Đỉnh cao Tây Côn Lĩnh – Điểm hấp dẫn khách du lịch mạo hiểm, khám phá
Nếu là người yêu thích độ cao và những cung đường khám phá, mạo hiểm của vùng núi cao Hà Giang thì ngoài đỉnh Chiêu Lầu Thi cao trên 2.400m, bạn không thể không mê mẩn dãy Tây Côn Lĩnh quanh năm sương giăng, gió buốt, đường đèo dốc chênh vênh bên những dãy núi nối tiếp nhau để lên đến đỉnh Tây Côn Lĩnh..
Một địa danh còn khá xa lạ với du khách trong, ngoài nước và không phải đơn giản mà tới được đây bởi du khách chỉ có thể trải nghiệm được bằng xe máy và đi bộ dưới tán rừng nguyên sinh.
Đỉnh Tây Côn Lĩnh cách trung tâm xã Túng Sán hơn 17km, đây là dãy núi có đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc của Việt Nam với độ cao 2.428m so với mực nước biển. Đây là một ngọn núi trên dãy núi thượng nguồn sông Chảy nằm phía tây tỉnh Hà Giang, trải dài giáp ranh giữa xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) và 2 xã Cao Bồ, Phương Tiến (Vị Xuyên) cách thành phố Hà Giang khoảng 46 km. Theo bản đồ quy hoạch rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh giai đoạn 2016 – 2020 dãy núi đỉnh Tây Côn Lĩnh có diện tích rừng rộng hơn 15.000ha.
Trong đó có nhiều diện tích rừng cổ thụ, nguyên sinh đa dạng, phong phú, chưa được khám phá…. Với sự quan tâm, đầu tư của huyện Hoàng Su Phì để khai thác du lịch cùng với dãy Chiêu Lầu Thi – Đỉnh cao Tây Côn Lĩnh sẽ là một trong địa điểm đẹp, là thế mạnh để khai thác du lịch bằng xe máy và tuyến đường đi bộ du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng nơi đây.
10 ngày ở vùng núi Đông Bắc, chàng trai vừa đi vừa ngắm cảnh không thấy chán
Chuyến đi 10 ngày ở các tỉnh, thành tại vùng núi Đông Bắc của chàng trai 29 tuổi vô cùng ý nghĩa khi vừa đi vừa ngắm cảnh, khám phá cung đường đẹp, ẩm thực của vùng núi đồi, được ngủ nhà sàn và giao lưu với người dân bản địa...
Chuyến đi 10 ngày ở các tỉnh, thành tại vùng núi Đông Bắc của chàng trai 29 tuổi vô cùng ý nghĩa khi vừa đi vừa ngắm cảnh, khám phá cung đường đẹp, ẩm thực của vùng núi đồi, được ngủ nhà sàn và giao lưu với người dân bản địa...
Vùng Đông Bắc Việt Nam với những cảnh đẹp, địa điểm nổi tiếng như Đồng Văn, Mèo Vạc... như thôi thúc tiếng gọi lên đường của biết bao bàn chân đam mê du lịch, khám phá vùng đất mới.
Một đêm camping tại núi Thủng - Cao Bằng.
Long - một chàng trai 29 tuổi, quê ở tỉnh Quảng Ngãi, đang làm cameraman tự do tại TP. HCM, vừa có trải nghiệm thú vị khi được sống hết mình trong khung cảnh chốn núi rừng ở vùng Đông Bắc. Đó là hành trình đến với Đồng Văn, Mèo Vạc, Bảo Lạc, Pù Luông...
Nói với Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh, Long cho hay: "Đông Bắc Việt Nam có cung đường đa phần là đèo, núi rừng vô cùng hùng vĩ, không khí mát mẻ nên đi xe máy trải nghiệm rất thú vị. Ngoài ra, con người thân thiện và lành tính. Mình đi mùa này vì tháng 10 là thời điểm lý tưởng để đi du lịch với thời tiết đẹp, hoa Tam Giác Mạch lại nở...".
Chuyến đi này của chàng trai 29 tuổi vô cùng ý nghĩa khi được khám phá những cung đường đẹp, ẩm thực của vùng núi Đông Bắc, được ngủ nhà sàn và giao lưu với người dân bản địa.
"Kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình có lẽ là đoạn đường mình đi từ Mèo Vạc sang Bảo Lạc. Trên đường có rất nhiều em nhỏ nghèo nên có bánh kẹo mang theo để ăn dọc đường, chúng mình đều lấy cho mấy em hết. Vì không chuẩn bị từ trước nên cũng không thể cho toàn bộ được nên nếu có dịp quay trở lại, mình sẽ cho bánh kẹo được nhiều em hơn", Long tâm sự.
Thác Bản Dốc - Cao Bằng.
Ngày đầu tiên, Long bay đến Hà Nội để lên xe đi Hà Giang. Sang ngày thứ 2, chiếc xe đưa Long cùng người anh đến với Hà Giang. Tranh thủ thời gian, các bạn nghỉ ngơi ở khách sạn. Sau đó, họ làm thủ tục thuê xe máy đi Đồng Văn, đi Cao Bằng. Thuê được xe máy, Long ghé ăn ở quán bánh cuốn gần đối diện khách sạn.
Long cho hay, quãng đường đi Đồng Văn khá xa nên để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên mua chai nước lớn và đổ xăng đầy chai để phòng trường hợp hết xăng giữa đường.
Video đang HOT
Từ đoạn đường Hà Giang đi Đồng Văn, có rất nhiều cung đường đẹp nên vừa đi vừa ngắm cảnh không bao giờ chán. Long được chiêm ngưỡng cao nguyên Đá Đồng Văn, dốc Thẩm Mã, rừng thông Yên Minh, dinh Vua Mèo, rừng hoa Tam Giác Mạch, cột cờ Lũng Cú, núi Đôi, cây cô đơn...
"Đoạn đi Yên Minh có hai hướng. Mọi người chọn hướng bên phải sẽ gần hơn và cảnh đẹp hơn. Khi về vẫn có thể đi hướng còn lại để trở về Hà Giang", Long cho biết.
Nếu vừa đi vừa check-in những cung đường Hà Giang, tầm 4 hoặc 5 giờ chiều mọi người sẽ đến thị trấn Đồng Văn. Nếu đi trong tuần, mọi người không cần đặt phòng trước vì nhà nghỉ khá nhiều với giá cả hợp lý, đi vào cuối tuần nên đặt phòng trước.
Tối ở Đồng Văn, họ đi dạo phố cổ, ăn uống. Ở đây có cơm rang khá ngon. Đi dạo được một lúc, mọi người về nhà nghỉ ngơi do đi xe máy cả ngày khá đuối sức và sáng mai còn dậy đi sớm.
Các em nhỏ dễ thương, gần gũi.
Ngày thứ 3, mọi người thu xếp đồ đạc và lên di tích Đồn Cao trước để check-in vì sợ không đi sớm sẽ đông người. Leo lên đỉnh đồn, trời mưa phùn nên mọi người trốn mưa, rồi xuống để ăn sáng và về trả phòng để đi qua Mèo Vạc.
Đường đi từ Hà Giang sang Mèo Vạc, các bạn sẽ đi qua đèo Mã Pí Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam. Đi hết đèo, mọi người muốn đi thuyền trên sông Nho Quế có thể rẽ trái vào hướng thuê thuyền. "Chúng mình dính mưa nên làm biếng không đi thuyền trên sông, mà ghé làng Pả Vi để check-in do có đặt phòng từ trước. Làng Pả Vi là ngôi làng khá đẹp với chi chít homestay xung quanh, đồ ăn khá rẻ và ngon", Long kể lại.
Ngày thứ 4, Long xuất phát từ Mèo Vạc khá trễ do đợi người anh đi cùng tham gia giải chạy Marathon xong mới đi được. Giữa trưa, họ trả phòng ở làng Pả Vi để lên đường đi Bảo Lạc. Trên đường đi, Long cùng người bạn đồng hành ghé lại quán để ăn trưa với nhiều món ăn ngon.
"Cung đường Mèo Vạc đi Bảo Lạc đẹp khó tả, vừa đi vừa ngắm không biết chán. Điểm đặc biệt trên cung đường này là có rất nhiều trẻ em nghèo. Có em chủ động vẫy tay chào bạn, có em thì không. Mình nghĩ khi đi đoạn đường này, mọi người nên chuẩn bị một ít bánh kẹo để cho mấy em hoặc quần áo gì cũng được", Long chia sẻ.
