Điều tra lần 2 đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động của doanh nghiệp
Theo Tổng cục Thống kê, mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; mức độ hỗ trợ và sự lan tỏa của các chính sách của Chính phủ, các cấp, các ngành đối với doanh nghiệp trong thời gian qua.
Khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19. Ảnh: Internet.
Trước yêu cầu đòi hỏi cung cấp thông tin kịp thời, làm cơ sở để Chính phủ đưa ra những chính sách điều hành phù hợp, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã triển khai cuộc điều tra đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN vào tháng 4/2020 và nhận được sự đánh giá cao từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 quay trở lại từ tháng 7/2020 với diễn biến phức tạp, TCTK tiếp tục tiến hành cuộc Điều tra đột xuất đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp lần thứ 2.
Mục đích của cuộc điều tra lần này nhằm thu thập thông tin về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đánh giá mức độ hỗ trợ và sự lan tỏa của các chính sách của Chính phủ, các cấp, các ngành đối với doanh nghiệp trong thời gian qua.
Thông qua đó, Chính phủ, các cấp, các ngành và địa phương có các chính sách, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanhgiúp doanh nghiệp ứng phó tốt hơn trước dịch Covid-19 lần 2.
Video đang HOT
Phạm vi điều tra là các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc; hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân 2018, không bao gồm ngành O (hoạt động của Đảng cộng sản; tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc) và ngành T (hoạt động làm thuê các công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình).
Nội dung điều tra bao gồm: Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra; Tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp; Các giải pháp ứng phó của doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch Covid-19; Đánh giá hiệu quả các giải pháp của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do dịch Covid-19; Thông tin chuyên đề về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Điều tra sử dụng phương pháp điều tra trực tuyến, thông qua sử dụng bảng hỏi web-form, điều tra viên trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử điều tra trực tuyến của cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2020.
Cuộc điều tra triển khai thu thập thông tin từ 10-20/9, kết quả công bố dự kiến cuối tháng 9/2020.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra lần 1 cho thấy, tính đến thời điểm kết thúc khảo sát (20/4/2020) với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời (chiếm 20% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD tại thời điểm hiện nay, trong đó có 51/66 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn), có tới 85,7% số doanh nghiệp được hỏi trên cả nước bị tác động bởi dịch Covid-19.
Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%.
Đáng chú ý, một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cao, điển hình như: Ngành hàng không 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, tiếp đến là các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phầm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%.
Những thương vụ ngàn tỷ, nữ tỷ phú Việt xoay xở vượt khó
Doanh nghiệp của nữ tỷ phú số 1 Việt Nam thu về cả nghìn tỷ đồng trong giai đoạn ngành hàng không gặp khó khăn chưa từng có trong lịch sử. Những cú xoay tiền giúp VietJet lãi trong khi thế giới lỗ vài trăm tỷ USD.
Báo cáo tài chính bán niên 2020 của CTCP Hàng không Vietjet - VietJet Air (VJC) cho thấy, doanh nghiệp này đã bán quyền mua lại toàn bộ 50 triệu cổ phiếu Tổng công ty Dầu Việt Nam - PV Oil (OIL) hiện đang nắm giữ cho bên liên quan.
Mỗi quyền mua được bán với giá 10.000 đồng. Như vậy, tổng giá trị của thương vụ là 500 tỷ đồng. Khoản tiền được ghi nhận vào doanh thu tài chính 6 tháng đầu năm và góp phần giúp doanh thu tài chính của hãng hàng không VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng vọt gấp khoảng 8 lần cùng kỳ năm ngoái lên trên 1.700 tỷ đồng.
Cùng với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu và thương mại tàu bay và ghi nhận khoản lãi gộp 2.000 tỷ đồng từ hoạt động này, thay vì lỗ, VietJet đã có lãi vài chục tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020 - một khoảng thời gian cực kỳ khó khăn với ngành hàng không thế giới cũng như Việt Nam.
Nhìn chung trong 6 tháng, hoạt động tài chính của VietJet khá ấn tượng. VJC bán quyền mua cổ phiếu OIL với giá cao hơn thị giá của cổ phiếu này trên thị trường (phần lớn thời gian trong nửa đầu năm 2020 ở quanh mức 7.000 đồng/cp).
Việc bán cổ phiếu OIL giúp VietJet tập trung vào hoạt động cốt lõi là vận tải hàng không. Bên cạnh đó, nó giúp VJC có thêm một khoản tiền bù đắp sự thiếu hụt dòng tiền và thua lỗ trong hoạt động kinh doanh chủ chốt.
Trong khi đó, chuyển giao quyền sở hữu và thương mại tàu bay là hoạt động giúp VietJet ghi nhận những khoản lãi của tương lại, ghi nhận những thành quả trong tương lai cho hoạt động hiện tại.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Trên thực tế, ngành hàng không chịu tác động vô cùng tiêu cực trong nửa đầu 2020 do đại dịch Covid-19 trở thành cơn ác mộng với ngành du lịch và vận tải hàng không.
Tất cả các hàng hàng không và phần lớn các doanh nghiệp dịch vụ liên quan tới ngành hàng không đều thua lỗ lớn. Bản thân VietJet cũng lỗ cả nghìn tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không.
Sự khó khăn chung khiến Thiên Minh Group của ông Trần Trọng Kiên lỡ hẹn với tân binh hàng không KiteAir. Vietravel Airlines phải cân nhắc khả năng bay giữa áp lực Covid-19 cho dù về cơ bản hồ sơ đăng ký của hãng đã đáp ứng đầy đủ theo quy định của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải.
Bên cạnh VietJet, nhà nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu Tập đoàn Sovico. Đây là một doanh nghiệp lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 3/9, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng và hướng tới ngưỡng 900 điểm. Cổ phiếu VJC tăng khá mạnh, thêm khoảng 1.800 đồng lên 107.300 đồng/cp.
Theo SHS, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm với vùng kháng cự tiếp theo trong khoảng 895-900 điểm (MA200 tuần). Nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục có thể canh bán ra nếu thị trường tiến vào vùng kháng cự 895-900 điểm (MA200 tuần). Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng tiền mặt cao trong danh mục nên tiếp tục đứng ngoài và chỉ nên quay trở lại thị trường nếu có nhịp điều chỉnh về quanh ngưỡng 870 điểm (MA200).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/8, VN-Index tăng 10,08 điểm lên 891,73 điểm; HNX-Index tăng 0,56 điểm lên 125,41 điểm. Upcom-Index giảm 0,02 điểm xuống 58,8 điểm. Thanh khoản đạt 6,7 nghìn tỷ đồng.
Đề xuất giảm nhiều loại phí cho ngành hàng không Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm nhiều loại phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không. Mức giảm các loại phí, lệ phí dự kiến thực hiện cho đến hết năm nay. Ảnh: Internet Đó là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định...