Điều tra vụ Phó trưởng phòng Tư pháp huyện nhận hối lộ
Nhận giúp làm hồ sơ hưởng chế độ chính sách đồng bào dân tộc thiểu số cho một số hộ dân trên địa bàn, một Phó trưởng phòng Tư pháp cấp huyện bị đình chỉ công tác và bị điều tra về hành vi nhận hối lộ.
Ngày 19/11, tin từ UBND huyện Minh Hóa, Quảng Bình cho biết, Chủ tịch UBND huyện này vừa ký quyết định đình chỉ chức vụ công tác đối với bà Đinh Thị Thu Hiền – Phó trưởng phòng Tư pháp của huyện này ngay sau khi Công an huyện Minh Hóa khởi tố về hành vi nhận hối lộ.
Bà Đinh Thị Thu Hiền bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo nguồn tin ban đầu, trong quá trình làm việc, bà Đinh Thị Thu Hiền nhận giúp làm hồ sơ hưởng chế độ chính sách đồng bào dân tộc thiểu số cho một số hộ dân trên địa bàn huyện Minh Hóa và đã nhận hối lộ của một cá nhân với số tiền 5 triệu đồng.
Video đang HOT
Công an huyện Minh Hóa đã có quyết định khởi tố đối với bà Đinh Thị Thu Hiền để điều tra về hành vi “nhận hối lộ” và cấm bà Hiền đi khỏi nơi cư trú.
Đại án 200 triệu lít xăng lậu: Các bị cáo "cộm cán" bị đề nghị mức án từ 9 - 17 năm tù
Ngày 18/11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục phiên xét xử 74 bị cáo về các hành vi buôn lậu và nhận hối lộ trong "đại án" buôn lậu 200 triệu lít xăng.
Trong phiên xét xử, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã công bố bản luận tội để xác định mức độ hành vi phạm tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo trong vụ án...
Trong đó, bị cáo Đào Ngọc Viễn (SN 1968, ngụ quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh); Phan Thanh Hữu (SN 1957, ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) cùng bị đề nghị mức án 16-17 năm tù; Nguyễn Hữu Tứ (SN 1966, ngụ quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) bị đề nghị mức án 13-14 năm tù; Nguyễn Minh Đức (SN 1983, chủ Công ty TNHH dầu khí Vượng Đạt, TP Hải Phòng) bị đề nghị 9-10 năm tù cùng về tội buôn lậu.
Đại diện Viện KSND tỉnh Đồng Nai nhận định, hành vi phạm tội buôn lậu của Viễn và Hữu là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế Nhà nước về xuất nhập khẩu nói chung và đặc biệt là hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu trong lĩnh vực xăng dầu.
Bị cáo Đào Ngọc Viễn, Nguyễn Hữu Tứ, Phan Thanh Hữu sử dụng phương tiện để thực hiện buôn lậu xăng hết sức rất tinh vi, lợi dụng đêm tối. Khi xăng không có giấy tờ, các bị cáo chuẩn bị hồ sơ khống, giấy tờ giả để giao thuyền trưởng xuất trình khi lực lượng chức năng kiểm tra. Sau khi tiêu thụ xăng thì các bị cáo sẽ tiêu hủy giấy tờ. Do đó cần có mức án nghiêm khắc cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian dài để răn đe và phòng ngừa chung.
Bị cáo Thụy tự bào chữa cho mình trước Tòa.
Ngoài ra bị cáo Ngô Văn Thụy (SN 1964, ngụ TP Hồ Chí Minh, Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục hải quan) bị đề nghị mức án 15-16 năm tù về tội nhận hối lộ.
Đại diện VKS cho rằng, hành vi của bị cáo biểu hiện suy thoái đạo đức cán bộ, gây bức xúc dư luận. Bị cáo có hành vi nhận tiền hối lộ với tổng số tiền hơn 830 triệu đồng và tình tiết tăng nặng phạm tội từ 2 lần trở lên nên cần xử mức án nghiêm khắc. Tuy nhiên quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, đã nộp tiền khắc phục hậu quả, quá trình công tác bị cáo được tặng huân chương và nhiều bằng khen nên cần giảm nhẹ một phần hình phạt.
Trong khi đó, đa số các bị cáo đồng phạm giúp sức, "chân rết" cho các "ông trùm" buôn lậu đều được đề nghị mức án dưới khung hình phạt
Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố dù đang bỏ trốn: Hiểu thế nào về tình huống pháp lý hy hữu? Dù cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 7 bị can khác đang bị truy nã nhưng Cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn đề nghị Viện KSND tối cao truy tố. Đây được coi là tình huống pháp lý hy hữu. Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị...