Điều trị hen phế quản đợt cấp
Hen phế quản là bệnh mãn tính gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh gây co thắt phế quản, phù nề, tăng tiết lan tỏa ở đường thở, biểu hiện bằng cơn khó thở, ho, tiếng thở rít khi thở ra.
Trời chuyển lạnh, bệnh nhân hen phế quản rất dễ đột ngột lên cơn hen cấp, rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời.
Cơn hen phế quản có thể khởi phát sau tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo; đôi khi là yếu tố môi trường như khói bụi, thuốc lá; sau một hoạt động gắng sức, sau nhiễm cúm, hoặc sau trào ngược dạ dày – thực quản…
Cơn hen có thể biểu hiện các mức độ từ nhẹ, cho tới cơn hen nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí cơn hen ác tính, đe dọa tính mạng.
Hen phế quản gây co thắt phế quản, phù nề, tăng tiết lan tỏa ở đường thở, biểu hiện bằng cơn khó thở, ho, tiếng thở rít khi thở ra
Ai dễ mắc hen phế quản?
- Độ tuổi: Hen phế quản gặp ở mọi độ tuổi, tuy nhiên gặp nhiều hơn ở trẻ em, người cao tuổi
- Giới tính: Bé trai bị hen phế quản nhiều hơn bé gái, ở tuổi trưởng thành, nữ bị nhiều hơn nam.
- Yếu tố di truyền: Hen phế quản có tính chất gia đình, cơ địa dị ứng.
- Cân nặng: Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ hen phế quản
- Nghề nghiệp: Người làm việc trong môi trường ô nhiễm khói bụi
Biểu hiện của cơn hen phế quản cấp
Cơn hen phế quản thường xuất hiện vào ban đêm, biểu hiện:
Video đang HOT
Ho khan hoặc kèm theo có khạc đờm trắng, quánh, dính
- Khó thở thành cơn, khó thở khi thở ra, phải ngồi dậy để thở
- Tiếng thở rít, hoặc khò khè
- Cảm giác nặng ngực
Điều trị cơn hen phế quản cấp
Xử trí cơn hen phế quản cấp cần theo nguyên tắc:
- Đảm bảo hô hấp: Thở oxy, hút đờm dãi, trường hợp nguy kịch phải thở máy
- Điều trị thuốc: sử dụng thuốc giãn phế quản (đường hít, khí dung, hoặc đường tĩnh mạch), thuốc chống viêm corticoid
Cách xử trí cơ khó thở do hen phế quản tại nhà:
Cơn khó thở do hen có nhiều mức độ từ nhẹ đến nguy kịch. Khi xuất hiện cơn khó thở tại nhà, hãy dùng những biện pháp xử lý sau đây để cắt cơn khó thở:
* Giờ đầu tiên:
- Ventoline 100 g hoặc Bricanyl 250 g: Xịt họng 3 lần, mỗi lần 4-10 xịt, cách mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên.
- Nếu dùng máy khí dung thì:
Ventoline: Khí dung 3 lần, mỗi lần 5mg/2,5ml cho người lớn; 2,5mg/2,5ml cho trẻ em, cách mỗi lần 20 phút trong giờ đầu tiên, hoặc:
Bricanyl: Khí dung 3 lần, mỗi lần 5mg/2ml cho người lớn; 2,5mg/ml cho trẻ em, cách mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên, hoặc Combivent (Salbutamol/ipratropium): Khí dung 1 ống 5ml/lần cho người lớn; 2,5ml/lần cho trẻ em x 3-4 lần /ngày, hoặc Theophylline tác dụng nhanh 100mg uống 1-3 viên.
Salbutamol 4mg x 1-2 viên/ lần (không phải thuốc ưu tiên).
Khi xuất hiện cơn khó thở tại nhà, hãy dùng Ventoline 100 g hoặc Bricanyl 250 g: Xịt họng 3 lần, mỗi lần 4-10 xịt, cách mỗi 20 phút trong giờ đầu tiên.
