Dinh dưỡng cho trẻ đến trường mùa nắng nóng
Trẻ phải đi học vào mùa nắng nóng và khi dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ an toàn khi đến trường?
Mùa nắng nóng, phụ huynh cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để con có sức khỏe tốt, đảm bảo được sức đề kháng – NỮ VƯƠNG
Bác sĩ Phan Thị Hiền Thu, CK1 nhi – dinh dưỡng, đang công tác tại Phòng khám quốc tế Hạnh Phúc (Q.2, TP.HCM), thuộc Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, đã dành cho PV Thanh Niên cuộc trao đổi về vấn đề này.
Đây là một mùa “tựu trường” rất đặc biệt với học sinh khi đi học vào mùa hè. Vậy phụ huynh nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho con như thế nào vào mùa hè nóng bức, thưa bác sĩ ?
Mùa hè thời tiết khô nóng, dễ có cảm giác mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Mặt khác, mồ hôi toát ra nhiều sẽ làm cơ thể mất một lượng nước và khoáng chất đáng kể. Đặc biệt là trẻ khi đến trường thường hiếu động, chạy nhảy nhiều, da của trẻ nhỏ lại mỏng manh và có nhiều mạch máu, mà khả năng điều hòa giữ nhiệt của trẻ lại chưa hoàn chỉnh như ở người lớn, vì vậy trẻ dễ mất nước qua da và qua đường hô hấp. Do vậy, chú ý bù nước và chất khoáng là ưu tiên hàng đầu trong mùa nắng nóng.
Thực phẩm hàng đầu để bù nước và chất khoáng, cũng như giúp giải khát nhanh là trái cây… Tuy nhiên, cũng không nên cho trẻ uống hoàn toàn nước trái cây thay nước lọc vì dễ làm bé đầy bụng khó tiêu, thậm chí tiêu chảy, ngoài ra dễ làm trẻ bị sâu răng và có nguy cơ thừa cân béo phì…
Nắng nóng khiến trẻ dễ mệt mỏi và biếng ăn. Vậy phụ huynh nên làm gì để giúp trẻ cung cấp năng lượng cho cơ thể, thưa bác sĩ ?
Trong những ngày nắng nóng, trẻ vẫn cần ăn đầy đủ nhóm tinh bột (cơm, phở, mì, nui…) để cung cấp năng lượng, chống mệt mỏi. Trẻ cần được bổ sung đủ chất đạm giúp tăng cường hoạt động cơ bắp và nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Nên hạn chế chất béo và đường đơn (nhất là đường trong nước ngọt có ga) vì sẽ làm khó tiêu hóa, sinh nhiệt gây cảm giác nóng.
Một số món canh, cháo hay nước giúp giải nhiệt mùa hè như: canh cải xanh cá rô, canh rau ngót nấu thịt, canh cua rau mồng tơi và rau đay, canh khổ qua nhồi thịt, canh bí đỏ nấu đậu xanh… Cháo đậu xanh thịt heo, cháo gà nấu nấm, cháo cá lóc rau đắng… Nước mía lau râu bắp, nước bí đao đường phèn, nước rau má, nước dừa, nước ép dưa hấu…
Bác sĩ có thể cho phụ huynh biết về những bệnh liên quan đến dinh dưỡng và chế độ ăn mà trẻ dễ gặp phải trong ngày hè nắng nóng ?
Khi trời nóng vi khuẩn sinh sôi làm thức ăn dễ ôi thiu, trẻ dễ bị tiêu chảy cấp hay nặng hơn là nhiễm trùng đường ruột… càng dễ mất nước gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Video đang HOT
Mặt khác, khi trời nắng nóng, không khí sẽ khô vì hơi nước trong không khí bị bốc hơi. Khi trẻ hít phải lượng không khí quá khô như vậy, làm niêm mạc vùng mũi, họng, khí quản sẽ bị khô, không tiết đủ chất nhầy có tính chất bảo vệ niêm mạc làm trẻ dễ mắc những bệnh lý đường hô hấp.
