Điều tra đặc biệt: ‘Đổi đời’ rau không nguồn gốc thành rau sạch
Có được cơ ngơi tiền tỷ như bây giờ cũng là nhờ chủ yếu vào việc mua rau không rõ nguồn gốc ở chợ rồi “biến” thành rau an toàn.
Hình ảnh ghi lại việc đóng gói
Theo như lời của Nguyễn Hưng Bình – thuộc Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm (địa chỉ tại xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội), gia đình anh đã làm cái nghề sản xuất và tiêu thụ rau củ quả này từ gần chục năm nay.
Có được cơ ngơi tiền tỷ như bây giờ cũng là nhờ chủ yếu vào việc mua rau không rõ nguồn gốc ở chợ rồi “biến” thành rau an toàn giao cho các hệ thống siêu thị Le’s Mart; Hệ thống siêu thị Minh Hoa; Siêu thị Citimart (tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội); Co.op Mart Hà Đông (siêu thị này giờ không nhập nữa); Capimart (Nguyễn Chí Thanh – HN; siêu thị này giờ đã đóng cửa) và một số trường tiểu học và mầm non ở khu vực trung tâm Hà Nội.
“Đổi đời” cho rau ngay tại chợ
Theo lời kể của những người trong gia đình Bình, cứ khoảng từ 15h – 19h hàng ngày Siêu thị Minh Hoa (174 Thái Hà và 14 Đặng Tiến Đông – Hà Nội); Hệ thống siêu thị Le’s Mart (ở Văn Quán – Hà Đông, Mỹ Đình và Vincom Bà Triệu); Siêu thị Citimart (cơ sở tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội); Co.op Mart Hà Đông và Bếp ăn trường THCS và THPT Trần Quốc Tuấn (Học viện Khoa học quân sự)… sẽ gửi một danh sách yêu cầu số lượng và mặt hàng rau củ quả cho ngày hôm sau.
Căn cứ vào bảng danh sách đó, Bình và những người thân trong gia đình sẽ ra chợ đầu mối Vân Trì thu mua rau của các thương lái nhập không rõ nguồn gốc rồi đem về nhà chế biến thành rau an toàn nhập cho siêu thị, đánh lừa người tiêu dùng.
Hàng ngày, chiếc xe của Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm vẫn nhập hàng không rõ nguồn gốc rồi đưa vào trong siêu thị làm rau an toàn.
Hàng ngày, cứ từ khoảng 19h-23h, cả công ty của bà Trần Thị Vui (mẹ Bình) lại đóng cửa và mọi người lại tập trung vào rửa, đóng gói rau không rõ nguồn gốc cho hệ thống siêu thị Minh Hoa, Le’s Mart, Citimart, Co.op Mart Hà Đông.
Trong vai một người làm thuê cho công ty, theo quan sát của PV, công đoạn mà Bình gọi là rửa thực chất chỉ là nhúng mớ rau còn nguyên cả dây buộc vào một chậu nước đục ngầu cho rơi bớt đất, có khi rửa cả tạ rau mới thay nước một lần. Rau rửa xong được vớt ra rải trên nền sân gạch dính đầy đất cát.
Rồi căn cứ vào đơn đặt hàng của siêu thị mà đóng gói và dán tem, dán mác vào túi rau. Rau đóng gói xong sẽ xếp thành từng đống, mỗi siêu thị là một đống.
Video đang HOT
Nếu hàng mua ở chợ Vân Trì không đủ giao cho các siêu thị, sáng sớm hôm sau trên đường đi giao rau, những người ở công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm lại tiếp tục vào chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy – Hà Nội) để mua cho đủ số lượng và trực tiếp đóng gói từ rau chợ thành rau sạch, rau an toàn trên ô tô mà không gặp bất cứ một khó khăn nào.
Vừa thu mua rau ở chợ Dịch Vọng, bà Hiền – mẹ vợ của Bình vừa nói: “Phần lớn lượng rau xuất cho siêu thị mỗi ngày là được mua ở chợ này”. Rồi bà Hiền quay sang nói tiếp với người bán rau: “Rau phải đẹp đấy nhá, nếu siêu thị nó chê, nó trả lại thì tôi trả lại bà nhá”.
