Đỉnh cao fan cuồng đồ Steve Jobs: Săn cả bồn cầu, bình nóng lạnh của ông từ thế kỷ trước
Săn iPhone cổ, máy tính đời đầu của Apple thì còn dễ hiểu, nhưng đây lại còn là cả… bồn cầu do Steve Jobs dùng cơ.
Steve Jobs là một trong những người có công lớn nhất của làng công nghệ, tạo ra iPhone và kéo theo cả một cộng đồng “fanboy” hùng mạnh, cực kỳ hâm mộ sản phẩm Apple và sẵn sàng tìm mọi cách để có được những thứ đồ độc đáo, nổi bật nhất liên quan đến thương hiệu này. Săn tìm iPhone, iPad hay Macbook thì còn có thể hiểu được, còn nói rằng những fanboy này còn ngó ngàng đến cả… bồn cầu, tay nắm cửa, chân đèn hay cả ấm trà thì sao nhỉ?
Nghe qua thì có vẻ vô lý vì Apple có đời nào sản xuất mấy thứ vật dụng đó, nhưng hóa ra những đồ vật này lại có sức hút như vậy là bởi chúng xuất phát từ căn nhà cũ của Steve Jobs, từng được chính CEO quá cố này sử dụng hàng ngày gắn liền với đời sống của mình.
Căn nhà được nói đến ở đây là nơi cư ngụ của Steve Jobs tại Thị trấn Woodside (Calfornnia), được biết đến với cái tên “Điền trang Jackling”.
Diện tích căn nhà ngoài mặt bằng để xây dựng và sinh sống còn có cả một khu đất xung quanh cho vườn tược, được Jobs mua về từ năm 1984 và sống khoảng 10 năm cho tới khi chuyển đi nơi khác rồi cho thuê. Thời bấy giờ, ông từng dự định phá dỡ nó đi và xây lại căn mới, nhưng đã có một nhóm các nhà hoạt động xã hội đã tới kiến nghị, ngăn cản quyết định đó. Họ cho rằng đây là một căn dinh thự được xây dựng theo phong cách Tây Ban Nha cổ, có niên đại từ năm 1925 và vốn chỉ dành cho giới thượng lưu, xứng đáng được gìn giữ để bảo tồn nét đẹp văn hóa.
Video đang HOT
Sau cùng, Jobs đã để mặc ngôi nhà tại đó, không cho ai thuê và cũng chẳng đoái hoài về sửa chữa trong nhiều năm, cứ thế cũ kỹ và mục nát dần theo thời gian. Cuối cùng, một vài năm sau đó, Jobs giành được quyền phá dỡ căn nhà và thực hiện điều đó vào tháng 2/2011, 8 tháng trước khi ông mất.
Toilet và viên đá chặn lò sưởi của Jobs trong căn nhà.
Trong số đó, thậm chí cả bồn cầu cũng được đem về và giữ lại, dù cho nó không có vẻ gì là một nét đặc trưng cho nghệ thuật, văn hóa hay gì đó liên quan đến con người Steve Jobs cả. Theo một số nhận định, nó mang vẻ cổ kính và không có vẻ gì đáng để… tái chế nữa (nếu ai đó thực dụng), vậy mà vẫn có giá lên tới 100 USD ở thời điểm hiện tại.
Ở một diễn biến khác, chiếc bình nóng lạnh làm từ đồng thau của Steve Jobs cũng đang được nhiều người quan tâm, vì nó được làm ra từ tận năm 1925 và vẫn đang còn ở tình trạng tốt và sử dụng được. Thật may mắn là mức giá của nó không bị đẩy lên quá cao, chỉ khoảng 5 USD.
Theo quản lý thị trấn Woodtown – Kevin Bryant – việc tổ chức một phiên chợ bán đồ thực ra chưa hẳn là một quyết định chính thức. Hiện các nhà chức trách đang cân nhắc thêm một lựa chọn nữa: Đem tặng toàn bộ số hiện vật này cho một căn nhà khác ở gần đó, vì đó là nơi duy nhất còn lại trong thị trấn được thiết kế bởi kiến trúc sư George Washington Smith, cũng là người làm nên căn nhà Jackling của Jobs ngày xưa.
Theo Tri Thuc Tre
Công nghệ và Sự sáng tạo trong Kỷ nguyên số - Mối quan hệ không thể tách rời
Có một suy nghĩ phổ biến rằng, "Sáng tạo" và "Công nghệ" chính là hai phạm trù đối lập và không hề có sự liên quan đến nhau.
Công nghệ được xem như sản phẩm của não trái, nơi quyết định tư duy logic của một con người; Bên cạnh đó não phải với khả năng điều khiển tư duy cảm xúc chính là "ngôi nhà" của sự sáng tạo. Ấy vậy mà, hai điều tưởng như "người lạ" với nhau lại chính là "đôi bạn thân". Cùng xem cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc điều hành - NashTech Việt Nam, về mối quan hệ này.
