Điều trị Đông – Tây y kết hợp cho bệnh nhân nhiễm nCoV
Bệnh viện tích hợp Y học cổ truyền và Tây y tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 6-2 đã tiến hành xuất viện cho 18 bệnh nhân bị viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) sau khi hoàn toàn khỏi bệnh nhờ phương pháp điều trị kết hợp giữa các loại thuốc cổ truyền Trung Quốc (đông dược) và thuốc tây (tân dược).
18 bệnh nhân nhiễm nCoV được xuất viện sau điều trị thành công tại Vũ Hán (Ảnh: ChinaDaily)
Bệnh viện cho biết, 18 bệnh nhân nhiễm nCoV trong độ tuổi từ 23 đến 67 tuổi. Trong số này có một người trải qua tình trạng nguy kịch, phải nằm viện 18 ngày, là bệnh nhân nằm viện lâu nhất trong số các bệnh nhân.
Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh, ông Liu Qingquan là người đứng đầu phương pháp điều trị kết hợp. Ông Liu cho biết, các kết quả của bệnh nhân cho thấy thuốc đông y có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân bị bệnh viêm phổi cấp do nCoV, hiệu quả cả với những ca bệnh không đáp ứng với tân dược.
Theo Giám đốc Liu, các nhân viên y tế trong bệnh viện đã thu được kinh nghiệm điều trị bệnh viêm phổi cấp do nCoV bằng cách kết hợp đông dược với tân dược. Từ đó, hy vọng sẽ có thêm nhiều bệnh nhân bị viêm phổi cấp do nCoV được cứu sống nhờ sử dụng phương pháp chữa trị kết hợp này.
* Trước đó, ngày 4-2, Bộ Y tế Thái Lan thông báo, việc kết hợp thuốc chống cúm Oseltamivir (liều cao) với thuốc kháng HIV Lopinavir và Ritonavir trong điều trị cho các bệnh nhân nhiễm nCoV đã mang lại hiệu quả cho ba bệnh nhân có triệu chứng nặng, trong đó có một bệnh nhân 70 tuổi đến từ Vũ Hán.
Bác sĩ Kriangska Atipornwanich, chuyên gia về phổi tại Bệnh viện Rajavithi ở Bangkok nói: “Đây không phải là một cách chữa trị, nhưng tình trạng của bệnh nhân đã được cải thiện rất nhiều. Từ khi xét nghiệm dương tính trong 10 ngày, sau khi áp dụng việc kết hợp các loại thuốc này, kết quả xét nghiệm là âm tính trong vòng 48 giờ”.
Tuy nhiên, các bác sĩ Thái Lan cho hay còn quá sớm để áp dụng rộng rãi phương pháp điều trị này. Trước mắt, phương pháp này được áp dụng cho các bệnh nhân nặng.
Video đang HOT
Cho đến nay, Thái Lan có tám bệnh nhân nhiễm nCoV xuất viện sau khi điều trị thành công. Hiện còn 11 bệnh nhân nCoV khác đang được điều trị.
WHO: chưa có thuốc hay vaccine chống nCoV
Trước thông tin một số nơi đã tìm ra được loại thuốc điều trị hiệu quả nCoV, ngày 5-2, người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới Tarik Jasarevic nói rằng: “Không có liệu pháp hiệu quả nào chống lại được nCoV và WHO khuyến nghị cần đăng ký thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát để kiểm tra độ hiệu quả và tính an toàn”.
Đại diện của WHO cho biết, quá trình phát triển và thử nghiệm thuốc hoặc vaccine chống lại mầm bệnh mới thường mất nhiều năm và thường nhiều khó khăn và thất bại. Ngay cả khi các công nghệ mới giúp tăng tốc độ nghiên cứu và sản xuất, các nhà khoa học hy vọng có thể bắt đầu các thử nghiệm ban đầu vaccine chống nCoV ở người sớm nhất là vào tháng 6 năm nay.
N.T
Theo China Daily, Reuters/nhandan
Nhật Bản cũng rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang
Nhật Bản đang rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang trong lúc số ca nhiễm chủng mới của virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (2019-nCoV) đang tăng nhanh ở nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới gây ra tại sân bay quốc tế Haneda ở Tokyo, Nhật Bản ngày 28/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là hiện tượng hiếm thấy tại Nhật Bản kể từ sau đại dịch SARS năm 2003, vì khẩu trang sử dụng một lần được coi là một trong những sản phẩm không thể thiếu ở "đất nước Mặt trời mọc", nhất là trong mùa phấn hoa.
Dạo quanh các cửa hàng dược, mỹ phẩm (drugstore) hoặc các cửa hàng tiện lợi ở thủ đô Tokyo, đâu đâu cũng thấy treo biển "Hết khẩu trang".
Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Okugiwa, một cư dân sống tại quận Shibuya, nói: "Cuối tháng trước, khẩu trang vẫn được bày bán bình thường, nhưng sang đến đầu tháng 2, đột nhiên cửa hàng này thông báo mỗi người chỉ được mua 2 hộp. Một ngày sau đó, tôi không mua được hộp nào. Mặc dù vậy, tôi không quá lo lắng vì tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản vẫn chưa đến mức xấu".