Trong lúc bà Hiền đi mua rau thì Bình ở xe nhận hàng từ những người bán rau chở tới, rồi đóng gói xếp lên xe, tay luôn cầm những tờ đơn đặt hàng để sắp xếp rau sao cho lúc dỡ xuống siêu thị dễ nhất và nhanh nhất.
Hành trình rau không rõ nguồn gốc đến siêu thị
23h đêm, công việc “đổi đời” cho rau đã được hoàn tất, những mớ rau hồi chiều còn nằm lay lắt ở chợ nay đã khoác trên mình một “chiếc áo mới” với tem chứng nhận… rau sạch.
Rồi sau đó được đóng gói rau an toàn trong thời gian 5 phút và chuyển đến ngay cho siêu thị vào lúc sáng sớm.
2h30 sáng, những túi rau được xếp lần lượt lên chiếc ô tô mang biển số 30Y- 8179 do Bình tự lái. Đến 3h, chiếc xe bắt đầu xuất phát, chạy với tốc độ cao trên đường cao tốc Nội Bài – Thăng Long tiến thẳng vào trung tâm thành phố, mang theo hàng tạ rau đã được khai sinh lại với cái tên rau sạch với đầy đủ các tiêu chuẩn của nó.
Trước thắc mắc về việc mua rau Trung Quốc ngoài chợ nhưng lại biến thành rau sạch, rau an toànvào trong siêu thị bán với giá cắt cổ mà không sợ bị phát hiện, anh Bình bật cười nói: “Siêu thị họ không kiểm tra đâu, mình có đầy đủ giấy tờ chứng nhận cơ sở sản xuất rau sạch, rau an toàn.
Các siêu thị chỉ căn cứ vào đó để ký hợp đồng chứ làm sao thuê người đi cùng mình để giám sát quá trình “sản xuất” rau an toàn được. Quá trình các siêu thị nhập rau cũng diễn ra nhanh lắm, chỉ cần người quản lý ra nhận hàng, ký vào hóa đơn thì mất vài phút là…xong”.
Khi Bình lái xe đến Siêu thị Minh Hoa (174 Thái Hà), Siêu thị Minh Hoa (14 Đặng Tiến Đông); Hệ thống siêu thị Le’s Mart ở Văn Quán – Hà Đông, Mỹ Đình và Vincom Bà Triệu; Siêu thị Citimart (cơ sở tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội); Co.op Mart Hà Đông và Bếp ăn trường THCS và THPT Trần Quốc Tuấn (Học viện khoa học quân sự)… cũng vừa sáng sớm, lúc này chưa mở cửa.
Hệ thống các siêu thị Le’s mart, Citimart, Minh Hoa trên địa bàn Hà Nội hàng ngày vẫn nhập rau không rõ nguồn gốc từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm
Do đó khi Bình mang rau tới chỉ xếp ở cửa rồi lại tiếp tục đi tới siêu thị khác chứ cũng không có một nhân viên siêu thị nào ra nhận và kiểm đếm hàng.
PV đã ghi lại được toàn bộ hành trình đưa rau chợ tới siêu thị của công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm.
Buổi sáng hôm sau, hệ thống siêu thị Minh Hoa, Le’s Mart, Citimart, Co.op Mart Hà Đông đã bày bán các sản phẩm rau củ quả sạch, an toàn nhưng thực chất lại là sản phẩm mua từ các chợ đầu mối, không rõ nguồn gốc và quy trình sản xuất.
Và người tiêu dùng thì không hề biết rằng họ đã bị đánh lừa vì mua phải những mớ “rau an toàn” có nguồn gốc ở chợ ngay trong siêu thị với giá thành cao hơn nhiều lần so với mua ở ngoài.