Hiểu rõ hơn về mối qua hệ này, ông Nguyễn Hùng Cường - Giám đốc điều hành NashTech Việt Nam có chia sẻ rằng đây là hai yếu tố không bao giờ tách rời nhau: "Công nghệ sẽ không tồn tại nếu không có sự sáng tạo, và sức sáng tạo sẽ không thể vươn xa một cách mạnh mẽ nếu thiếu đi sự hỗ trợ của công nghệ. Nếu không suy nghĩ một cách sáng tạo, phá vỡ những rào cản suy nghĩ thông thường thì chúng ta sẽ không thể tạo ra những công nghệ hiện đại để phục vụ cuộc sống như hiện nay".
Anh nói ví dụ đơn giản như sau: "Nếu không có sự sáng tạo của Steve Jobs, thế giới rất có thể sẽ không biết đến những sản phẩm công nghệ đột phá như hiện nay. Ngược lại, nếu thiếu những nghiên cứu công nghệ làm nền tảng, sự sáng tạo sẽ không thể vươn xa. Nếu là tín đồ công nghệ, tôi tin ai cũng biết đến Elon Musk. Thiếu đi những công nghệ đã được nghiên cứu từ trước, Elon sẽ rất khó khăn để hiện thực hóa những sáng tạo của mình".
Là người đứng đầu NashTech Việt Nam, anh cũng chia sẻ thêm, ngay tại công ty anh, cũng luôn đề cao sự sáng tạo của mỗi cá nhân và cả tập thể. Cụ thể, mọi thành viên trong công ty thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động thi đua sáng tạo, và xây dựng một môi trường làm việc với nhiều không gian sáng tạo. Anh hiểu rằng, sức sáng tạo sẽ giúp tạo nên và hoàn thiện những giải pháp công nghệ của mình, đặc biệt trong bối cảnh như hiện nay.
Bên cạnh đó, những công nghệ hiện đại của NashTech hỗ trợ cho sự sáng tạo. Ví dụ: Quy trình A/B Testing giúp hạn chế những rủi ro và tốn kém khi kiểm tra những giải pháp mới, nhờ đó giảm tải áp lực trong quá trình sáng tạo. Đồng thời, công nghệ AR/VR (Augmented Reality/Virtual Reality - tạm dịch: Thực tế tăng cường/Thực tế ảo) tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi phát huy trí tưởng tượng và trải nghiệm những thành quả của mình.
Đề cập đến tầm quan trọng của việc gắn kết sáng tạo và công nghệ trong bối cảnh hiện nay. Anh Hùng có giải thích thêm: "Trong kỷ nguyên kỹ thuật số như hiện nay, khi chúng ta đang trong Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, mọi rào cản vật lý, kỹ thuật, sinh học, khoa học... đang dần bị xóa bỏ một cách mạnh mẽ. Mọi thứ chúng ta biết đang bước vào giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ và sẽ có những thay đổi lớn trong thời gian không xa. Chính vì thế, nếu người lao động chỉ duy trì tư duy đi theo đường lối sẵn có, tương lai duy nhất dành cho họ chỉ là tụt hậu lại phía sau.
Để có thể tiến lên phía trước và thậm chí trở thành người dẫn đầu, giải pháp duy nhất chỉ có thể là bứt phá khỏi những khuôn mẫu sẵn có, tự đổi mới chính bản thân và tạo nên những giá trị của riêng mình. Công nghệ đang ngày một phát triển, và họ cần tận dụng điều đó để phát huy tối đa sức sáng tạo của mình".
NashTech là nhà cung cấp dịch vụ phần mềm toàn cầu chuyên về phát triển ứng dụng, dịch vụ đám mây, phát triển nền tảng kỹ thuật số, phân tích và tích hợp hệ thống. Với hơn 2.000 nhân viên trên toàn cầu, NashTech cung cấp các giải pháp phần mềm và dịch vụ gia công quy trình kinh doanh dành riêng cho các doanh nghiệp hàng đầu, các chính phủ và các tổ chức.
Được Vinasa bình chọn là công ty công nghệ lớn thứ hai tại Việt Nam, NashTech thuộc tập đoàn Harvey Nash PLC đang là một trong những nơi làm việc đáng mơ ước cho các lập trình viên. NashTech hiện có mặt ở 36 quốc gia trên toàn thế giới.
Theo Tri Thuc Tre
Bị Steve Jobs chửi thẳng mặt với câu từ tục tĩu, cựu kỹ sư trưởng của Apple phản ứng thế nào? Steve Jobs nổi tiếng là một CEO có tính khí rất khó chịu với nhiều người ở Apple, và đối với câu chuyện để đời của cựu quản lý này cũng vậy. *Theo lời kể của Ken Kocienda - cựu kỹ sư trưởng quản lý phần mềm của Apple: Thử tưởng tượng một ngày bạn bỏ công sức 100% ra làm hăng say...