Dính buồng tử cung và những điều cần biết
Dính buồng tử cung có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khôn lường như sảy thai liên tục, thậm chí là vô sinh. Dưới đây là những điều chị em cần biết về dính buồng tử cung để bảo vệ sức khỏe
Dính buồng tử cung là hiện tượng xảy ra khi lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương sâu khiến thành tử cung phía trước và phía sau dính vào với nhau.
Lúc này, khả năng làm tổ của trứng sau khi thụ thai bị ảnh hưởng rất nhiều do nội mạc tử cung bị ngăn cản, không thể tái tạo bình thường.
Buồng tử cung bình thường ở phụ nữ (Ảnh: Internet)
Đặc biệt, hiện tượng dính buồng trứng cổ tử cung không chỉ gây khó khăn trong việc thụ thai mà còn có nguy cơ dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu dính buồng tử cung là rất cần thiết để tiến hành điều trị kịp thời.
2. Dính buồng tử cung rất dễ gây nhầm lẫn
Dính buồng tử cung có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, khiến nhiều người lầm tưởng đang mang bầu hoặc nhầm lẫn với nhiều loại bệnh lý phụ khoa khác nhưng lại chủ quan không đi khám. Tuy nhiên, hiện tượng dính buồng tử cung chỉ có thể phát hiện khi tiến hành siêu âm.
Nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt không đều do dính buồng tử cung là do niêm mạc tử cung sẽ không có chỗ mọc dẫn đến không có kinh nguyệt. Cùng lúc đó, cơ thể lại vẫn phát ra các tín hiệu khiến phụ nữ căng tức ngực, mệt mỏi, khó chịu,… nên càng dễ gây nhầm lẫn là đang mang thai.
Dính buồng tử cung rất dễ gây nhầm lẫn (Ảnh: Internet)
Việc chẩn đoán hiện tượng dính buồng tử cung thông qua các dấu hiệu bên ngoài là rất khó khăn. Để có được kết quả chính xác nhất, cần căn cứ vào kết quả siêu âm và chụp X quang. Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để hạn chế các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra,
3. Nguyên nhân gây dính buồng tử cung
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng dính buồng trứng cổ tử cung. Tiêu biểu là:
- Dính buồng tử cung do tầng đáy nội mạc tử cung bị suy thoái nặng nề.
- Dính buồng tử cung do còn sót nhau thai trong quá trình nạo phá thai.
Nạo phá thai không an toàn có thể dẫn đến dính buồng tử cung (Ảnh: Internet)
- Dính buồng tử cung do sản phụ bị viêm nhiễm hậu sản sau lần đầu sinh con.
Video đang HOT
- Dính buồng tử cung do viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng nhưng không được điều trị kịp thời.
4. Dấu hiệu nhận biết dính buồng tử cung
Dấu hiệu điển hình của dính buồng tử cung là hiện tượng kinh nguyệt không đều. Trong nhiều trường hợp, dính buồng tử cung còn dẫn đến tình trạng máu kinh ra ít, kinh thưa, thậm chí là vô kinh thứ phát.
Hiện tượng đau bụng dưới cũng là một dấu hiệu nhận biết dính buồng tử cung (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, hiện tượng đau bụng dưới cũng là một dấu hiệu nhận biết dính buồng tử cung. Khi có hiện tượng đau bụng dưới bất thường khi vận động hoặc đi vệ sinh, phụ nữ tuyệt đối không nên chủ quan, đặc biệt là đối với những người đã nạo phá thai. Để xác định nguyên nhân, cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành khám và điều trị kịp thời.
5. Điều trị dính buồng tử cung
Đầu tiên, việc quan trọng nhất tới bệnh viện để khám khi có các dấu hiệu như kinh nguyệt bất thường, đau bụng dưới, căng tức ngực, mệt mỏi,… Tại bệnh viện, bác sĩ có thể căn cứ vào kết quả chụp X-quang để kết luận các dấu hiệu trên có phải dính buồng tử cung hay không.
Ngoài ra, chụp Xquang cũng có thể phát hiện vị trí lòng tử cung bị dính, như ở đáy, vùng eo hay hai bên của tử cung.
Dính buồng tử cung có thể được điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng nếu được phát hiện sớm và diện tích tử cung bị dính chứa quá lớn.
Đối với các trường hợp sót nhau thai trong quá trình nạo phá, việc điều trị dính buồng tử cung sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức hơn. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt dụng cụ để tách tử cung, kết hợp với sử dụng thuốc kích thích mọc dày niêm mạc để việc thụ thai có hiệu quả hơn.
Đối với các trường hợp dính buồng tử cung do viêm nhiễm nặng, trước khi tiến hành điều trị, cần đảm bảo các bệnh lý phụ khoa khác đã được điều trị khỏi hoàn toàn.
Theo Suckhoehangngay
Bệnh hiếm muộn là gì? Nguyên nhân do đâu?
Hiếm muộn khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ, mất đi quyền được yêu thương chăm sóc thiên thần nhỏ bé của mình. Vậy bệnh hiếm muộn là gì? Nguyên nhân do đâu?
