Điều trị vô sinh ở nữ giới
Hiện nay với sự tiến bộ của y học, nhiều phụ nữ dù gặp vấn đề về khả năng sinh sản vẫn có thể có con.
Mỗi ngày trong cuộc sống, bạn sẽ nghe những kiểu thắc mắc rất phổ biến như: Tại sao ngày xưa ông bà mình dù không ở gần nhau nhiều mà lại rất nhạy con, “sinh năm, đẻ bảy”, còn hiện nay, để mang thai thật khó khăn, nhất là phái nữ dễ gặp các bệnh lý về đường sinh sản…
Hầu hết phụ nữ vô sinh đều phải được điều trị bằng thuốc ở một chừng mực nào và phải tuân thủ theo liều dùng trong đơn thuốc. Sau đó tùy theo tình hình, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI): Tinh trùng sau khi đã được xử lý và nuôi dưỡng khỏe mạnh sẽ được bơm trực tiếp vào tử cung. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và khoảng cách tinh trùng phải di chuyển đến trứng. IUI còn được gọi là thụ tinh thay thế hoặc thụ tinh nhân tạo.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Người phụ nữ phải uống thuốc để làm cho trứng chín. Bác sĩ sẽ tách trứng này ra và cho kết hợp với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Sau khi một số trứng đã được thụ tinh, bác sĩ sẽ đưa một hoặc vài trứng đó vào tử cung. Mang thai xảy ra nếu một hoặc nhiều trứng đã thụ tinh bám lấy thành cử tung.
- Nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM – in vitro maturation): Đây là cách điều trị dùng cho bệnh nhân bị hội chứng buồng trứng đa nang.
Quy trình nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm tương tự IVF. Tuy nhiên, còn có thêm công đoạn nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm trước khi thực hiện công đoạn tạo phôi. Tỉ lệ thành công của IVM hiện là 30 – 35%.
Theo phukhoahcm.com
Mối liên hệ giữa bệnh cơ tim chu sản và điều trị vô sinh
Trong một nghiên cứu vừa được trình bày gần đây, các nhà nghiên cứu thông báo họ tìm thấy mối liên hệ giữa một chứng bệnh tim gọi là bệnh cơ tim chu sản và điều trị vô sinh.
Video đang HOT
Những phụ nữ từng điều trị vô sinh và áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh có nguy cơ mắc bệnh cơ tim chu sản cao gấp 5 lần. Nghiên cứu này vẫn chưa thể tìm ra bằng chứng chứng minh mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa bệnh cơ tim chu sản với điều trị vô sinh. Song người ta nhận thấy giữa chúng dường như có mối liên kết, thậm chí có khả năng cả hai đều liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản tiềm ẩn nào đó.
Bệnh cơ tim chu sản (peripartum cardiomyopathy) là gì?
Cơ tim chu sản là một dạng suy tim có thể tấn công thai phụ trong khoảng thời gian từ tháng cuối thai kỳ đến 5, 6 tháng sau khi sinh.
Tại Mỹ, bệnh này ảnh hưởng đến 1.000 đến 1.300 phụ nữ mỗi năm và được cho là một loại bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh này có thể phổ biến hơn ở những quốc gia khác. Nó có liên quan đến lối sống và thói quen ăn kiêng, cũng như di truyền hoặc các điều kiện y tế khác.
Vì sao cơ tim chu sản là bệnh nguy hiểm?
Bệnh cơ tim chu sản được coi là một thể bệnh cơ tim giãn không rõ nguyên nhân, làm cho trái tim của người phụ nữ tăng kích thước và yếu hơn, không thể đảm bảo các chức năng như bình thường.
Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị cụ thể. Mục tiêu của điều trị là giữ cho chất lỏng dư thừa không tích tụ trong phổi, giúp tim phục hồi theo chiều hướng tốt nhất có thể. Các bác sĩ thường sẽ cân nhắc xem bệnh hiện có khẩn cấp không? Nếu sinh em bé rồi thì tình hình có được cải thiện không? Có nhất thiết phải thúc sinh non hay có thể cải thiện chức năng tim thông qua việc dùng thuốc?
Phụ nữ mắc bệnh cơ tim chu sản có nên mang thai nhiều lần?
Bệnh cơ tim chu sản nếu không được điều trị thì có thể gây tử vong cho cả mẹ và em bé (trường hợp mắc bệnh vào tháng cuối của thai kỳ).
Nếu một phụ nữ bị bệnh cơ tim chu sản vào tháng cuối của thai kỳ, các bác sĩ sẽ khuyên cô ấy nên tránh việc mang thai thêm lần nữa.
Trong một số trường hợp, người ta dựa trên tình hình phục hồi của người mẹ để cân nhắc việc người mẹ đó có nên sinh thêm con hay không.
