Điều tra nguyên nhân một bé tử vong sau bữa ăn ở nhà trẻ tự phát
Sau bữa ăn chiều cháu Q.N có dấu hiệu tím tái, khó thở nên được đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên cháu bé tử vong ngay sau đó.
Chiều 5.12, thượng tá Phạm Thanh Bình, Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết Công an huyện Cư Jút (Đắk Nông) đang điều tra làm rõ nguyên nhân một cháu bé tử vong sau bữa ăn chiều tại một nhà giữ trẻ tự phát.
Gia đình đang lo hậu sự cho cháu N.
Nạn nhân là cháu Đỗ Thị Q. N (SN 2017, trú bon U3, thị trấn Ea T’Linh, huyện Cư Jút), được bố mẹ gửi cho bà Hoàng Thị Hiền (trú bon U1, TT. Ea T’Linh) trông coi hàng ngày.
Khoảng 16h30 chiều 4.12, bà Hiền cho bé N ăn. Một lúc sau, cháu N có dấu hiệu người tím tái, khó thở nên đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Jút cấp cứu. Tuy nhiên cháu đã tử vong ngay sau đó.
Ngay sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã đến kiểm tra nhóm trẻ này, đồng thời khám nghiệm tử thi để điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc. Hiện Phòng GD-ĐT cũng đã gửi báo cáo thông tin sự việc cho Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông.
Theo thượng tá Bình, vụ việc bước đầu chưa thấy có dấu hiệu hình sự. Nhiều khả năng cháu bé đã bị sốc thức ăn dẫn đến tử vong. “Tuy nhiên, để có kết luận chính xác thì phải chờ kết quả điều tra”- thượng tá Bình nói.
Được biết nhóm trẻ của bà Hiền mở tự phát, hoạt động được một thời gian dài. Hàng ngày, nhóm trẻ này nhận trông giữ 3 -4 trẻ.
Công an huyện Cư Jút vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Theo Danviet
Video đang HOT
Thông tin bất ngờ vụ bắt trùm gỗ lậu Phượng 'râu' ở Đắk Lắk
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), Phượng "râu" đã vận chuyển hết số gỗ trúng đấu giá tại khu vực biên giới từ lâu.
Trưa nay, một lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho biết, hơn 640m3 gỗ trục vớt tại suối Đắk Đam (thuộc VQG Yok Đôn) mà tỉnh bán đấu giá, đơn vị đã kiểm tra, đóng búa kiểm lâm, xác nhận cho người mua vận chuyển ra ngoài.
Theo đó, năm 2014, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho phép trục vớt gỗ trên suối Đắk Đam (VQG Yok Đôn) thuộc khu vực biên giới do Đồn Biên phòng (ĐBP) 747 quản lý.
Trùm gỗ lậu Phượng "râu" bị bắt giữ.
UBND tỉnh Đắk Lắk sau đó có quyết định xác lập sở hữu nhà nước đối với số gỗ trục vớt này, tổng khối lượng hơn 640m3 các loại từ nhóm 2 đến nhóm 6. Trong đó, có 374 lóng gỗ tròn với khối lượng hơn 579m3 và 116 hộp gỗ xẻ với khối lượng hơn 61m3.
Tháng 1.2017, Trung tâm đấu giá tài sản tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bán đấu giá 2 lô tài sản là gỗ trục vớt nói trên.
Lô hơn 579m3 gỗ tròn đã được bán cho công ty TNHH Thảo Trúc do ông Nguyễn Thành Kiệt (trú TP.Cần Thơ, làm Giám đốc) với giá hơn 2,4 tỷ đồng.
Lán trại và phương tiện phá rừng của Phượng "râu" tập kết sát ĐBP 747.
Lô hơn 61m3 gỗ xẻ được bán cho ông Phan Hữu Phượng (tức Phượng "râu", trú thị trấn Ea T'Ling, Cư Jút, Đắk Nông) với giá 294 triệu đồng.
Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn cho biết, lô hơn 579m3 gỗ công ty Thảo Trúc trúng đấu giá, từ ngày 10.4.2017 đến ngày 12.4.2018, đơn vị đã kiểm tra xác nhận hơn 434m3 gỗ tròn từ nhóm 2 đến nhóm 7 để công ty này vận chuyển ra khỏi khu vực VQG Yok Đôn.