Họ đến Bảo Lạc tầm 5h chiều và ở homestay Bảo Lạc. Homestay nằm trên núi khá cao nên không khí rất lạnh. Các bạn ở nhà sàn với không gian khá rộng và gần gũi. Tối đến sẽ có đốt lửa để sưởi ấm nên không sợ quá lạnh. Đồ ăn buổi tối khá ngon gồm lợn bản nướng kèm nồi lẩu to.
"Lý do chúng mình dừng chân tại Bảo Lạc vì để qua được Cao Bằng phải đi rất xa và không đủ thời gian, vì trời tối sẽ rất nguy hiểm, nên dừng chân tại Bảo Lạc là sự lựa chọn hợp lý", Long tiết lộ.
Mã Pí Lèng - một trong tứ đại đỉnh đèo hùng vĩ của Việt Nam.
Ngày tiếp theo, họ rời homestay Bảo Lạc từ sớm để đi Cao Bằng. Cung đường Bảo Lạc đi Cao Bằng rất đẹp. Khi đi cung đường này, mọi người qua đèo Mẻ Pia 14 tầng vô cùng hùng vĩ. Đi hết đèo sẽ có quán nước nhỏ, cô bán nước sẽ chỉ đường cho các bạn lên chỗ check-in để có thể chụp được toàn cảnh đèo.
Check-in xong, các bạn tiếp tục đi để đến Cao Bằng kịp giờ. "Đoạn đường đi Cao Bằng quá đẹp với đồi núi hùng vĩ, lúa chín hai bên, đi hoài không biết chán", Long nhớ lại.
Họ đến Cao Bằng sau đó chạy vào núi Mắt Thần. Để tận hưởng khung cảnh hùng vĩ nơi này một cách trọn vẹn nhất, Long quyết định sẽ camping tại đây. Núi Mắt Thần về đêm có trăng sáng, sao lấp lánh xung quanh vô cùng đẹp, không gian khá yên tĩnh, đúng nghĩa hòa mình cùng thiên nhiên, ban đêm ở trong lều không lạnh lắm nên các bạn ngủ khá ngon.
Ngày thứ 6, họ ăn sáng ở chỗ camping, rồi rời núi Mắt Thần để ghé check-in thác Bản Dốc. Đây là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Cao Bằng. Check-in xong, họ trở lại TP Cao Bằng để nhận phòng ở khách sạn và đi dạo quanh thành phố ăn uống và tham quan. Bánh cuốn Cao Bằng rất ngon.
Vì không có xe đi Thanh Hóa nên họ đành phải quay về Hà Nội bằng xe khách và gửi xe máy về lại Hà Giang.
Đèo Mẻ Pia với 14 tầng độc nhất Việt Nam.
Ngày thứ 7, trên chiếc xe Limoshine, mọi người di chuyển từ Hà Nội đến Pù Luông. Trên này có khá nhiều xe ôm nhưng do di chuyển nhiều nên Long thuê xe máy ngay tại homestay. Homestay này nằm tại Bản Hiêu. Bản này khá vắng vẻ, yên bình, mùa lúa sẽ rất đẹp, chi phí ở và ăn uống vô cùng rẻ.
"Ngày đầu ở đây, đa phần mình di chuyển đến homestay bố trí đồ đạc và đi dạo xung quanh bản Hiêu. Bản Hiêu sẽ có thác Hiêu và mùa hè nếu nắng nóng có thể tắm tại những con suối xung quanh bản. Ở Pù Luông, mỗi bản sẽ có mỗi nét đẹp khác nhau nên đi dạo không bao giờ chán", Long nói.
Một chiếc cầu nhỏ đẹp tựa Bali tại bản Hiêu - Pù Luông - Thanh Hóa.
Ngày thứ 8, họ đến chợ phiên Phố Đoàn (chợ mở vào thứ 5 và Chủ Nhật). Chợ ở Pù Luông có hàng hóa khá đa dạng từ thực phẩm cho đến quần áo. Các bạn có thể ghé để tham quan và trải nghiệm các món ăn cực lạ trong chợ.
Rời chợ, họ chạy xe qua bản Đôn. Địa điểm này mọi người có thể đi theo chỉ dẫn của Google Map vô cùng dễ dàng. Muốn qua bản Đôn phải lên con dốc khá cao nhưng khi đến nơi, khung cảnh không làm bạn thất vọng bởi thung lũng lúa mênh mông và homestay nhiều vô số kể.
