Điều trị biến chứng cận thị: Khả quan hơn khi phát hiện ở giai đoạn sớm!
Tùy theo từng triệu chứng mà việc điều trị biến chứng cận thị được chuyên gia y tế chỉ định các phương pháp khác nhau.
Ngoài sự bất tiện khi phải đeo kính để điều chỉnh tầm nhìn thì cận thị có thể khiến người bệnh bị tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt sau này trong cuộc sống. Do đó các phương án điều trị biến chứng cận thị cũng được nhiều người đặc biệt quan tâm.
Các biến chứng cận thị thường gặp bao gồm: rách hoặc bong võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng… Người bệnh cận thị nặng nên đi thăm khám thường xuyên hoặc đến gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như nhấp nháy mắt, các đường thẳng nhìn thành đường gợn sóng hoặc tăng độ cận rất nhanh. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án điều trị biến chứng cận thị thích hợp.
Tùy theo từng triệu chứng mà việc điều trị biến chứng cận thị được chuyên gia y tế chỉ định các phương pháp khác nhau – Ảnh: sciencedirect
1. Điều trị biến chứng cận thị bong võng mạc
Võng mạc được biết đến là một lớp mô nhạy cảm với ánh sáng, đây là bộ phận vô cùng quan trọng đối với thị lực. Khi bị cận thị kéo dài, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ võng mạc ngày càng mỏng hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ rách hoặc bong võng mạc. Việc điều trị biến chứng cận thị bong võng mạc cần được tiến hành khẩn cấp để tránh gây mất thị lực.
Có thể bạn quan tâm tới: Những thói quen khiến mắt ngày càng suy giảm, có thể dẫn tới mù lòa!
Việc điều trị bong võng mạc có thể được bác sĩ chỉ định một hoặc nhiều thủ tục sau đây:
Laser (nhiệt) hoặc đông lạnh (cryopexy): Cả hai phương pháp đều có thể điều trị được vết rách ở võng mạc nếu nó được chẩn đoán sớm.
Retinopexy khí nén: Cách này có hiệu quả đối với vết rách nhỏ và dễ đóng lại. Bác sĩ sẽ bơm một bong bóng khí nhỏ vào gel thủy tinh thể của bạn. Nó ép vào phần trên của võng mạc, làm vết rách đóng lại. Bạn sẽ cần giữ đầu ở một vị trí nhất định trong vài ngày để giữ bong bóng ở đúng vị trí.
Khóa Scleral: Bác sĩ sẽ khâu một dải silicon quanh tròng trắng của mắt người bệnh. Khóa xơ cứng này là vô hình và được gắn vĩnh viễn.
Khoảng 80 – 90% các thủ thuật võng mạc thành công, nhưng bạn có thể cần phải được điều trị bởi không chỉ một loại thủ thuật. Sau điều trị, có thể mất tầm vài tháng để thị lực của bạn có thể trở lại ổn định. Một số trường hợp không thể lấy lại được toàn bộ thị lực, nhất là những trường hợp nghiêm trọng.
Võng mạc bị bong, thủng hoặc rách không thể tự lành lại. Do đó, người mắc cận thị cần thăm khám mắt thường xuyên để chẩn đoán sớm và điều trị càng sớm càng tốt.
Việc điều trị biến chứng cận thị bong võng mạc cần được tiến hành khẩn cấp để tránh gây mất thị lực – Ảnh: mivision
2. Điều trị biến chứng cận thị đục thủy tinh thể
Video đang HOT
Đục thủy tinh thể là một tình trạng tự nhiên xảy ra theo tuổi tác nhưng bệnh cận thị có thể khiến nó xảy ra sớm hơn. Các dấu hiệu của đục thủy tinh thể ở người cận thị thường bao gồm: người bệnh cảm thấy tăng độ chói vào ban đêm hoặc tăng nhanh về độ cận. Điều trị biến chứng cận thị đục thủy tinh thể có thể có nhiều phương án khác nhau, trong đó phẫu thuật có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng này.