Khối lượng gỗ còn lại công ty Thảo Trúc chưa vận chuyển là hơn 145m3 và đang để ở hai bên đường QL 14C sát ĐBP 747.
Gỗ đấu giá của công ty Thảo Trúc còn hơn 145m3 đang để dọc QL 14C.
Đối với số gỗ hơn 61m3 từ nhóm 2 đến nhóm 6 mà ông Phan Hữu Phượng trúng đấu giá, Hạt Kiểm lâm huyện đã kiểm tra, xác nhận và từ ngày 10.4 đến ngày 5.9.2017, ông Phượng đã vận chuyển hết số gỗ này.
Tuy nhiên, ngày 27.4.2018, các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã bắt giữ 2 xe ô tô BKS 61C-072.70 và 61L-3057 chở khoảng 40m3 gỗ lậu tại thị trấn Ea T'ling (Cư Jút, Đắk Nông).
Các đối tượng khai số gỗ là của ông Phan Hữu Phượng, được vận chuyển từ bãi tập kết tại tiểu khu 464, thuộc lâm phần VQG Yok Đôn, gần ĐBP 747 (xã Krông Na, Buôn Đôn, Đắk Lắk).
Xe gỗ lậu của Phượng "râu" bị Bộ Công an bắt giữ tại huyện Cư Jút (Đắk Nông).
Đặc nhiệm Bộ công an đã vây ráp lán trại của Phượng tại tiểu khu 464, thu giữ nhiều tang vật dùng để phá rừng; ghi nhận nhiều bãi gỗ cũ và mới vừa được khai thác, chưa được vận chuyển.
Khám xét nhà riêng của Phượng, công an đã thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến việc buôn bán, vận chuyển gỗ lậu. Trong đó, có nhiều cuốn sổ nội dung ghi chép chi tiết về việc đường dây của Phượng chung chi cho các cơ quan chức năng với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Kiểm tra các kho, xưởng của Phượng "râu", bước đầu phát hiện hơn 300m3 gỗ quý.
Xe gỗ lậu của Phượng "râu" đi qua một loạt ĐBP và chốt kiểm lâm trên QL 14C nhưng không bị kiểm tra, bắt giữ.
Liên quan đến vụ bắt giữ gỗ lậu của Phượng "râu" tại khu vực biên giới, Bộ tư lệnh BĐBP đã đình chỉ công tác ông Cao Hữu Tùng (Đồn trưởng ĐBP 747), Bùi Khắc Hiệp (Chính trị viên ĐBP 747); Trần Tiến Vinh (Đồn phó ĐBP 749) và Phạm Công Khanh (Chính trị viên ĐBP 749) để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, để vận chuyển được gỗ từ điểm tập kết ở tiểu khu 464 (ĐBP 747) ra ngoài, xe của Phượng "râu" phải qua một loạt ĐBP trên QL 14C thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. Ngoài ra, phải xuyên qua rừng VQG Yok Đôn với một loạt chốt kiểm lâm và Đồn Công an Ea Pô (Cư Jút, Đắk Nông) mới về được kho bãi ở huyện Cư Jút.
Ông Cao Hữu Tùng (Đồn trưởng ĐBP 747) cùng Chính trị viên và 2 lãnh đạo ĐBP 749 đã bị đình chỉ công tác để điều tra.
Tuy nhiên, thông tin từ trinh sát Bộ Công an, trong một thời gian dài, xe chở gỗ lậu của Phượng "râu" đi nghênh ngang mà không bị cơ quan nào kiểm tra, phát hiện, bắt giữ.
Một nghịch lý khác, Phượng "râu" trúng đấu giá gỗ tháng 1.2017, đến tháng 9.2017 thì vận chuyển hết ra ngoài. Vậy nhưng, ĐBP 747 cho biết, Phượng "râu" dựng lán trại, tập kết máy móc tại đây từ 5-6 năm trước và còn câu điện từ ĐBP để sử dụng.
Theo Trùng Dương (VNN)
Chân dung trùm buôn lậu gỗ Phượng "râu" Theo lãnh đạo tổ dân phố nơi Phượng "râu" sinh sống, căn nhà của nghi phạm này chứa đầy đồ gỗ có giá trị tiền tỷ Liên quan đến việc bắt gỗ lậu tại tại xưởng của ông Phan Hữu Phượng (50 tuổi, biệt danh Phượng "râu" - tại thị trấn Ea T'ling, huyện Cư Jút, Đắk Nông), hiện cơ quan chức năng...