"Mình check-in và dạo vài vòng rồi về homestay nghỉ ngơi, ăn uống. Lên Pù Luông có đồ ăn rất ngon, gạo thơm dẻo ăn cơm hoài không chán, các bạn nên thử những món như lợn bản nướng, vịt Cổ Lũng, gà kho, cá nướng vô cùng ngon", Long nói.
Buổi chiều, Long xuất phát đi Hang Dơi nằm ở bản Kho Mường. Tuy lúa đã qua mùa nhưng bản Kho Mường vẫn có nét đẹp vô cùng riêng biệt. Từ bản Hiêu đi hang Dơi, họ di chuyển tầm 30 phút, nhưng đường đi vô cùng mát mẻ, vừa đi vừa ngắm cảnh rất chill.
Hang Dơi có cảnh kì vĩ và hoang sơ, bên trong hang vô cùng rộng và sâu thẳm. Đây là một trong những địa điểm mà chắc chắn các bạn không nên bỏ qua. Rời hang Dơi, họ về lại homestay để ăn uống và nghỉ ngơi lấy sức hôm sau còn đi tiếp.
Một góc chill tại homestay Bảo Lạc.
Ngày thứ 9, họ chạy xe đến địa điểm Guồng Nước Pù Luông. Lúc về, Long di chuyển đến bản Son Bá Mười. Nghe người dân bản địa kể, bản này nằm trên núi vô cùng đẹp nhưng đường lên vô cùng khó, toàn dốc thẳng đứng. Lần đầu tiên trong đời Long đi xe máy bằng số 1 mà không bao giờ dám đi số 2. "Đường lên quá dốc và xa quá nên mình đã gục ngã trước cổng thiên đường, không kịp đến nơi thì trưa quá phải quay về lại homestay nghỉ ngơi", Long kể.
Buổi chiều, các bạn đi dạo gần bản Hiêu để tìm chỗ check-in. Có một chỗ khá giống Bali, xong mình về lại homestay ăn uống, nghỉ ngơi.
Ngày thứ 10, do đi chung với người anh tham gia giải chạy Marathon tại Pù Luông nên hầu hết nguyên ngày Long ở homestay ăn uống, nghỉ ngơi. Tối đến, họ ăn uống vui vẻ, đánh dấu sắp kết thúc chuyến khám phá 10 ngày ở mảnh đất mới.
Hang Dơi nằm ở bản Kho Mường - Pù Luông - Thanh Hóa.
Ngày 11, họ dậy sớm để trở về lại Hà Nội cho kịp chuyến bay về TP. HCM. Long kể: "Mọi thứ vô cùng suôn sẻ nên tụi mình đều kịp chuyến bay và trở về nhà an toàn. Mình sẽ nhớ Pù Luông và những bữa cơm, những con người vô cùng thân thiện nơi đây".
"Đông Bắc Việt Nam có khung cảnh rất hùng vĩ. Những cung đường tuyệt vời mà tuổi trẻ nên chinh phục một lần. Hà Giang cũng như Cao Bằng đều có những nét đẹp rất riêng mà không ngôn từ nào có thể diễn tả được. Mình vẫn thích nhất là Hà Giang, vì khí hậu cũng như khung cảnh hùng vĩ, đẹp tựa tranh vẽ...", Long nhớ lại.
Cao nguyên đá tại Đồng Văn.
Di tích Đồn Cao - Đồng Văn.
Di tích Đồn Cao - Đồng Văn vào sáng sớm.
Gặp cảnh hoàng hôn khi gần đến Đồng Văn.
Rừng thông Yên Minh.
Thung lũng Sủng Là.
Dốc Thẩm Mã - Hà Giang.
Đoạn đường vào làng Pả Vi.
Đoạn đường từ Mèo Vạc sang Bảo Lạc.
Thung lũng đẹp tựa Mông Cổ tại núi Thủng - Cao Bằng.
Núi Thủng - Cao Bằng về đêm.
Một góc nhỏ homestay tại bản Hiêu - Pù Luông - Thanh Hóa.
Tiết kiệm bằng cách ngủ nhờ, cô gái 1,5m thoải mái phượt xuyên Việt 42 ngày trên cung đường dài 4200km từ Nam ra Bắc, đó là trải nghiệm không quên đối với Minh Anh (26 tuổi, ngụ Bắc Ninh). Trong đó, chuyến đi không chỉ giúp cô chữa lành mà còn có bạn mới. "Hello, Hello! Where are you from?" (Xin chào, xin chào, bạn từ đâu đến?), một người địa phương nở nụ cười, hỏi...