Nếu bạn không thể hoặc không muốn phẫu thuật, bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của tình trạng đục thủy tinh thể. Các bác sĩ có thể chỉ định đeo các loại mắt kính mạnh hơn, dùng kính lúp hoặc kính cận có lớp phủ chống chói.
Phương án phẫu thuật thường được khuyến nghị thực hiện khi tình trạng bệnh đục thủy tinh thể khiến bạn khó khăn trong việc thực hiện sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như không thể đọc sách hoặc lái xe. Phẫu thuật để loại bỏ đục thủy tinh thể nói chung rất an toàn và có tỷ lệ thành công cao. Hầu hết mọi người có thể về nhà ngay trong ngày thực hiện phẫu thuật.
3. Điều trị biến chứng cận thị tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng có liên quan đến việc tăng áp suất chất lỏng trong nhãn cầu. Khi bị cận thị nặng, người bệnh đối diện với nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp. Đây là biến chứng cận thị vô cùng nguy hiểm, bởi nếu không được điều trị có thể gây mù. Bệnh tăng nhãn áp còn được gọi là kẻ đánh cắp thị giác thầm lặng bởi nó không có triệu chứng rõ ràng.
Không có phương án nào điều trị biến chứng cận thị tăng nhãn áp triệt để – Ảnh: collaborativeeye
Không có phương án nào điều trị biến chứng cận thị tăng nhãn áp triệt để cũng như khắc phục những thiệt hại mà căn bệnh này gây ra. Tuy nhiên, việc điều trị và kiểm tra đều đặn có thể giúp ngăn ngừa việc mất thị lực, nhất là được điều trị ở giai đoạn sớm.
Biến chứng cận thị nặng gây ra tăng nhãn áp có khá nhiều phương án điều trị tùy theo tình trạng của mỗi người. Bác sĩ có thể chỉ định nhiều phương án điều trị khác nhau, chẳng hạn như dùng thuốc nhỏ mắt, uống thuốc, phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser.
4. Điều trị biến chứng cận thị thoái hóa điểm vàng
Điểm vàng được biết là phần trung tâm cũng võng mạc đem đến tầm nhìn rõ nét nhất. Ở người cận thị, sự kéo dài của trục tăng lên có thể dẫn đến sự kéo giãn cơ học của các lớp võng mạc với những thay đổi của mạch máu và thoái hóa.
Hiện không có cách chữa khỏi hoàn toàn tình trạng thoái hóa điểm vàng, các nỗ lực điều trị chỉ nhằm mục đích duy trì thị lực càng lâu càng tốt. Việc điều trị biến chứng cận thị thoái hóa điểm vàng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi cá nhân khác nhau.
Việc điều trị biến chứng cận thị thoái hóa điểm vàng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi cá nhân khác nhau – Ảnh: well
Các phương pháp điều trị khác nhau cho tình trạng thoái hóa điểm vàng thể ướt bao gồm:
Thuốc Ranibizumad (Lucentis), Aflibercept (Eylea) và Bevacizumab (Avastin) là những phương pháp điều trị phổ biến nhất được sử dụng. Những loại thuốc này được tiêm vào khoang thủy tinh thể của mắt, làm giảm sự rò rỉ từ các mạch máu dưới võng mạc. Thông thường, việc tiêm thuốc này sẽ có tác dụng trong vòng 1-3 tháng.
Liệu pháp quang động (PDT) là một liệu pháp laser chuyên biệt kết hợp tiêm một loại thuốc cảm quang có tên là Verteporfin sau đó điều trị bằng laser. Cả hai cùng thực hiện nhằm mục đích bịt kín các mạch máu bị rò rỉ mà không gây tổn thương cho các bộ phận khác của mắt.
Phương án này đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị một biến thể của thoái hóa điểm vàng thể ướt được gọi là bệnh mạch máu màng đệm đa nhân vô căn, thường thấy ở người Châu Á và Ấn Độ. Đối với những bệnh nhân này, PDT có thể làm giảm nhu cầu điều trị liên tục bằng thuốc tiêm.