Vì vậy chỉ nên uống nước mát chứ không uống nước nhiều đá, quá lạnh sẽ dễ viêm họng… Ngoài ra, khi bổ sung trái cây cho trẻ phụ huynh cũng nên chú ý dễ làm trẻ đầy bụng, khi ăn nhiều có thể bị tiêu chảy.
Trẻ đi học lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch bệnh, phụ huynh bắt đầu lo lắng khi lâu nay con ở nhà được chăm rất kỹ, ăn theo sở thích, bây giờ đi học sẽ chưa quen lại với khẩu phần ăn ở trường rồi dẫn đến biếng ăn. Xin bác sĩ cho lời khuyên dành cho phụ huynh trước thực tế này?
Thông thường các trường sẽ có thực đơn trước hằng tuần, thậm chí hằng tháng, nên nếu bé quá khó ăn thì cha mẹ nên xem trước thực đơn, để tránh nấu món ăn chiều ở nhà trùng với các món trưa và sáng ở trường. Để biết được hôm nay con ăn những món gì, nếu có những món mà con mình không ăn được, cha mẹ có thể nói với cô bảo mẫu hay cô chủ nhiệm ở lớp cho con mang thêm món ăn vặt hay thêm sữa cho con khi đi học và nhắc con uống. Bữa cơm chiều cha mẹ nên chú ý cho con ăn những món yêu thích của con để bù lại. Tuy nhiên, nên tập dần để con có thể ăn đa dạng thực phẩm và tự chủ trong việc ăn uống.
Đặc biệt, trẻ đi học khi dịch bệnh vẫn chưa hết hoàn toàn, phụ huynh nên chú ý cho con ăn đủ 3 bữa, tránh chuyện lâu nay nghỉ học nên ngủ dậy trễ, ăn sáng rất trễ, giờ trẻ quen ngủ nướng, dậy trễ, không kịp ăn bữa sáng…
Xin cảm ơn bác sĩ!
Đột quỵ do tắm gội sai cách trong mùa nắng nóng
Việc cơ thể đổ nhiều mồ hôi trong mùa hè nên nhu cầu tắm rửa cũng trở nên thường xuyên hơn. Tuy nhiên, việc tắm gội sai cách có thể khiến bạn bị đột quỵ!
Vào mùa nóng và mùa lạnh nếu không tắm đúng cách đều có thể là nguyên nhân gây đột quỵ. Tắm gội là thói quen tốt cho sức khoẻ và hệ miễn dịch, đồng thời việc tắm còn giúp cơ thể giải toả căng thẳng và tăng cường sự tuần hoàn máu.
Ngược lại nếu như tắm không đúng cách còn làm cho bạn đối mặt với nguy cơ bị đột quỵ ngay trong nhà tắm.
1. Tắm ngay khi vừa đi ngoài trời nắng về
Đột quỵ là hiện tượng cơ thể không cung cấp đủ oxy lên não và bị gián đoạn dẫn tới việc não bị thiếu oxy, lúc này các tế bào não đã bắt đầu chết trong vài phút.
Việc đi ngoài trời nắng khiến nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cao, vì thế mà nếu bạn tắm ngay sau khi đi nắng về sẽ dẫn tới việc nhiệt độ cơ thể bạn bị thay đổi đột ngột và dễ xảy ra đột quỵ. Nhẹ hơn là đau đầu, chóng mặt và cảm giác buồn nôn do lỗ chân lông bị nở ra ngấm lạnh.
Vì thế để bảo vệ sức khoẻ khi đi từ ngoài trời nắng về tốt nhất hãy nghỉ ngơi một lát khoảng 30 phút để nhiệt độ cơ thể về mức bình thường, mồ hôi cũng khô lại.
Đi ngoài trời nắng về nên để nhiệt độ cơ thể giảm rồi mới đi tắm (Ảnh: Internet)
2. Tắm khi đang bị tụt huyết áp
Tụt huyết áp là trạng thái cơ thể đang bị thiếu máu lên não và thường có biểu hiện như chóng mặt, da mặt nhợt nhạt, thở nông, mất tập trung, mắt bị mờ,.... Khi đo sẽ thấy chỉ số huyết áp tâm thu bị thấp hơn 90 mmHg còn huyết áp tâm trương bị thấp hơn 60 mmHg.
