Điều trị áp xe gan ở người bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân mắc đái tháo đường có nguy cơ cao bị áp xe gan do bị suy giảm miễn dịch. Việc điều trị cần phải kết hợp kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đồng thời dùng thuốc kiểm soát đường huyết tốt nhằm tránh các biến chứng nặng nề hơn…
Áp xe gan, sốt cao – một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca nam, 66 tuổi trong tình trạng sốt cao 39 độ C; da, niêm mạc kém hồng, đường huyết tăng. Thông tin hồ sơ từ tuyến dưới chuyển lên và khai thác từ người nhà của bệnh nhân cho thấy: Bệnh nhân S. được chẩn đoán mắc đái tháo đường hơn 8 năm và đang được điều trị. Tuy nhiên, cách thời gian vào viện khoảng 6 tuần, bệnh nhân xuất hiện sốt, rét run từng cơn, khoảng 2 – 3 cơn/ngày. Lúc sốt cao nhất là 40 độ C và đã được dùng thuốc hạ sốt. Ngoài ra, bệnh nhân còn kèm mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, gầy sút nhanh (4 kg/6 tuần).
Mặc dù bệnh nhân được điều trị tại tuyến dưới, nhưng tình trạng không cải thiện do vậy đã được chuyển lên Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Tại khoa Điều trị tích cực, bệnh nhân được chỉ định thăm dò chức năng toàn trạng; kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp; kiểm tra gan, lách không sờ thấy kèm theo đau tức hạ sườn phải. Thông qua các kết quả kiểm tra cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán bị áp xe gan do vi khuẩn – biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường type 2.
Ký sinh trùng gây áp xe gan.
Sau khi hội chẩn nhanh liên khoa bệnh nhân đã được xử trí bằng kháng sinh liều cao; kiểm soát đường huyết bằng tiêm insulin. Sau 4 ngày điều trị lâm sàng, thể trạng bệnh nhân đã ổn định, tần suất cơn sốt giảm dần. Sau thời gian điều trị tích cực kết hợp chế độ dinh dưỡng cùng điều trị thuốc hợp lý, tình trạng áp xe, chỉ số đường huyết của bệnh nhân trên đã được kiểm soát và có thể được ra viện.
Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao
Theo ThS.BS. Nguyễn Đăng Quân – Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Áp xe gan thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh đái tháo đường, người lớn tuổi, người mắc bệnh xơ gan… Áp xe gan là sự hình thành ổ mủ nhiễm khuẩn trong tổ chức gan, có thể to hoặc nhỏ, đơn độc hay nhiều ổ mủ khác nhau do tác nhân thường gặp là vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Vi khuẩn gây ra tình trạng áp xe gan hầu hết đều là thứ phát và có thể bắt nguồn từ những ổ nhiễm khuẩn trong ổ bụng thông qua đường mật, tĩnh mạch cửa, động mạch gan, chấn thương, xâm lấn từ nhiễm khuẩn do thủng tạng rỗng, đôi khi gặp sau khi chụp đường mật ngược dòng, sinh thiết gan…
Video đang HOT
Thông thường dấu hiệu của áp xe gan do vi khuẩn thường khó nhận biết thông qua các biểu hiện lâm sàng, mà cần phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.
Áp xe gan ở bệnh nhân đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Do vậy, việc điều trị sớm rất quan trọng để hạn chế nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Điều trị áp xe gan do nhiễm khuẩn
Hiện nay có 2 cách điều trị áp xe gan chủ yếu là dùng thuốc và thủ thuật dẫn lưu. Tùy vào nguyên nhân và hậu quả của áp xe gan mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.
Trường hợp do vi khuẩn như bệnh nhân nêu trên, thuốc kháng sinh được chỉ định nhằm mục đích ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi khuẩn kỵ khí, liên cầu, enterococci và Entamoeba histolytica. Các kháng sinh bao gồm:
Cephalosporin kết hợp metronidazole.
Thuốc ức chế beta-lactam beta-Lactamase kết hợp metronidazole.
Hoặc penicillin tổng hợp kết hợp aminoglycoside và metronidazole.
Fluoroquinolones/carbapenems có thể được sử dụng thay thế cho cephalosporin/penicillin nếu bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh trên.
Thông thường, một phác đồ điều trị áp xe gan nhiễm khuẩn thời gian kéo dài từ 2 – 6 tuần. Ban đầu, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch. Sau đó bệnh nhân tiếp tục dùng đường uống cho đến hết liệu trình.
Tiêm truyền kháng sinh trong điều trị.
Đối với những trường hợp ổ áp xe lớn có đường kính trên 5cm, bác sĩ có thể chỉ định dẫn lưu cùng việc dùng kháng sinh phù hợp loại vi khuẩn để tăng hiệu quả điều trị. Nếu áp xe gan có kích thước lớn không được dẫn lưu có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc và viêm mủ màng phổi. Lúc này cần chỉ định phẫu thuật.
Phẫu thuật được chỉ định đối với các trường hợp áp xe bị vỡ, viêm phúc mạc, thành áp xe dày, áp xe kích thước lớn hoặc các thủ thuật dẫn lưu trước đó không thành công. Cùng phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được sử dụng kháng sinh theo phác đồ.
