Điều xảy ra với cơ thể khi bạn ăn đậu phụ mỗi ngày
Ăn nhiều đậu phụ tốt cho bộ não, xương khớp, ngăn ngừa ung thư nhưng có một số người dị ứng với món này.
Là một thực phẩm đa năng trong nhà bếp, đậu phụ rất tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này có hàm lượng protein cao, ít calorie, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh.
Dưới đây là những tác dụng của việc ăn đậu phụ hàng ngày:
Cải thiện sức khỏe não bộ
Bạn có lo lắng về việc mắc các bệnh não liên quan đến tuổi tác như Alzheimer và Parkinson? Theo chuyên gia dinh dưỡng Megan Ware, ở những người tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác sẽ thấp hơn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Thực phẩm từ đậu nành nguyên chất có chất xơ, không chứa cholesterol và ít chất béo bão hòa. Đó chính xác là những yếu tố quan trọng của một chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe.
Nhiều chuyên gia tin rằng đậu nành tốt cho tim mạch vì protein đậu nành làm giảm cholesterol trong huyết thanh, giúp cho tim hoạt động suôn sẻ.
Tốt cho xương
Video đang HOT
Một vấn đề mà phụ nữ có thể gặp phải khi nhiều tuổi là giảm mật độ xương. Đậu phụ đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của xương. Đó là tin tốt cho những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
Giảm nguy cơ ung thư
Khảo sát ở châu Á cho thấy việc tiêu thụ đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú. Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng ăn đậu nành có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Cải thiện sức khỏe bệnh nhân tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên cân nhắc thay thế thịt bằng đậu phụ mỗi ngày. Với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, cơ thể bài tiết một lượng protein quá mức qua nước tiểu.
Tuy nhiên, người tiêu thụ protein đậu nành bài tiết ít protein hơn những người chỉ tiêu thụ protein động vật.
Sống thọ hơn
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng châu Âu, ăn đậu phụ thay cho thịt có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng cholesterol xấu.
Khi ăn nhiều protein thực vật hơn, bạn sẽ hấp thụ thêm lượng chất xơ và một số vi chất dinh dưỡng không có trong protein động vật.
Không phù hợp với người bị bệnh tuyến giáp
Theo chuyên gia dinh dưỡng Kathy W. Warwick, nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng việc ăn đậu nành có thể cản trở việc hấp thu i-ốt phóng xạ để điều trị cường giáp.
Vì vậy, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tình trạng này, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để xác định xem bạn ăn bao nhiêu đậu phụ là an toàn.
Có quá nhiều hormone trong đậu phụ?
Bạn có thể đã nghe thông tin đậu phụ chứa isoflavone, có tác động tương tự hormone estrogen trong cơ thể. Theo Heather Patisaul, nhà sinh học tại Đại học North Carolina (Mỹ), ăn quá nhiều đậu nành có tác động xấu đến hệ thống nhạy cảm với estrogen như làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt.
“Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú, buồng trứng hoặc tử cung nên đặc biệt cẩn thận khi sử dụng đậu nành”, Patisaul cảnh báo.
Có thể bị dị ứng với đậu phụ
Chuyên gia dinh dưỡng Cathy Leman cho hay: “Dị ứng với đậu nành thường xảy ra ở trẻ em, ít gặp ở người lớn trưởng thành”.
Tuổi của đàn ông cũng quyết định việc mang thai và sức khỏe của trẻ
Các nghiên cứu gần đây bắt đầu nhấn mạnh tới yếu tố tuổi của người cha quyết định cơ hội mang thai và sức khỏe của trẻ.
Không giống với phụ nữ một khi bước vào thời kỳ mãn kinh cũng có nghĩa là họ không còn cơ hội sinh con, đàn ông vẫn có khả năng sinh sản dù ở bất kỳ tuổi nào. Song điều này không có nghĩa là yếu tố tuổi tác không ảnh hưởng. Thời gian gần đây, giới khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa tuổi của người cha và việc mang thai, cũng như sức khỏe của trẻ.
Theo Tiến sĩ Charlotte Coat, thuộc Phòng nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm Fertas ở Lausanne, Thụy Sĩ, trong một thời gian dài, mọi chú ý đều tập trung vào tuổi của người mẹ, cho rằng đây là yếu tố quyết định tới việc sinh đẻ của các cặp đôi. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển và người ta bắt đầu quan tâm hơn tới khả năng sinh sản của người cha, cũng như những gì mà họ sẽ di truyền cho con cái.