Laser Photocoagulation là một chùm ánh sáng laser năng lượng cao tập trung, chiếu thẳng vào võng mạc để bịt kín các mạch máu bị rò rỉ. Nếu phương án điều trị này phù hợp, nó cũng có thể làm giảm việc điều trị bằng thuốc tiêm.
Việc bạn cần làm là tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương án điều trị phù hợp.
Ngoài ra, hiện chưa có phương pháp điều trị nào được chứng minh có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa điểm vàng thể khô. Tuy nhiên, một số loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ làm chậm sự phát triển của thoái hóa điểm vàng giai đoạn đầu.
Điều trị cận thị tiến triển: Lựa chọn phương án sớm để giảm nguy cơ biến chứng
Điều trị cận thị tiến triển chính là giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa các biến chứng xấu cho mắt trong tương lai.
Cận thị tiến triển là tình trạng cận thị tiếp tục xấu đi năm này qua năm khác. Sự tiến triển này có thể dẫn đến cận thị nặng và tiềm ẩn nguy cơ của các biến chứng xấu khác. Do đó, việc điều trị cận thị tiến triển là quan tâm hàng đầu của những người mắc căn bệnh này.
Tật khúc xạ cận thị thường xảy ra ở độ tuổi trẻ em nhưng có thể tiếp tục phát triển nặng trong giai đoạn trưởng thành. Thông thường, tình trạng cận thị ngày càng trầm trọng là do trục nhãn cầu tiếp dài ra. Tất cả các tật khúc xạ của mắt, bao gồm cả cận thị, được đo bằng diop (D). Cận thị nặng thường được xác định khi độ cận thị từ -5,00 đến -6,00 D hoặc cao hơn.
1. Nguy cơ biến chứng của cận thị tiến triển
Những người bị cận thị tiến triển có nguy cơ cao mắc một số bệnh về mắt liên quan đến sự giãn dài của nhãn cầu và giãn võng mạc, bao gồm:
Bong võng mạc: Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị cận thị tiến triển có nguy cơ bị bong võng mạc cao gấp 10 lần. Điều này là do sự giãn ra của nhãn cầu làm cho võng mạc bị giãn và mỏng, gây nguy cơ rách võng mạc ngoại vi và bong tróc mô võng mạc khỏi các lớp cơ bản bên trong mắt.
Tăng nhãn áp: Căn bệnh này đặc trưng bởi áp lực trong mắt tăng cao, bệnh tăng nhãn áp gây tổn thương dây thần kinh thị giác và mất thị lực ngoại vi. Các triệu chứng bao gồm mờ mắt, đau đầu, thấy xuất hiện quầng sáng xung quanh bóng đèn và khó thích nghi với bóng tối.
Đục thủy tinh thể: Những người bị cận thị tiến triển đến giai đoạn nặng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn người bình thường. Ngoài ra, bệnh đục thủy tinh thể có xu hướng xảy ra sớm ở những người có độ cận thị cao. Các triệu chứng bao gồm nhìn mờ, nhìn thấy quầng sáng xung quanh bóng đèn sáng và cảm nhận kém độ sống động của màu sắc.
Cận thị còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đọc thêm tại bài viết Biến chứng cận thị: Đục thủy tinh thể chưa phải biến chứng nguy hiểm hàng đầu
Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị cận thị tiến triển có nguy cơ bị bong võng mạc cao gấp 10 lần - Ảnh: thenewyorkeyedoctor
2. Điều trị cận thị tiến triển như thế nào?
Ở trẻ em, cận thị thường được điều trị bằng kính có gọng hoặc kính áp tròng. Phẫu thuật khúc xạ, chẳng hạn như LASIK, thường được sử dụng ở người lớn khi tật khúc xạ đã ổn định.