Lưu ý khi điều trị áp xe gan ở bệnh nhân đái tháo đường
Kháng sinh được sử dụng trong trường hợp áp xe do nhiễm khuẩn, hoặc do bội nhiễm. Trường hợp phải chọc ổ mủ dẫn lưu vẫn phải sử dụng kháng sinh song hành. Trường hợp khối áp xe kích thước lớn, kháng sinh không thể thay thế hoàn toàn thủ thuật dẫn lưu. Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nhiều tháng bằng kháng sinh kết hợp chẩn đoán hình ảnh và theo dõi chặt chẽ các biến chứng liên quan khi người bệnh không thể tham gia thủ thuật ngoại khoa.
Ngoài sử dụng kháng sinh, bệnh nhân cần dùng thuốc kiểm soát đường huyết trong giới hạn an toàn để tránh các biến chứng khác.
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị tổn thương nhiễm khuẩn và rất khó liền vết thương. Đây là một trong những nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ra các nhiễm trùng, áp xe ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Vì thế, cần điều trị tốt các nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng ngoài da.
Sau điều trị, bệnh nhân cần tiếp tục được theo dõi trong một thời gian từ 4 – 6 tuần, làm xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, bilirubin và aminotransferase. Tình trạng phục hồi của vết thương cần được theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường típ 1
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) típ 1 là bệnh lý mạn tính, cần được điều trị suốt đời.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như kiểm soát đường huyết chặt chẽ sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đái tháo đường típ 1 xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Đây là một bệnh lý tự miễn, có nghĩa là hệ miễn dịch của chính cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần hoặc toàn bộ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Nguyên nhân thường liên quan đến các yếu tố di truyền và tác động của môi trường sống. Do đái tháo đường típ 1 là bệnh tự miễn cho nên có thể phối hợp với các bệnh lý tự miễn khác như viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc suy tuyến thượng thận nguyên phát.
Theo ghi nhận tại khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế (Bệnh viện Nội tiết trung ương) cho thấy, tình trạng người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường típ 1 nhập viện điều trị khá thường xuyên, chủ yếu là những bệnh nhân trẻ tuổi, nhiều trường hợp chưa thành niên.
Đa số các trường hợp này đều đã được phát hiện và điều trị tại địa phương; tuy nhiên do chưa hiểu đúng về bệnh, thiếu kiến thức trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc nên nhiều trường hợp không đạt mục tiêu điều trị dẫn tới nhiều biến chứng có thể gặp phải ở những người bệnh này chỉ sau vài năm.
Một trường hợp đái tháo đường típ 1 đặc biệt mà khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế ghi nhận được cách đây 2 tuần là nữ bệnh nhân L.N.B. (25 tuổi, địa chỉ tại Yên Mỹ, Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng đường huyết tăng cao. Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường típ 1 trước đó và dùng thuốc theo đơn của bệnh viện tuyến cơ sở. Tuy nhiên, gần đây trong quá trình theo dõi đường huyết tại nhà, bệnh nhân thấy đường huyết tăng cao, mệt mỏi nên đã tới Bệnh viện Nội tiết trung ương khám.
Khi tiếp nhận, bệnh nhân B. có chỉ số đường huyết cao và thể trạng gầy (cao 1m41 và cân nặng 30kg). Sau khi được khám và xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đã có biến chứng mắt, biến chứng thận và biến chứng thần kinh do đái tháo đường típ 1. Đây là một trường hợp bệnh nhân kiểm soát đường máu kém do chưa tuân thủ về dinh dưỡng và điều trị cũng như chưa có kiến thức về đái tháo đường típ 1. Bệnh nhân cần được nhanh chóng kiểm soát đường máu nhằm điều trị và dự phòng các biến chứng...
Khác với đái tháo đường típ 2, đái tháo đường típ 1 thường gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi và có nhiều trường hợp là trẻ em. Những đối tượng này thường ít quan tâm đến sức khỏe cũng như gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tuân thủ điều trị bệnh.
Chính vì vậy, việc giáo dục sức khỏe thường xuyên và phối hợp chặt chẽ với gia đình, người thân của bệnh nhân là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến điều trị.
Trong điều trị đái tháo đường típ 1, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Bệnh nhân đái tháo đường típ 1 cần có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng như lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp, ít gây tăng đường huyết và có lợi ích đến các biến chứng của bệnh. Trường hợp bệnh nhân đái tháo đường típ 1 ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít đều ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân thường không đủ các kiến thức để tự xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Vì vậy, để có một chế độ ăn phù hợp, bệnh nhân đái tháo đường típ 1 cần được thăm khám và tư vấn dinh dưỡng bởi các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng.
Người bệnh đái tháo đường típ 1 nên tăng cường hoạt động thể chất, lựa chọn các bài tập phù hợp và tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày mỗi tuần, nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn cũng như có vai trò trong dự phòng các biến chứng của đái tháo đường.
Ngoài những lưu ý về chế độ ăn uống, rèn luyện, sử dụng insulin đúng cách, người bị đái tháo đường típ 1 cần đề phòng các biến chứng. Bởi vì ngay cả những người kiểm soát đường huyết tốt thì vẫn có khả năng xuất hiện các biến chứng của bệnh. Cần lưu ý đi khám nếu có triệu chứng như lượng đường trong máu tăng cao hơn; Tê bì, dị cảm hoặc đau ở bàn chân, cẳng chân; Có vấn đề về thị lực; Vết loét hoặc nhiễm trùng ở bàn chân; Tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường? Những người mắc bệnh đái tháo đường cần đảm bảo tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh nhưng điều này không chỉ...