Điều tra đường dây buôn lậu ma túy trên tàu sân bay USS Ronald Reagan
Hải quân Mỹ xác nhận đang điều tra nghi án một số thủy thủ tàu sân bay USS Ronald Reagan tàng trữ, sử dụng và buôn lậu ma túy.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan neo đậu tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH STARS AND STRIPES
Hãng AFP đưa tin Hải quân Mỹ ngày 25.5 cho biết đang điều tra nghi án một số thủy thủ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan tại căn cứ Yokosuka (Nhật Bản) sử dụng và buôn lậu ma túy.
“Cơ quan Điều tra hình sự hải quân đang điều tra các thủy thủ tàu USS Ronald Reagan về cáo buộc tàng trữ, sử dụng và phân phối trái phép ma túy”, theo sĩ quan Katie Cerezo thuộc Lực lượng Hải quân Mỹ ở Nhật.
Bà Cerezo từ chối nêu chi tiết số thủy thủ cũng như loại ma túy liên quan, do cuộc điều tra đang tiến hành. “Chúng tôi nghiêm túc xem xét mọi báo cáo sai phạm và đang làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật của Nhật”, sĩ quan này cho biết.
Trước đó, tờ Stars and Stripes đưa tin tàu sân bay USS Ronald Reagan rời cảng Yokosuka hôm 12.5 trong chuyến hải hành sau cùng trước khi trở về cảng này để trải qua đợt sửa chữa.
Hồi năm 2018, Hải quân Mỹ thông báo điều tra đường dây ma túy trên tàu sân bay USS Ronald Reagan với nhiều nghi phạm bị cáo buộc liên quan việc cung cấp và sử dụng thuốc hướng thần và thuốc lắc.
Hoạt động tấp nập trên tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Đông
Có 5 thủy thủ phải ra tòa án binh, còn 10 thủy thủ khác bị các hình thức kỷ luật liên quan vụ việc.
Trong số 5 thủy thủ ra tòa, 4 người nhận tội và đồng ý hợp tác với các công tố viên, đổi lại việc họ bị loại ngũ vì hạnh kiểm xấu. Một thủy thủ khác bị tuyên án 10 tháng tù giam và một người khác bị tuyên án 90 ngày tù giam.
Nhật có khoảng 50.000 binh sĩ Mỹ đồn trú, phần lớn đóng tại tỉnh Okinawa ở phía nam.
Mỹ và hơn 20 quốc gia 'thân thiện' diễn tập tăng cường an ninh biên giới
4.000 binh sĩ từ Jordan, Mỹ và hơn 20 quốc gia "thân thiện" đang tham gia cuộc diễn tập quân sự kéo dài 11 ngày.
Các binh sĩ tham gia cuộc tập trận chung Mỹ - Jordan mang tên "Eager Lion" tại vùng Vịnh Aqaba, Jordan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền thông khu vực ngày 4/9 dẫn thông báo của Các lực lượng vũ trang Jordan cho biết, nước này và Mỹ cùng một số lực lượng đồng minh đã bắt đầu cuộc tập trận chung tăng cường an ninh biên giới, trong khi Jordan đang nỗ lực tăng cường phòng thủ ở khu vực biên giới để đối phó với nạn buôn lậu captagon, một loại ma túy tổng hợp, từ Syria.
Cuộc tập trận mang tên "Eager Lion" được tổ chức ngày 4/9 khi một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đến thăm thủ đô Amman của Jordan để thảo luận chi tiết về gói viện trợ trị giá 1,45 tỷ USD/năm mà Mỹ dành cho quốc gia Trung Đông này.
Người phát ngôn quân đội Jordan, ông Mustafa Al Hiyari, cho biết 4.000 binh sĩ từ Jordan, Mỹ và hơn 20 quốc gia "thân thiện" đang tham gia cuộc diễn tập quân sự kéo dài 11 ngày. Theo ông Al Hiyari, việc đảm bảo an ninh biên giới đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các liên minh. Jordan và Mỹ đã ký hiệp ước quân sự vào năm ngoái, theo đó Jordan cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ về hậu cần và các hỗ trợ khác cho 3.000 binh sĩ Mỹ hiện đang đồn trú tại nước này.
Theo các quan chức an ninh Arab, các hoạt động buôn lậu trị giá hàng tỷ USD mỗi năm, chủ yếu bắt nguồn từ các khu vực do Chính phủ nắm giữ ở Syria, Jordan và bán đảo Arab, đã mang lại nguồn tài chính chủ chốt cho lực lượng Hezbollah ở Liban. Tuy nhiên, Hezbollah phủ nhận có liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy. Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Hassan Muhammad Daqou, người được cho là nhân vật chủ chốt trong các mạng lưới buôn lậu ma túy trong khu vực, với cáo buộc hợp tác với Hezbollah.
Bà Liz Allen, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã tới Amman vào cuối tuần này để gặp gỡ Ngoại trưởng Jordan Ayman Al Safadi. Theo Bộ Ngoại giao Jordan, bà Allen và ông Al Safadi đã thảo luận về gói viện trợ trị giá 10,15 tỷ USD trong 7 năm do Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố sau khi ông gặp Quốc vương Jordan Abdullah ở Washington vào tháng 7/2022.
Mỹ đã cung cấp 20 tỷ USD viện trợ cho Jordan kể từ năm 1951, trong đó một phần đáng kể được chi cho quân đội Jordan. Kể từ khi cuộc xung đột Syria nổ ra vào năm 2011, Mỹ cũng đã viện trợ ít nhất 1,7 tỷ USD cho người tị nạn Syria tại Jordan.
Canada: Gian nan cuộc chiến với ma túy Canada chia sẻ đường biên giới dài với Hoa Kỳ. Vì Canada là "điểm cuối" hoặc "chặng dừng khứ hồi" đối với một vài chuỗi cung ứng buôn lậu ma túy toàn cầu nên không có gì phải ngạc nhiên khi đất nước này gánh chịu hậu quả tai hại do ma túy gây ra. Nhiều tổ chức tội phạm quốc tế được...