi khắp da, mủ, trứng và gan. Thêm vào đó, thịt, mỡ cóc dù không có độc tố nhưng trong quá trình chế biến không cẩn thận vẫn có thể nhiễm độc. Bên cạnh đó, cóc rất bẩn, có nhiều giun sán, ký sinh trùng nên tránh sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn như ruốc cóc, thịt cóc, do không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tuyệt đối không ăn nội tạng, trứng cóc.
Tại sao các vấn đề về chân có thể là triệu chứng của bệnh tim? Chúng ta cần vận động để duy trì sức khỏe tim mạch tốt, nhưng mối quan hệ giữa tim và chân còn sâu sắc hơn thế, một số vấn đề về tim và mạch máu có xu hướng xuất hiện trước ở chân. Một số dấu hiệu ở bàn chân có thể cho thấy bạn có vấn đề về sức khỏe tim mạch....