Có rất nhiều quan niệm cho rằng việc tắm nước ấm khi tụt huyết áp có thể khiến cơ thể thoải mái và dễ chịu hơn. Nhưng thực tế là khi bị tụt huyết áp nếu tắm sẽ khiến sức khoẻ của bạn gặp nguy hiểm hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học lý giải việc tắm nước nóng khi bị tụt huyết áp làm cho các mạch máu bị giãn nở ra khiến máu lên não kém nên sau đấy cơ thể lại càng mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn hơn. Vì thế mà nếu bị tụt huyết áp tốt nhất hãy nghỉ ngơi cho tới khi cảm thấy tỉnh táo, thoải mái và các chỉ số trở lại bình thường.
3. Tắm gội sau khi ăn no
Không nên tắm ngay sau khi vừa ăn no xong bởi da và mạch máu của bạn có thể sẽ bị kích thích và mở rộng ra, quá trình lưu thông máu tới hệ tiêu hoá bị ức chế khiến đường ruột, dạ dày của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ăn quá no mà tắm luôn sẽ khiến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng xấu (Ảnh: Internet)
4. Tắm nước quá lạnh
Nhiều khuyến cáo cho thấy việc tắm nước quá lạnh vào trời nóng dù cho bạn có cảm giác mát ngay lúc đấy nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hại đối với sức khoẻ.
Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ nóng, các lỗ chân lông và mạch máu đang ở trạng thái nở ra nên khi tiếp xúc với nước quá lạnh khiến những mạch máu này bị co lại, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng.
Điều này cần phải lưu ý cả với những người đang bị các bệnh tim mạch như cao huyết áp hay người đang có sức khoẻ bị suy yếu vì tắm nước quá lạnh có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
5. Tắm khuya
Nhiều người nghĩ rằng tắm trước khi ngủ sẽ làm cho bạn ngủ ngon hơn, đặc biệt là đối với những người có thói quen tắm sau 22h đêm - đây là khoảng thời gian "cấm kỵ" đối với việc tắm.
Sau 22h đêm là khoảng thời gian "cấm kỵ" đối với việc tắm (Ảnh: Internet)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian sau 22h đêm là thời gian mà mạch máu co lại do nhiệt độ xuống thấp, nếu kết hợp với nước lạnh có thể khiến cơ thể đau nhức, đau đầu,... thậm chí là nếu bạn chẳng may gặp phải các cơn "gió độc" có thể làm bạn bị mỏi cổ, đau vai gáy, tê tay chân hay nguy hiểm hơn là tai biến mạch máu não, đột quỵ.
6. Vào phòng điều hoà sau khi tắm xong
Các bác sĩ khuyên rằng bạn không nên vào phòng điều hoà ngay sau khi tắm xong vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của cơ thể, cụ thể, khi mạch máu đang giãn nở ra nếu gặp nhiệt độ lạnh đột ngột sẽ ức chế việc máu lưu thông tới não đồng thời ảnh hưởng tới nhịp tim hay huyết áp của bạn.
7. Tắm khi cơ thể mệt mỏi
Thêm một quan niệm sai lầm khác về việc tắm đó là tắm khi cơ thể đang bị mệt mỏi, nhiều người nghĩ rằng nếu mệt đi tắm sẽ thoải mái hơn. Nhưng thực tế là khi bạn mệt mỏi, quá trình lưu thông máu của bạn bị giảm mạnh nên việc tắm nước lạnh có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn nữa, thậm chí có thể là bị ngất và đột tử.
[ẢNH] Những dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa ung thư dạ dày Ung thư dạ dày xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ở giai đoạn đầu, việc nhận biết dấu hiệu của bệnh rất khó bởi những triệu chứng gần giống với các bệnh về dạ dày thường gặp. Một số thông tin chi tiết về bệnh như: cách nhận biết, cách phòng ngừa ung thư dạ dày sẽ được đề cập ở...