Hiếm muộn khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ, mất đi quyền được yêu thương chăm sóc thiên thần nhỏ bé của mình. Vậy bệnh hiếm muộn là gì? Nguyên nhân do đâu?
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, qua đó giúp bạn hiểu và có cách giải quyết vấn đề này!
1. Bệnh hiếm muộn là gì?
Không giống với bệnh vô sinh, vợ chồng mắc bệnh hiếm muộn vẫn có khả năng sinh con, chỉ là điều này diễn ra khá chậm và có nhiều khó khăn.
Bệnh hiếm muộn xảy ra khi hai vợ chồng mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, quan hệ tình dục bình thường, không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà sau khoảng 1 năm người vợ vẫn không thể mang thai.
Bệnh hiếm muộn là một trong những nguyên nhân khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt (ảnh Internet).
Theo các bác sĩ, bệnh hiếm muộn không hoàn toàn là do nguyên nhân từ phía người phụ nữ hay người đàn ông. Có khoảng 40% nguyên nhân đến từ người chồng, 40% nguyên nhân đến từ vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả vợ lẫn chồng. Nói cách khác, hiếm muộn là vấn đề chung cho cả hai vợ chồng chứ không phải của riêng chồng hoặc riêng vợ.
Bệnh hiếm muộn là gì? (ảnh Internet).
Theo đó, việc đi khám và tìm hiểu nguyên nhân bị bệnh hiếm muộn là vấn đề cần thiết và phải có mặt của cả hai vợ chồng. Càng đi kiểm tra sớm và điều trị sớm khả năng có con của các cặp vợ chồng càng cao.
2. Nguyên nhân hiếm muộn do đâu?
Như đã chia sẻ bên trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hiếm muộn, có thể là do vợ, do chồng hoặc do cả hai vợ chồng.
2.1. Nguyên nhân từ phía người phụ nữ
Những nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở phụ nữ là:
- Phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt thất thường.
- Tắc vòi trứng
- Không rụng trứng hay rụng trứng không đều.
- Bệnh lạc nội mạc tử cung.
- Bệnh u xơ tử cung.
- Sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia, và các thức uống có caffein,...
- Tình trạng quá cân.
Ngoài ra, tuổi càng cao tỉ lệ có thai tự nhiên càng giảm hay tỉ lệ nạo phá thai ngày càng tăng như hiện nay cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh.
Ngoài ra còn do các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, giang mai..., tần suốt giao hợp quá thường xuyên, hay tình trạng suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên.
Phụ nữ tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh hiếm muộn càng lớn (ảnh Internet).
Các bạn nữ khi nắm bắt được những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng dẫn tới vô sinh trên sẽ giúp các bạn tìm ra được cách phòng tránh và phương pháp điều trị phù hợp để các bạn dễ dàng hơn trong việc đối mặt với căn bệnh này.
2.2. Nguyên nhân từ phía nam giới
- Không có tinh trùng.
- Tinh trùng quá ít.
- Tinh trùng di động yếu.
- Tinh trùng bị dị dạng.
- Ung thư tinh hoàn: Có thể nguyên nhân là do khối u ác tính phát triển trong tinh hoàn, phá hủy các mô hình gây ảnh hưởng đến việc sinh tinh.
- Bất thường mào tinh: Có thể tắc nghẽn hoặc dị tật mào tinh, ngăn chặn tinh trùng kết hợp với dịch lỏng tạo thành tinh dịch nên khi quan hệ tình dục là tinh dịch xuất vào âm đạo chứ không phải tinh trùng.
Khoảng 40% nguyên nhân dẫn đến bệnh hiếm muộn là do người chồng (ảnh Internet).
Ngoài ra những nguyên nhân khác như: tinh hoàn ẩn, tiểu đường, làm việc quá sức, lo lắng, stress, sử dụng thức uống có cồn đều ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục.
2.3. Nguyên nhân khác
- Phụ nữ lập gia đình trễ hơn và muốn có con ở tuổi lớn hơn.
- Nhiều thống kê trên thế giới cho thấy chất lượng tinh trùng nam giới đang giảm dần, có thể do ảnh hưởng môi trường và hoàn cảnh sinh sống.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỷ lệ cao hơn trong cộng đồng, dẫn đến tắc vòi trứng, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn khả năng sinh sản.
- Việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ với nhiều bạn tình ngày càng phổ biến và càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ dẫn đến hiếm muộn.
- Một biến chứng lâu dài rất thường gặp của nạo phá thai hiện nay là hiếm muộn - vô sinh. Rất nhiều phụ nữ sau vài lần nạo thai đã bị vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung.
Những chia sẻ trên đây đã trả lời cho bạn câu hỏi "Hiếm muộn là gì?". Chúc các bạn sớm có một em bé đầu lòng thật khỏe mạnh!
Theo Suckhoehangngay
Những điều bạn nên biết về bệnh dị ứng tinh trùng "Chuyện ấy" là một phần tất yếu của cuộc sống lứa đôi nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có những rủi ro trong "chuyện ấy" có thể khiến chị em... lo sợ đến già. Một trong số các rủi ro đáng sợ đó là bệnh dị ứng tinh trùng. 1. Bệnh dị ứng tinh trùng là gì? Bệnh dị...