Đính chính nghi vấn chất lượng nguồn Corsair VS450
Sau khi đưa ra loạt bài về tư vấn cấu hình máy tính cách đây ít lâu, ban biên tập GenK đã nhận được không ít phản hồi tích cực từ phía độc giả, trong đó phải kể tới lượng email yêu cầu tư vấn máy tính gửi về hòm thư tuvangenk@genk.vn ngày một nhiều. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến các góp ý và thông tin quý báu của các bạn độc giả tâm huyết. Đó là điều mà GenK rất cần để hoàn thiện chuyên mục.
Vào ngày hôm qua, chúng tôi nhận được phản hồi của một người dùng về Corsair VS450 – một bộ nguồn máy tính ngon-bổ-rẻ được GenK và một số diễn đàn phần cứng tư vấn khá nhiều trong thời gian gần đây. Đồng thời do hấp tấp, chúng tôi đã đăng một số thông tin không chính xác nên đã phải gỡ bỏ bài viết ngay sau đó. Vì vậy đầu tiên ban biên tập xin được gửi lời xin lỗi đến quý độc giả và nhà phân phối Corsair vì những nhận định vội vàng. Dù sao, sẵn với bộ nguồn trong tay, chúng tôi cũng xin nhận định và mổ xẻ lại một cách nghiêm túc về sản phẩm này.
Theo thông tin trên trang chủ của Corsair, VS450 đạt mức công suất 450W, được trang bị tính năng Active PFC nắn hệ số công suất và hiệu suất có thể lên tới 85% tại một số mức tải. Có một điểm đáng chú ý là sản phẩm chỉ được bán ra ở khu vực Châu Á, cụ thể là Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Nhìn vào thông số và đối chiếu với giá 850.000 VNĐ, rõ ràng đây là một sản phẩm có hiệu năng/giá thành thuộc loại tốt, đồng thời lại đến từ một thương hiệu có tiếng như Corsair nên rất được lòng người dùng. Bản thân người viết cũng rất thích bộ nguồn này và sử dụng nó khá nhiều trong các cấu hình tư vấn.
Đầu tiên là phần hình thức hết sức bắt mắt của Corsair VS450 với toàn bộ dây dẫn đều được bọc chống nhiễu tỉ mỉ, phần vỏ được sơn đen để bóng bẩy. So với các bộ nguồn cùng tầm giá, VS450 thuộc loại tốt mã nhất trong khi các tính năng và thông số vẫn đảm bảo.
Thông số trên lưng sản phẩm được in đầy đủ. VS450 sử dụng thiết kế single-rail với 1 đường 12V duy nhất, chịu được dòng 34A. Thiết kế này đem lại khả năng tương thích phần cứng và ép xung tốt, người dùng không phải lo ngại về tải như trên các nguồn multi-rail.
“Tính năng Active PFC luôn là kẻ thù của tụ lọc chính, mức áp mà mạch A.PFC tạo ra trên đầu tụ lọc này thường ở mức từ 350VDC tới 400VDC. Nên do đó ta thường thấy khi được quảng cáo là dùng tụ chất lượng cao thì đó chính là tụ lọc điện chính.” (theo lời SuSu – một người chuyên viết review đánh giá các bộ nguồn máy tính).
Video đang HOT
Ở đây Corsair trang bị tụ lọc có dung lượng 180uF/400VDC do AISHI – một thương hiệu đến từ Trung Quốc sản xuất. So sánh với một số bộ nguồn khác cùng trong khoảng giá 900.000 VNĐ như FSP SAGA 450 dùng tụ 270uF/400VDC hay Antec Basic VP450P dùng tụ 270uF/420VDC, rõ ràng tụ VS450 có giá trị điện dung không bằng.
Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, đây là dòng sản phẩm chỉ phân phối tại thị trường của một số nước cụ thể là Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ là những nước có lưới điện sinh hoạt là 220V nên ở cùng công suất thì linh kiện chỉ cần chịu dòng bằng 1 nửa so với điện lưới 110V ở các nước phát triển khác, bằng chứng là trên mác của nguồn VS450 cũng đã giới hạn dòng điện đầu vào ở khoảng 200V đến 240V thay vì khoảng rộng từ 100V đến 260V như các nguồn PFC khác.
Ở đầu ra dòng 1 chiều thông thường với những bộ nguồn tốt, nhà sản xuất trang bị loại lọc 2 tầng mắc với cuộn cảm theo dạng xen kẽ L-C-L-C nhằm đảm bảo đầu ra ít gợn DC và nhiễu AC thấp nhất. Corsair VS450 cũng sử dụng thiết kế này. Hầu hết tụ do SAMXON (Trung Quốc) sản xuất.
Mạch điều khiển quạt (smart fan) bị Corsair cắt bỏ. Đây là tính năng tự động điều chỉnh tốc độ quạt theo nhiệt độ.
Bộ nguồn này cũng có đủ tính năng lọc nhiễu điện từ EMI ở cả đầu vào của dòng AC và cả ngay trước Diode cầu nắn dòng để đảm bảo lọc sạch nhiễu của dòng AC trước chỉnh lưu. Nhiễu điện từ này có tần số cao thường sinh ra do bật hoặc tắt công tắc có thể gây hại cho hệ thống.