Cận thị có một yếu tố di truyền mạnh mẽ, vì vậy nếu một trong hai bố mẹ bị cận thị thì con cái cũng có nhiều khả năng bị cận thị. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời ít có nguy cơ bị cận thị hơn. Vẫn chưa có lý giải cụ thể, nhưng người ta cho rằng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể có lợi cho sức khỏe của mắt.
Điều trị cận thị tiến triển nhằm làm chậm tốc độ tiến triển hoặc xấu đi của bệnh. Nhiều lựa chọn điều trị đã được thử nghiệm và nghiên cứu, bao gồm:
2.1. Atropine
Các nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng thuốc nhỏ mắt atropine 0,01% có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị một cách hiệu quả nhất, với ít tác dụng phụ hơn so với liều atropine cao. Ngoài ra, sự tái phát của bệnh cũng không được quan sát thấy sau khi ngừng điều trị atropine liều thấp.
Phương pháp điều trị cận thị tiến triển này yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc nhỏ mắt hàng ngày và đúng liều lượng thích hợp. Atropine hoạt động như thế nào để làm chậm sự tiến triển của cận thị vẫn chưa được lý giải rõ ràng. Hiện có một số nghiên cứu lâm sàng liên quan đến atropine liều thấp đang được thực hiện.
Điều trị cận thị tiến triển nhằm làm chậm tốc độ tiến triển hoặc xấu đi của bệnh - Ảnh: visioneyeinstitute
2.2. Dùng kính áp tròng
Kính áp tròng (kính tiếp xúc) là một loại thiết bị y tế tiếp xúc trực tiếp lên bề mặt nhãn cầu; kính tiếp xúc gồm 2 loại: kính mềm và kính cứng. Nhờ tác dụng làm giảm ảnh mờ ở vùng võng mạc chu biên, một số loại kính đặc biệt sau giúp điều trị cận thị tiến triển hiệu quả:
- Kính tiếp xúc 2 tròng: Với thiết kế có 2 tiêu cự nên người sử dụng có thể nhìn rõ cả khi nhìn xa và nhìn gần.
- Kính tiếp xúc mềm đa tròng: Với thiết kế đa tiêu cự nên người sử dụng có thể nhìn rõ cả khi nhìn xa, nhìn gần và nhìn trung gian.
- Kính OrthoK: Là một loại kính áp tròng cứng thấm khí được đeo vào ban đêm nhằm tác dụng làm mỏng biểu mô giác mạc trung tâm, làm dầy biểu mô vùng cạnh ngoại vi giúp làm chậm phát triển trục nhãn cầu so với kính thấm khí đơn tiêu. Nhờ tác dụng tạm thời làm phẳng giác mạc trung tâm nên người sử dụng có thể nhìn rõ ban ngày mà không cần đeo kính.
2.3. Dùng kính gọng
Kính gọng đơn tròng khi đeo sẽ cho hình ảnh mờ ở vùng chu biên của võng mạc, cũng tác dụng giống như kính tiếp xúc 2 tròng và đa tròng.
Tăng cường hoạt động ngoài trời và giảm thời gian nhìn gần: Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, nhóm trẻ tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn thì tỷ lệ cận thị tiến triển thấp hơn nhiều so với nhóm trẻ ít ra ngoài. Ngoài ra, việc giảm thời gian cho các hoạt động yêu cầu nhìn gần cũng góp phần kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ.
Cuối cùng, hãy thảo luận về lợi ích cũng như rủi ro của các phương án điều trị cận thị tiến triển kể trên với bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn chọn được phương án tối ưu nhất.
Khám mắt ở cửa hàng kính 'biến' trẻ viễn thị thành cận thị, bác sĩ chuyên khoa mắt giật mình "Đang được đeo kính cận 2 độ nhưng khi được kiểm tra lại bằng các phương pháp soi đồng tử, tra thuốc liệt điều tiết thì trẻ lại bị viễn thị. Điều này vô cùng nguy hiểm". Đây là chia sẻ của Ths. BS Đặng Thị Như Quỳnh, PGĐ BV Mắt Quốc tế DND với phóng viên bên lề hội thảo "Cập nhật...