Điều tra vụ hai chị em ôm nhau chết đuối dưới hố công trình
Ngày 18/6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đồng Nai đã vào cuộc làm rõ vụ hai trẻ rơi xuống hố sâu của công trình nâng cấp, mở rộng tuyến tỉnh lộ 25A đi qua địa bàn xã Phú Hội.
Vụ tai nạn thương tâm xảy chiều 17/6. Nạn nhân là 2 chị em ruột Nguyễn Thị Tuyết Ngân (12 tuổi) và Nguyễn Công Mạnh (6 tuổi, ngụ xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch).
“Đã làm hết trách nhiệm”
Theo ghi nhận, khu vực xảy ra tai nạn bao gồm hai hố nước là một khoảnh đất trống, nằm giữa đoạn đường cho xe cộ qua lại và đường đang thi công.
Khoảnh đất trống này không có rào chắn khoanh vùng. Khi trời mưa nước ngập hết toàn bộ, bằng mắt thường không thể xác định được vị trí hố xảy ra tai nạn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Văn Mẫu – Giám đốc công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhơn Thành (đơn vị nhận gói thầu thi công công trình) thừa nhận hố xảy ra tai nạn do đơn vị đào. Theo ông Mẫu, hố xảy ra tai nạn rộng khoảng 2-3 m, sâu chừng 2,5 m.
“Trong quá trình sáu tháng theo dõi độ lún của đường, chúng tôi đào cái hố này, đây là hố kỹ thuật với mục đích rút nước trong lớp cát dưới nền đường và theo dõi độ lún” – ông Mẫu nói.
Hố sâu nơi xảy ra vụ tai nạn chết người thuộc công trình nâng cấp, mở rộng tuyến tỉnh lộ 25A, đi qua địa bàn xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch.
Ông Mẫu giải thích đoạn đường xảy ra tai nạn là khúc nắn trên toàn tuyến, dài khoảng 150 m, vị trí xảy ra tai nạn cách tuyến đường hiện hữu đang cho phép xe cộ lưu thông khoảng 20 m, không thuộc phạm vi công trình nên không lập rào chắn, chỉ lập tại vị trí hai đầu đường dẫn vào đoạn thi công.
Nói về trách nhiệm của đơn vị thi công, ông Mẫu cho rằng đơn vị đã làm hết trách nhiệm. “Chuyện đúng sai thế nào thì cơ quan điều tra làm việc. Kết luận này dành cho cơ quan điều tra, trước mắt với tư cách đạo lý con người, chúng tôi có trách nhiệm thăm hỏi, hỗ trợ tiền để gia đình lo hậu sự cho hai cháu” – ông Mẫu nói.
Video đang HOT
Qua khảo sát một đoạn dài trên toàn tuyến đang thi công cho thấy nhiều nơi rất ngổn ngang, nắp cống vứt ngoài đường bừa bãi, một số vị trí có hố sâu nguy hiểm nhưng đơn vị thi công cảnh báo rất sơ sài.
Chết còn ôm chặt nhau
Ngồi bần thần trước di ảnh của hai con, chị Ngô Kim Tâm (32 tuổi) rưng rưng nước mắt kể: “Hai đứa xin ra chợ lấy thịt về cho tôi bán hàng. Không mua được thịt, hai đứa nói ghé vào nhà ngoại chơi một lúc rồi về. Ở nhà chờ lâu quá, trời lại mưa, nên tôi đi tìm. Khi đến khu vực trước Trường tiểu học Phú Hội (cách nhà 3 km) thì thấy chiếc xe đạp và đôi dép của hai cháu đang trôi trên hố nước của công trình”.
Linh tính thấy không ổn, chị Tâm hô hoán để mọi người đến khu vực tìm kiếm hai cháu.
Ông Dương Văn Hiệp (60 tuổi, nhân viên bảo vệ Trường tiểu học Phú Hội) – người phụ chị Tâm tìm hai cháu cho biết: “Tôi thấy chiếc xe đạp dựng đó đã lâu nhưng không có người, cứ tưởng ai đấy dựng vậy rồi đi hái rau. Đến khi mẹ của hai cháu nói tôi mới biết.
Gia đình lo hậu sự cho 2 cháu bé.
Thấy đôi dép nổi lên mặt nước, tôi liền gọi mọi người nhảy xuống tìm. Phải lặn nhiều lần mới thấy thi thể hai cháu ở dưới đáy hố. Đưa được thi thể hai cháu lên, ai nấy đều không thể cầm nổi nước mắt khi chứng kiến hai chị em chết trong tư thế ôm chặt lấy nhau”.
Dẫn chúng tôi ra lại hiện trường, ông Hiệp chỉ tay cho thấy ngoài cái hố hai cháu bị đuối nước còn có cái hố kế bên sâu cũng không kém. Ông Hiệp dùng một cành cây dài khoảng 2 m cắm xuống vẫn chưa tới đáy. “Sâu như vậy người lớn còn chịu không nổi huống chi trẻ em” – ông Hiệp nói.
Chị Tâm lập gia đình cùng anh Nguyễn Thành Phúc. Gia đình bốn người sống trong căn nhà thuê. Hằng ngày, anh Phúc đi làm công nhân, còn chị bán hàng tại nhà. Lúc rảnh rỗi, hai cháu phụ mẹ bán hàng.
Sau khi xảy ra tai nạn, người dân đã dùng cây, túi nylon đặt vào hố để báo hiệu.