Cùng chia sẻ, chị Kumano, nhân viên của một cửa hàng thời trang ở Sasazuka, nói: "Hiện nay, rất khó tìm khẩu trang, ở đâu cũng không có. Cách đây 2 tuần, tôi đã mua rất nhiều khẩu trang cho gia đình. Tuy nhiên, do không thể mua thêm nên có lẽ chúng tôi sẽ phải sử dụng một cách tiết kiệm".
Tại Nhật Bản, người dân có thói quen sử dụng khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt hay tàu điện. Khẩu trang cũng là vật dụng gắn bó với nhiều nhân viên tại các cửa hàng thực phẩm hoặc nhà hàng.
Nhu cầu khẩu trang ở nước này đã liên tục tăng trong vòng 1 thập kỷ qua. Đặc biệt, nhu cầu khẩu trang tăng mạnh vào mùa phấn hoa (khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3) và gây hiện tượng dị ứng phấn hoa cho nhiều người.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, các doanh nghiệp ở Nhật Bản đã sản xuất hơn 5,5 tỷ khẩu trang các loại, trong đó có 4,3 tỷ khẩu trang phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
Chính vì vậy, tình trạng khan hiếm khẩu trang hiện nay khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Bà Okugiwa chia sẻ: "Bình thường, tôi vẫn dùng khẩu trang để tránh bị dị ứng phấn hoa. Do đó, tình trạng khan hiếm khẩu trang hiện nay gây ra không ít phiền phức cho tôi".
Tình trạng khan hiếm hiện nay đã dẫn tới hiện tượng đầu cơ và tăng giá. Trên mạng Internet, nhiều người đã rao bán khẩu trang với giá cắt cổ. Trên trang amazon.jp - một trong những trang thương mại trực tuyến phổ biến nhất ở Nhật Bản, giá khẩu trang Unicharm được chào bán với giá 5.500 yen (1,2 triệu đồng)/1 hộp 50 chiếc, cao hơn gần 6 - 7 lần so với trước đây. Thậm chí, có nơi còn nâng giá lên gần 9.000 yen/hộp.
Trong lúc khẩu trang khan hiếm, người dân Nhật Bản đã áp dụng nhiều cách khác nhau để phòng dịch nCoV. Anh Ikehata - nhân viên của một công ty ở Tokyo, nhận định: "Đúng là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đang trở nên phổ biến. Các phương tiện thông tin liên tục đưa tin về dịch bệnh này. Tôi cho rằng tình trạng khan hiếm khẩu trang là do mọi người đổ xô đi mua để yên tâm hơn trong bối cảnh các chuyên gia y tế cho biết đeo khẩu trang có thể phòng dịch. Cá nhân tôi thì phòng dịch bằng cách rửa tay sạch sẽ và bật điều hòa ở nhiệt độ cao".
Trong khi đó, bà Okugiwa chia sẻ, bà phòng chống nCoV bằng cách đeo khẩu trang, xịt cồn diệt khuẩn và súc miệng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, đến sáng 4/2, tổng số ca nhiễm chủng mới của virus nCoV gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở nước này là 23 người. Tuy nhiên, con số này có thể tăng mạnh trong thời gian tới nếu Chính phủ không thực hiện các biện pháp quyết liệt để phòng chống dịch. Điều này khiến nhiều người lo ngại về những hậu quả của dịch bệnh.
Chị Kumano nói: "Chồng tôi vừa có chuyến công tác tới Việt Nam để tham dự một hội nghị lớn nhưng hội nghị này đã bị hoãn vì dịch bệnh. Tại Nhật Bản, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang tăng lên. Thời gian tới, có thể sẽ có nhiều người không thể đi làm vì ảnh hưởng của dịch bệnh này".
Trong khi đó, chị Ushiyama, đồng nghiệp của chị Kumano nói: "Tôi lo lắng rằng mình hoặc những người xung quanh mình có thể bị nhiễm bệnh".
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp đang diễn biến phức tạp, đa số người dân nước này đều ủng hộ chính phủ hành động quyết liệt để ngăn chặn virus nguy hiểm này.
Trước đó, hôm 31/1, Chính phủ Nhật Bản đã công bố các biện pháp mới nhằm ngăn chặn 2019-nCoV. Theo đó kể từ ngày 1/2, nước này không cấp phép nhập cảnh đối với bất cứ người nước ngoài nào đã trú tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trong thời gian 14 ngày trước khi tới nước này; những người có hộ chiếu do chính quyền tỉnh Hồ Bắc cấp; và những người nhiễm virus 2019-nCoV.
Đào Thanh Tùng - Bùi Hà
Theo TTXVN
Nhận được bánh sinh nhật chồng gửi, nữ bác sĩ suy sụp trước dòng tin nhắn báo bạn đời cũng là bác sĩ bị nhiễm virus corona Đang phải chiến đấu với dịch bệnh tại bệnh viện, nữ bác sĩ Dong Fang bất ngờ nhận được tin báo rằng chồng cô vừa mới bị nhiễm virus. Từ sau khi dịch viêm phổi cấp gây ra bởi virus corona bùng phát, nữ bác sĩ Dong Fang luôn túc trực tại bệnh viện thứ 3 Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, để tham...