* Sau 1 giờ:
- Nếu đỡ khó thở: Xịt Ventoline hoặc Bricanyl thưa hơn: 3-4 giờ/lần, mỗi lần 4-10 xịt cho người lớn; mỗi lần 2-4 xịt cho trẻ em hoặc khí dung Ventoline 1 ống 5mg/2,5ml cho người lớn; 2,5mg/2,5ml cho trẻ em hoặc Bricanyl ống 5mg/2ml cho người lớn; 2,5mg/ml cho trẻ em, dùng 1-2 ngày sau.
- Nếu vẫn khó thở: Tiếp tục dùng Ventoline hoặc Bricanyl dầy hơn hoặc khí dung Ventoline hay Bricanyl ống 5mg cho người lớn; Ventoline hay Bricanyl ống 2,5mg cho trẻ em, uống thêm corticoid, đi khám bác sĩ ngay.
- Nếu khó thở nặng hơn: Xịt Ventoline hoặc Bricanyl gấp, hơn 4-10 xịt mỗi 20 phút, thêm Atrovent hoặc Berodual, uống thêm corticoid sau đó nhập viện ngay.
Tiên lượng cơn hen phế quản cấp như thế nào?
Người mắc hen phế quản có thể xuất hiện cơn hen nặng và tử vong bất kỳ thời điểm nào.
Trong đợt cấp cơn hen phế quản có thể có biến chứng tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn bội nhiễm hô hấp …
Muôn cách chống rét cho bệnh nhân cao tuổi
Ngày 22/1, thời tiết khu vực Hải Dương rét đậm, rét hại khiến nhiều người cao tuổi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp phải nhập viện điều trị.
Nhiều giường bệnh tại Bệnh viện Phổi Hải Dương được trang bị đèn sưởi
Trong ngày, Bệnh viện Phổi Hải Dương tiếp đón khoảng 100 bệnh nhân là người cao tuổi đến khám, trong đó có 60 ca nhập viện do bị một số bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển rét như viêm phổi, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp...
Hình thái thời tiết rét đậm, rét hại được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới. Dự báo số bệnh nhân cao tuổi phải nhập viện sẽ còn tăng lên. Ngoài công tác chuyên môn, Bệnh viện Phổi Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp chống rét cho người bệnh trong những ngày điều trị nội trú.
Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Báo Hải Dương ghi nhận:
Tính đến chiều ngày 22/1, Bệnh viện Phổi Hải Dương đang điều trị cho 422 bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. 93,7% số giường bệnh thực kê của bệnh viện này đã được sử dụng
Tại Khoa Khám bệnh, bệnh nhân được hướng dẫn ngồi đợi tại khu vực hành lang phía trong để tránh gió lùa. Bệnh viện đã tăng cường nhân lực tham gia khám bệnh, không để người bệnh phải chờ lâu trong điều kiện thời tiết giá rét
Trước cửa các phòng bệnh nhân đều đã lắp mành chắn gió lùa
Các cửa phòng làm việc của nhân viên bệnh viện và phòng điều trị bệnh nhân đều được đóng kín
Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Phổi Hải Dương được trang bị điều hòa hai chiều để ưu tiên giữ ấm cho những bệnh nhân nặng
Tất cả người nhà bệnh nhân đều mang theo chăn để giữ ấm cho người thân trong những ngày điều trị tại bệnh viện
Bác sĩ lưu ý thời tiết rét đậm, rét hại còn kéo dài. Người cao tuổi phải luôn mặc ấm, hạn chế ra ngoài, tăng cường chế độ dinh dưỡng để hạn chế mắc các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp, phải nhập viện điều trị, nhất là Tết Giáp Thìn 2024 đang đến gần.
Sữa ong chúa - 'trợ thủ' phái mạnh Từ xa xưa, sữa ong chúa đã được coi là 'thần dược' cho sức khỏe, sắc đẹp của phái nữ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sữa ong chúa còn là 'trợ thủ' tăng cường sinh lực cho nam giới. Sữa ong chúa là sự kết hợp giữa mật ong, phấn hoa và enzyme của ong thợ. Từ đó tạo nên một dưỡng...