Tuổi của đàn ông cũng quyết định việc mang thai và sức khỏe của trẻ. (Ảnh minh họa: Planetesante)
Tùy theo đánh giá của mỗi nghiên cứu, độ tuổi này có thể dao động từ hơn 35, 40 hoặc 45. Tiến sĩ Ariane Giacobino thuộc Khoa Di truyền Bệnh viện Đại học Geneva (HUG) dẫn ý kiến của Hiệp hội y học sinh sản Mỹ cho rằng 40 là độ tuổi "hơi lớn" để làm cha. Theo tạp chí Maturitas của Hiệp hội mãn kinh và tiền mãn kinh và mãn dục châu Âu, có sự gia tăng các biến chứng khi mang thai và sinh nở khi người bố ở độ tuổi từ 45 trở lên. Đối với nam giới "cao tuổi", trẻ sinh ra thường gặp phải các rối loạn về thần kinh, tâm thần và ung thư khi còn thơ ấu hơn so với những đứa trẻ khác.
Sự suy yếu của vật liệu di truyền
Theo Tiến sĩ Charlotte Coat, trước tiên, cần phải biết rằng, với độ tuổi này, chất lượng tinh trùng đã bị suy giảm. Việc cả khối lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng giảm có thể ảnh hưởng tới chất lượng sinh sản. Về mặt di truyền học, sự xuất hiện của hiện tượng đứt gãy tinh trùng hay còn gọi là tinh trùng phân mảnh ADN có thể gây ra hậu quả không chỉ đối với khả năng sinh sản mà còn đối với sức khỏe của đứa trẻ. Trên thực tế, các tế bào dẫn đến sự hình thành tinh trùng sẽ tạo ra một số lượng lớn các bản sao trong suốt vòng đời của chúng, trung bình 600 lần ở tuổi 40. Lỗi trong quá trình sao chép có thể dẫn đến đột biến ADN ở tinh trùng. Điều này có thể dẫn đến bất thường di truyền và do đó dẫn đến các bệnh khác nhau ở trẻ chưa sinh.
Liên quan tới việc mang thai, nguy cơ sảy thai cao hơn do sự gia tăng dị thường nhiễm sắc thể. Theo một số nghiên cứu, nguy cơ thậm chí có thể tăng gấp đôi tùy theo tuổi của người cha (chẳng hạn như giữa 25 và 50 tuổi). Một nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở các bà mẹ, trong khi một nghiên cứu khác cho thấy tình trạng sinh non và nhẹ cân cũng phổ biến hơn.
Rối loạn tâm thần
Về sức khỏe của trẻ và đặc biệt là sức khỏe tâm thần, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự gia tăng bệnh tâm thần phân liệt và tự kỷ ở những trẻ có người cha lớn tuổi. Tuy nhiên theo giáo sư Kerstin von Plessen, trưởng khoa Dịch vụ tâm thần học trẻ em và vị thành niên tại Trung tâm bệnh viện Vaudois (CHUV), nguy cơ là thấp đối với những bệnh hiếm gặp. Ngoài ra, người ta biết rằng các yếu tố khác ngoài tuổi tác đóng vai trò quan trọng hơn trong sự xuất hiện của những bệnh này. Đối với bệnh tâm thần phân liệt chẳng hạn, các yếu tố di truyền, chấn thương hoặc cần sa là những yếu tố đã được chứng minh.
Liên quan tới vấn đề kết hôn muộn, nghiên cứu như một lời nhắc nhở rằng, bất kể giới tính nào thì tuổi của cả cha và mẹ đều có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và sức khỏe của một đứa trẻ. Nếu rủi ro tăng theo tuổi của cả cha và mẹ, thì 40 tuổi dường như là một ngưỡng cần được tính đến. Ngay cả khi rủi ro tổng thể là thấp, việc theo dõi chặt chẽ những trường hợp mang thai muộn này vẫn được các chuyên gia khuyến cáo./.
Rối loạn tâm thần tuổi vị thành niên: Vấn đề đáng lo ngại Trong những năm gần đây, số lượng trẻ đến khám ở Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai ngày càng tăng. ThS.BS Lê Công Thiện - Trưởng Phòng Tâm thần nhi và Trẻ vị thành niên cho biết: Theo các số liệu thống kê đánh giá hàng năm, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ của các trẻ đến khám tại viện...