Nếu tim không thể phục hồi hoàn toàn: Các bác sĩ thường không khuyến khích mang thai thêm đối với trường hợp này. Mặc dù không có rủi ro trực tiếp cho em bé nhưng việc mang thai thêm với một trái tim hoạt động bất thường có thể gây tổn thương cho trái tim của người mẹ, gián tiếp gây hại cho thai nhi đang phát triển.
Nếu tim đã hồi phục hoàn toàn từ lần mang thai trước: Người mẹ có thể mang thai thêm một lần nữa với điều kiện là phải thường xuyên thực hiện siêu âm tim và các bài test tâm lý để theo dõi sức khỏe thể chất, tinh thần của thai phụ.
Ngay cả với một trái tim trong trạng thái khỏe mạnh 100%, vẫn có nguy cơ tái phát bệnh khi mang thai lần thứ hai. Tuy nhiên, trong trường hợp tim có sự hồi phục hoàn toàn và kết quả kiểm tra tâm lý cho thấy thai phụ không bị căng thẳng thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho phép mang thai lần nữa.
Nghiên cứu mới cho biết điều gì?
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa bệnh cơ tim chu sản với việc điều trị vô sinh, họ vẫn không chứng minh được rằng các phương pháp hỗ trợ sinh như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) gây ra bệnh này.
Thay vào đó, các nhà nghiên cứu chỉ có thể đưa ra nhận xét là phụ nữ dễ bị cơ tim chu sản hơn nếu họ bị giảm khả năng sinh sản. Nguyên nhân có thể do các yếu tố nguy cơ hoặc di truyền. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều phương pháp điều trị vô sinh và hỗ trợ sinh sản làm tăng khả năng mang đa thai ở người mẹ, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim liên quan đến thai kỳ (vì tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để đảm bảo lưu thông oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi).
Ngoài ra, nhiều tình trạng và yếu tố nguy cơ khác cũng có khả năng là nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim chu sản. Thực ra, người ta chưa thể xác định chính xác những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh, nhưng một số yếu tố được cho là có khả năng dẫn đến bệnh bao gồm:
Bệnh động mạch vànhNhiễm virus trong timCác bệnh di truyền khác nhauUống quá nhiều rượuHút thuốcBéo phì
Trong những trường hợp mắc bệnh do các yếu tố nêu trên, việc điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh gốc.
Nghiên cứu mới có ý nghĩa gì đối với những phụ nữ bị vô sinh?
Điều khiến bệnh cơ tim chu sản đặc biệt nguy hiểm là nó "bắt chước" các triệu chứng mang thai. Khi mang thai, người ta sẽ không nghĩ ngợi nhiều về bàn chân sưng, triệu chứng mệt mỏi, khó thở.
Vấn đề là những triệu chứng trên cũng báo hiệu cho bệnh suy tim. Nếu một phụ nữ bắt đầu trải qua những triệu chứng này, cô ấy chắc chắn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân dễ nhầm lẫn triệu chứng của bệnh phì đại cơ tim với các triệu chứng mang thai thông thường.
Cũng theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh cơ tim chu sản cao gấp 5 lần ở những phụ nữ từng áp dụng điều trị vô sinh và các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Cho nên, họ cần lưu ý rằng tất cả những triệu chứng khó chịu này có thể là bất thường. Bệnh cơ tim chu sản thường được chẩn đoán quá muộn.
Các thai phụ cũng cần lưu tâm đến các dấu hiệu trong tháng cuối của thai kỳ, nhất là khi bạn từng gặp khó khăn trong việc thụ thai. Các bà mẹ mới sinh con cũng nên cẩn trọng trong những tháng sau khi sinh, vì bệnh cơ tim chu sản cũng dễ tấn công trong giai đoạn này.
Vẫn cần nhiều thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra những thông tin chính xác hơn về mối quan hệ giữa những phương pháp điều trị vô sinh và hỗ trợ sinh sản với nguy cơ mắc các bệnh về tim. Thai phụ, đặc biệt là những người đang điều trị bằng các phương pháp như IVF, không nên hoang mang. Các chị em chỉ cần để ý những thay đổi trong cơ thể, thường xuyên trò chuyện với bác sĩ về mối quan tâm của mình trong giai đoạn mang thai.
Theo Hellobacsi
Điều trị vô sinh nên áp dụng Đông hay Tây y? Nhiều phụ nữ ở quê tôi lấy chồng một thời gian không có con thì đi xin thuốc nam, thuốc bắc để uống. Vài người trong số đó về sau đã có con. Vậy xin bác sĩ cho biết thực tế có thể điều trị vô sinh, hiếm muộn bằng Đông y không? (Trần Thị Kim Yến). Bác sĩ tiến hành thụ tinh...