Theo_Zing News
Tỷ phú trẻ làng biển
Từ đôi tay trắng, hơn 20 năm bám biển anh sở hữu với khối tài sản mơ ước là đội tàu 3 chiếc tổng công suất 2.260 CV cùng ngôi biệt thự khang trang giữa làng biển.
Anh là Trần Kim Trung, thôn Lâm Trúc 2, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định.
Nâng dần ước mơ
Tuổi thơ Trung gắn với cái nghèo khó, nhọc nhằn nơi làng biển. Nhà 6 anh em đều phải nghỉ học giữa chừng. 14 tuổi, cậu bé Trung đã theo tàu ra biển mưu sinh. Cái nắng gió, mặn mòi của biển ngấm vào da thịt, vào cả tuổi thơ cơ cực, canh cánh giấc mơ vươn lên làm giàu.
Tích cóp, dụm dành sau hơn 5 năm đi biển được chút vốn, anh bàn với một người anh trai cùng cha khác mẹ góp vốn, vay mượn thêm đóng mới chiếc tàu 39 CV, trang bị thêm ngư cụ cần thiết, tổng trị giá 200 triệu đồng.
"Lúc đấy, để có chừng ấy tiền mình cũng phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Nhưng quyết phải sắm mới chiếc tàu, mình làm chủ chứ làm thuê mãi không thể khá lên được", anh Trung nói.
Với khối tài sản hiện có, anh Trần Kim Trung khiến không ít bạn trẻ nể phục. Ảnh: Hoài Văn.
Anh Trung vẫn nhớ như in những mẻ lưới tràn đầy cá thu, hố, nục, ngừ. Anh em ôm nhau vui mừng, thế là có tiền trả nợ. Những chuyến đi biển dài thêm, xa hơn. Vốn liếng cứ thế tăng dần.
Cũng không ít lần con tàu của anh gặp sóng to gió lớn chao đảo giữa trùng khơi. Đặc biệt, trận bão năm 1997 sóng to, trời mù mây, gió mạnh quá khiến cho con tàu ngả nghiêng như sắp bị đánh úp.
Thuyền trưởng trẻ kịp trấn an các bạn tàu, bình tĩnh vận dụng kinh nghiệm người xưa và cả những điều học được từ thực tế. Anh và 15 ngư dân trên tàu bình tĩnh cùng các tàu khác đang đánh bắt trên cùng tọa độ liên kết lại với nhau rồi dùng dây neo buộc chặt các phương tiện lại như một cái bè lớn, nhờ vậy mà cả 6 con tàu không bị gió bão nhấn chìm. Bảo toàn tính mạng nhưng phương tiện và ngư cụ bị hư hỏng, mất mát khá nhiều.
Bám ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa
Năm 2006, anh Trung vay thêm vốn ngân hàng mạnh dạn mua lại chiếc tàu xa bờ 168CV của ngư dân ở Quy Nhơn và cùng lúc nâng cấp công suất 2 con tàu lên 730 CV để thực hiện khát vọng vươn khơi, làm giàu.
Dần dần anh trở thành ông chủ của 2 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có tổng công suất 1.460 CV trị giá gần 5 tỷ đồng, vươn khơi bám ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 2010, anh tiếp tục đóng thêm 1 chiếc tàu mới trên 3 tỷ đồng có công suất 800CV.
Con tàu BĐ 97157 có thân dài 22m, rộng 6,8m và cao 3,5m, khá bề thế, cùng giàn ngư cụ hiện đại như máy dò cá, máy thông tin tầm xa HF, định vị, đàm dài, đàm ngắn... đến hệ thống ròng rọc kéo lưới, giàn câu, đèn cao áp giúp cho con tàu sẽ chịu được sóng gió trên cấp 7, cấp 8.
Trong "hành trình" hơn 20 năm bám biển, anh Trần Kim Trung đã tạo công ăn việc làm cho gần trăm lao động ở địa phương cả trên biển, lẫn trên bờ với mức thu nhập bình quân 3,5 đến 7 triệu đồng/tháng.
Nhiều bạn nghề được anh dìu dắt cho mượn hàng trăm triệu đồng sắm mới phương tiện để hành nghề riêng. Ngư dân Lê Văn Thiện, chia sẻ: "Người như anh Trung hiếm có. Chẳng những giúp đỡ nhiều về vật chất mà anh Trung còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau làm ăn nên ai cũng mến".
Trong câu chuyện, ngoài những phút hào hứng nói về biển, về những chuyến biển được mùa, có lúc anh ngưng lại, đôi mắt xa xăm. "Giờ nhớ biển, nhớ lắm nhưng cũng không thể trực tiếp điều khiển con tàu của mình vươn ra vùng biển Tổ quốc chỉ sau một lần bị tai biến đột ngột cách đây 5 năm".
Hiện, anh đầu tư thêm 3 chiếc ô tô để làm dịch vụ và từng ngày quản lý, theo dõi ba chiếc tàu của mình vươn khơi bám biển.
Theo Hoài Văn
Tiền Phong
Tâm sự "đắng lòng" của nam sinh nhà nghèo trường Ngoại thương Bạn sinh viên học giỏi, chăm chỉ làm thêm kiếm tiền đóng học phí với mong muốn giúp gia đình thoát nghèo, nhưng bỗng nhận được tin cha bị ung thư khiến bạn rơi vào trạng thái khủng hoảng. Ngày 30/1, trên fanpage chia sẻ tâm sự của SV ĐH Ngoại thương đăng tải câu chuyện của một bạn sinh viên đã khiến...