Đình chỉ việc thực hiện chế độ chính sách đối với ông Nguyễn Minh Châu
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Quảng Ninh mới đây đã ban hành kết luận nội dung đơn phản ánh việc hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến (HĐKC) bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) đối với ông Nguyễn Minh Châu (trú tại xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên). Qua đó, đã đình chỉ và xử lý việc thực hiện chế độ, chính sách đối với ông Châu và con gái.
Sở LĐTB&XH Quảng Ninh. Ảnh: Trọng Tài
Kết quả kiểm tra hồ sơ cho thấy, năm 2000, ông Nguyễn Minh Châu đã lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ cho 2 người con đẻ bị dị dạng (tật đầu nhỏ, thiểu năng trí tuệ) do bị nhiễm CĐHH.
Ngày 21/12/2000, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định về việc trợ cấp cho 2 người con của ông Châu. Đến năm 2008, 1 người đã chết và đã cắt chế độ theo quy định.
Năm 2007, ông Châu lập hồ sơ, được các cấp của huyện Yên Hưng xác nhận, đề nghị và được Sở LĐTB&XH Quảng Ninh ban hành quyết định cho hưởng chế độ người HĐKC bị nhiễm CĐHH.
Kết quả làm việc, ông Nguyễn Minh Châu cho biết, ông nhập ngũ ngày 26/10/1974, được biên chế về Sư đoàn 338. Sau khi huấn luyện, ông và đơn vị bắt đầu đi vào miền Nam; tháng 5/1975, ông được biên chế về đơn vị C10 D3 E141 F7 – Quân đoàn 4.
Đến tháng 10/1976, đơn vị đi làm kinh tế tại khu vực Bầu Chư, tỉnh Sông Bé; tháng 12/1977 chiến đấu tại biên giới tỉnh Tây Ninh, sau đó được ra quân về địa phương.
Video đang HOT
Tiếp đó, tháng 7/1978 ông tái ngũ, biên chế vào đơn vị D17 Sư đoàn 323 đóng quân tại huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đến cuối tháng 12/1980, ông được xuất ngũ, trở về địa phương và làm việc tại Hợp tác xã Liên Vị, đến năm 1989 thì nghỉ cho đến nay.
Trong quá trình làm việc, ông Châu có xuất trình các giấy tờ liên quan đến bản thân như: Lệnh động viên; quyết định xuất ngũ; giấy chứng nhận Huy hiệu Chiến sĩ Trường Sơn; giấy xác nhận của Trung đoàn 141, Sư đoàn 7… Tuy nhiên, đoàn xác minh khẳng định, các giấy tờ trên đều không đảm bảo tính pháp lý theo quy định để chứng minh trước ngày 30/4/1975 ông Châu đã tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng CĐHH; ngoài ra, ông Châu không còn giấy tờ nào khác.
Làm việc với ông Vũ Văn Nhật, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Vị (người trực tiếp ký một số giấy tờ của ông Châu), ông Nhật thừa nhận: Xác nhận nội dung và ký vào các giấy tờ trên là do quá trình sinh sống tại địa phương thấy ông Châu có 2 người con từ lúc sinh ra đã bị dị tật; đối với những nội dung về quá trình công tác trong quân đội của ông Châu thì ông không biết và không nắm được.
Bên cạnh đó, UBND xã Liên Vị cũng thông tin, hiện nay, xã không còn lưu giữ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc đề nghị hưởng chế độ CĐHH của ông Châu và 2 người con. Đồng thời cho rằng, hồ sơ của ông Châu chưa đảm bảo điều kiện theo quy định.
Từ những căn cứ trên, đoàn xác minh kết luận, chưa có giấy tờ pháp lý theo quy định để chứng minh việc ông Nguyễn Minh Châu có thời gian công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong giai đoạn từ tháng 8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng quân đội Mỹ sử dụng CĐHH; do vậy, việc ông Châu và con đẻ hưởng chế độ người HĐKC và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH là chưa đúng quy định và nội dung phản ánh của công dân là có cơ sở.
Trên cơ sở đó, Giám đốc Sở LĐTB&XH Quảng Ninh đã giao cho các phòng chuyên môn tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo sở ban hành quyết định đình chỉ và xử lý việc thực hiện chế độ, chính sách đối với ông Nguyễn Minh Châu và con gái theo quy định.
Yêu cầu Phòng Người có công chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc tiếp nhận, thẩm định, quản lý, lưu trữ hồ sơ giải quyết chế độ đối với người có công đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.
Đề nghị UBND thị xã Quảng Yên tiếp tục chỉ đạo Phòng LĐTB&XH, UBND các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thực hiện đầy đủ, chính xác, công khai các quy định về việc giải quyết chế độ đối với người có công; chấn chỉnh việc tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, xác minh, thẩm định hồ sơ giải quyết chế độ đối với người có công…
Trọng Tài
Theo thanhtra
Sắp xếp lại các đơn vị hành chính: Phải được trên 50% cử tri đồng ý
Khi tiến hành sắp xếp phải lấy ý kiến nhân dân và phải có trên 50% nhất trí mới trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã từ nay đến năm 2021.
Báo cáo về Đề án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, quá trình chia, tách các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã thời gian qua có một số bất cập như: bộ máy các cơ quan Nhà nước ngày càng cồng kềnh, tăng biên chế, tăng chi ngân sách; gây khó khăn trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội; làm xáo trộn đến đời sống nhân dân trong việc thay đổi giấy tờ, thủ tục...
Tính đến nay, cả nước có 588/713 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 82,47%) chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích và dân số; có 9.434/11.162 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 84,51%) chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích và dân số theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH.
Cán bộ xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm giải quyết thủ tục hành chính cho công dân. Ảnh minh họa
Mục tiêu của Đề án từ nay đến năm 2021, cơ bản thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và dân số theo quy định. Từ năm 2022 đến năm 2030, hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã không đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định.
Thảo luận tại Hội nghị, nhiều ý kiến đều cho rằng, khi sắp xếp phải tránh gây phiền hà cho người dân và DN; Xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ dôi dư để thực hiện thống nhất; Có chính sách hỗ trợ kinh phí để xây dựng hạ tầng cơ sở và thực hiện các chế độ, chính sách khác sau sắp xếp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, mục tiêu của Đề án nhằm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, do đó xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đồng tình với việc phải việc lấy ý kiến Nhân dân, nếu Nhân dân đồng thuận thì tiến hành thực hiện ngay, nếu chưa đồng thuận thì tiếp tục vận động, tuyên truyền. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì việc điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến cử tri và đạt trên 50% cử tri đồng ý mới báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét. Đồng thời, căn cứ vào phân loại đơn vị hành chính để có chính sách cho phù hợp về lương, phụ cấp, chế độ làm việc để cán bộ yên tâm.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, về mục tiêu và số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, có 16 đơn vị hành chính cấp huyện, 637 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% của cả 2 tiêu chuẩn, cần phải xem xét, sắp xếp đến 2021. Nếu các địa phương chủ động sắp xếp nhiều hơn nữa thì cần chủ động và được khuyến khích thực hiện, nhưng cần xem xét các yếu tố đặc thù khác của địa phương để sắp xếp, đảm bảo tính kế thừa và không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng lưu ý việc lấy ý kiến nhân dân đã được quy định tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Khi tiến hành sắp xếp phải lấy ý kiến Nhân dân và phải có trên 50% nhất trí mới trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Phó Thủ tướng thống nhất với đề xuất của các đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một Nghị quyết riêng về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để thực hiện thuận lợi, trong đó quy định trình tự, thủ tục đơn giản, dễ hiểu. Chính phủ, các Bộ, ngành phải chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời để triển khai đồng bộ.
"Chúng ta phải trân trọng đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người tham gia không chuyên trách trong thời gian qua đóng góp rất lớn cho việc củng cố hệ thống chính quyền cơ sở, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế-xã hội," Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nêu những kinh nghiệm tốt nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân và dư luận xã hội.
Phương Thảo
Theo phapluatxahoi
Tiền Giang đề xuất hỗ trợ 100% BHYT cho công an viên Tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Tiền Giang, UBND tỉnh Tiền Giang đã có Tờ trình số 291 về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với công an viên với nội dung mức hỗ trợ 100% BHYT trên mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật hiện...