Diode nắn dòng được sử dụng là GBU406. Theo datasheet của GBU406 thì nếu không gắn heatsink nó chỉ chịu được dòng ~ 2.4A trong môi trường nhiệt độ dưới 100 độ C. Giả sử hệ số công suất ~ 1, hiệu suất 80% và điện lưới 220V: 220 x 2.4 x 80% = 422.4 W – tức nhỏ hơn công suất danh định 450W mà Corsair đưa ra. Do vậy có lẽ Corsair VS450 có công suất thực vào khoảng 420W, còn con số 450 là công suất đỉnh (tức có thể hoạt động được trong thời gian ngắn, nhưng lâu dài liên tục có thể thiếu ổn định).
Do không có công cụ chuyên dụng nên chúng tôi không thể đưa ra các kết quả benchmark hay test độ nhiễu, nhiệt độ công suất. Tuy nhiên qua một vài khám phá về linh kiện, Corsair VS450 không phải là một sản phẩm tồi như chúng tôi đã vội vàng đăng bài lúc trước. Vì vậy xin chân thành xin lỗi quý độc giả và nhà phân phối Corsair.
Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh đầy đủ, rõ ràng VS450 cũng chưa phải một sản phẩm hợp lý 100% khi Corsair chăm chút cho hình thức với sơn đen bóng bẩy và lưới bọc dây nguồn, trong khi chất lượng linh kiện chưa phải tốt nhất có thể. Điển hình là tụ lọc chính 180uF/400VDC thua kém một số sản phẩm cùng giá khác, sự thiếu vắng tính năng smart fan hay như khả năng chịu dòng 2.4A của diode nắn dòng GBU406.
Ngoài ra, ngay cả khi kể đến các yếu tố trên, về tổng thể Corsair VS450 vẫn là một sản phẩm đáng mua trong tầm dưới 900.000 nên GenK sẽ vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm này trong các mail tư vấn cấu hình vì hiện tại đây vẫn là một sản phẩm có hiệu năng trên giá thành rất tốt.
Theo genk
SSD của Intel và Samsung ít lỗi nhất thế giới
Giá thành hiện nay của SSD đã hạ rất nhiều và người dùng bình dân có thể trang bị SSD 64 GB cho mình với giá dưới 1 triệu đồng. Nhưng chắc hẳn bạn không muốn mua thiết bị mà xác suất bị lỗi xấp xỉ 40%.
Tạp chí Hardware của Pháp vừa công bố tỉ lệ trả về (do bị lỗi). Số liệu thống kê tháng 10/2012 dựa trên các sản phẩm bán từ tháng 10/2011 đến tháng 4/2012, tức là thời gian sử dụng từ 6 - 12 tháng. Số liệu này cũng được so sánh với thống kê tháng 4/2012.
Thống kê dựa trên mẫu tối thiểu 500 thiết bị (tính theo hãng), hoặc 100 thiết bị (cùng một mẫu). Tỉ lệ trả về theo hãng Intel 0,45% (so với 1,73% cách đây 6 tháng), Samsung 0,48% (không có số liệu cách đây 6 tháng), Corsair 1,05% (so với 2,93%), Crucial 1,11% (so với 0,82%), OCZ 5,02% (so với 7,03%).
Rõ ràng chất lượng SSD đã được nâng lên rất nhiều so với số liệu 6 tháng trước đây. Sản phẩm của Intel và Samsung là tốt nhất, trong khi OCZ có kết quả khá tồi so với đối thủ.
Crucial có kết quả ấn tượng vào tháng 4/2012 nhưng giờ đã tụt từ hạng 1 xuống hạng 4. Tỉ lệ trả về của OCZ.
Mặc dù tỉ lệ của OCZ là 5,02% so với tỉ lệ không quá 1% của các đối thủ, nhưng lí do phía sau rất đơn giản: OCZ có nhiều dòng sản phẩm chất lượng thấp.
Các dòng sản phẩm phổ biến của OCZ có tỉ lệ trả về tương đối tốt: Vertex 3 là 1,51% còn Agility 3 là 2,03%. Các dòng khác có kết quả tệ hơn, chẳng hạn dòng OCZ Petrol có kết quả thảm họa: 40% SSD bán ra bị khách hàng trả về.
Dưới đây là danh sách chi tiết các sản phẩm OCZ có tỉ lệ trả về trên 5%:
40,00% OCZ Petrol 64 GB. 39,42% OCZ Petrol 128 GB. 30,85% OCZ Octane 128 GB SATA II (dòng SATA III chỉ có 3,78%).29,46% OCZ Octane 64 GB SATA II. 9,73% OCZ Vertex 2 120 GB 3,5". 9,59% OCZ Vertex 2 120 GB. 6,73% OCZ Vertex 2 60 GB. 5,43% OCZ Agility 3 240 GB.5,12% OCZ Vertex Plus 128 GB.Theo genk
Kinh nghiệm nâng cấp RAM cho máy tính: Khó mà dễ! Đối với người sử dụng máy tính thì những vấn đề có liên quan tới RAM luôn rất đau đầu. Khi lạc vào thế giới RAM máy tính, người dùng sẽ choáng ngợp trước hàng tá lựa chọn khác nhau. Bên cạnh đó, nhân viên tư vấn thường tìm mọi cách để thuyết phục khách hàng mua những thanh RAM màu mè và...