Điều trị thành công 3 ca nhiễm khuẩn huyết Whitmore ở Hòa Bình
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình cho biết vừa điều trị thành công 3 ca bệnh nhiễm khuẩn huyết do Whitmore gây ra.
Cụ ông 86 tuổi quê Lương Sơn, Hòa Bình vừa được điều trị thành công và xuất viện trong ngày 27/9
Trưa ngày 27/9, trao đổi với PV Báo Giao thông, tiến sỹ, bác sỹ Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cho biết, từ tháng 6/2019 đến nay chúng tôi đã điều trị 3 ca bệnh nhiễm khuẩn huyết do Whitmore và tất cả đều được cứu sống. Trong đó có 1 trường hợp cụ ông 86 tuổi quê ở huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vừa được điều trị thành công và xuất viện hôm nay.
“Nhiều người lầm tưởng vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore là “ vi khuẩn ăn thịt người”, nhưng chúng không ăn thịt người mà có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei. Loại vi khuẩn này cũng như các loại vi khuẩn khác gây bệnh cho người ở những mức độ khác nhau, nặng nhất có thể gây tử vong. Bệnh Whitmore hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm, bằng các loại kháng sinh đặc hiệu với Burkholderia pseudomallei”, bác sỹ tình cho biết thêm.
Dạng vi khuẩn này thường cư trú trong đất, nước hoặc bụi đất, xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua tiếp xúc giữa vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn với các mức độ khác nhau: nhiễm khuẩn tại chỗ (khu trú), nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết), sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.
Video đang HOT
Được biết năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Hòa Binh đã được đào tạo kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Withmore. Từ năm 2017 đến nay đã phát hiện 9 ca mắc bệnh Withmore tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Binh.
Theo baogiaothong
Tìm được kháng sinh đặc hiệu điều trị vi khuẩn Whitmore
PGS.TS Cường cho rằng, hiện nay đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngày 20/9, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nữ bệnh nhân bị vi khuẩn "ăn" vẹt cánh mũi được xuất viện sau hơn 3 tuần điều trị liên tục tại các cơ sở y tế.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, đây là ca bệnh Whitmore gây tổn thương cánh mũi đầu tiên ở Việt Nam và cũng chưa từng được đề cập trong y văn thế giới, vì vậy việc chẩn đoán ban đầu rất khó khăn.
Được biết, ngay khi phát hiện mắc vi khuẩn Whitmore, bệnh nhân đã được điều trị bằng phác đồ kháng sinh đặc hiệu truyền tĩnh mạch liều cao.
Nữ bệnh nhân bị vi khuẩn whitmore "ăn" mòn cánh mũi đã được xuất viện. Ảnh: NLĐ
"Whitmore không phải là vi khuẩn "ăn thịt người" mà là bệnh đã được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây. Bệnh cũng không gây thành dịch và không lây trực tiếp từ người sang người.
Tuy là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nhưng hiện nay bệnh đã có kháng sinh điều trị đặc hiệu nên người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì thế người dân không nên quá hoang mang", PGS.TS Đỗ Duy Cường cũng khẳng định.
Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều trường hợp dễ dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong.
Bệnh Whitmore ở trẻ em thường có biểu hiện áp xe tuyến mang tai (dễ nhầm với quai bị), sốt kéo dài, chỉ một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, áp xe gan, tổn thương thần kinh... Còn ở người lớn, bệnh có biểu hiện khá phức tạp dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như: Nhiễm trùng huyết tụ cầu, lao phổi, áp xe cơ...
PGS.TS Đỗ Duy Cường cũng khuyến cáo: Hiện nay, bệnh Whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh. Cho nên biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là các biện pháp vệ sinh cá nhân, tăng cường phương tiện phòng hộ lao động, tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với bùn đất, nước nhiễm bẩn.
Xử lý tốt các viết thương ngoài da nếu bị trầy xước, nhiễm trùng và nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết, bệnh Melioidosis (bệnh Whitmore) do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei tồn tại trong môi trường tự nhiên gây ra. Khi hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da thì có nguy cơ mắc bệnh.
Căn bệnh Whitmore khó lây truyền từ người sang người, ít gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao nhất là ở những người có sẵn bệnh nền mãn tính.
Vì khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn sẽ tấn công nhiều cơ quan của cơ thể, gặp nhiều nhất là ở phổi, tiếp đó là các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da các tuyến tiêu hóa...
Thùy Dung ( Tổng hợp)
Theo baodatviet
Thực hư "vi khuẩn ăn thịt người" ám ảnh dư luận Thời gian vừa qua, liên tiếp phát hiện các ca bệnh nhiễm khuẩn "ăn mòn cơ thể" mang tên Whitmore. Bệnh Whitmore cần được phát hiện và điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm (Trong ảnh: Một ca bệnh đang được điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai) Song theo các chuyên gia đây không phải loại...