Theo Xahoi
Rau an toàn "đẫm" thuốc sâu: Chỉ phạt hành chính người dân
Bà Dung đã sử dụng thuốc Pezan 50 EC (không đăng ký sử dụng trên rau) để phun cho ruộng đâu đũa là vi phạm khoản 2 Điều 32, pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Công văn của Chi cục Bảo vệ thực vật về việc kiểm tra, xác minh thông tin báo Infonet đăng loạt bài: "Rau an toàn: Phun thuốc cực độc, thu hoạch trong ngày"
Sau khi có thông tin về việc nông dân trong vùng sản xuất rau an toàn (RAT) của Hà Nội sử dụng thuốc cực độc, thu hoạch trong ngày không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) được Báo điện tử Infonet đăng ngày 26/8/2013, ngày 27/8/2013 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã tổ chức kiểm tra, xác minh thực tế khu vực sản xuất RAT xã Song Phương, làm việc với đồng chí Phó chỉ tịch UBND xã và bà Nguyễn Thị Dung (người phun thuốc) để xác minh, làm rõ thông tin báo đăng và có biện pháp xử lý, Chi cục BVTV Hà Nội báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT và thông tin cho Báo Infonet cụ thể như sau:
Ruộng đậu phun "đẫm" thuốc sâu được cấp giấy sản xuất rau an toàn
Ruộng sản xuất đậu đũa của bà Nguyễn Thị Dung có diện tích 1,2 sào, trồng 06 luống đậu đũa và xen cải bẹ nằm trong diện tích sản xuất RAT của hợp tác xã Nông nghiệp Phương Viên, đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT (GCN số 159/SNN- BVTV do Sở Nông nghiệp & PTNT cấp ngày 19/01/2012) như thông tin báo điện tử Infonet đăng là đúng.
Ruộng đậu phun thuốc của chị Dung người dân xã Song Phương (Hoài Đức- Hà Nội) đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT
Chi cục BVTV đã xác minh 02 loại thuốc bà Dung sử dụng là Toplaz 70WP và Pezan 50 EC để phun cho cây đậu đũa. Trong đó thuốc Toplaz 70 WP là thuốc trong danh mục được phép sử dụng trên rau. Tuy nhiên, bà Dung đã sử dụng thuốc Pezan 50 EC (không đăng ký sử dụng trên rau) để phun cho ruộng đâu đũa là vi phạm khoản 2 Điều 32, pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Về việc: "Phun thuốc cực độc, thu hoạch trong ngày", UBND xã Song Phương đã yêu cầu bà Nguyễn Thị Dung tường trình lại sự việc. Bà Dung khẳng định trong khi đang phun thuốc trên ruộng đậu, khi phun hét bình thứ nhất được 3 luống thì có 02 phóng viên đến hỏi mua rau, bà Dung đã hái khoảng 1kg đậu đũa và khoảng 1kg cải bẹ tại cuối luống thứ 6 (luống đậu và rau chưa phun thuốc) bán cho 02 phóng viên với số tiền là 20.000 nghìn đồng.
Trong khi bà Dung vừa phun thuốc vừa nói chuyện bới nhóm phóng viên, bà Dung đã thừa nhận về việc phun thuốc BVTV mà chưa qua thời gian chăm sóc tiếp theo đã hái bán không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Sau đó có hẹn 02 phóng viên chiều quay lại để hái bán phần rau đậu mà hồi sáng vừa mới phun.
Tuyên truyền trên loa truyền thanh xã về hành vi vi phạm
Để quản lý tốt công tác đảm bảo ATTP và chất lượng RAT trên địa bàn, Chi cục BVTV Hà Nội đã đề nghị UBND xã Song Phương có các biện pháp xử lý cục thể sau:
Chị Dung đang pha chế các loại thuốc trừ sâu để chuẩn bị phun cho sào đậu đũa đang độ thu hoạch (Ảnh cắt từ video)
Xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Dung về hành vi sử dụng thuốc BVTV không đảm bảo đúng kỹ thuật và thời gian cách ly theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15, Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Đối với ruộng đậu đũa của bà Dung: UBND xã có biện pháp thu và tiêu hủy toàn bộ những quả đậu đũa đến thời kỳ thu hoạch nhưng chưa đảm bảo thời gian cách ly đối với 02 loại thuốc đã phun. Đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ đảm bảo đủ thời gian cách ly mới cho phép bà Dung được tiếp tục thu hoạch đậu đũa để đảm bảo ATTP.
Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã về hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thị Dung để tăng tính răn đe, tránh tình trạng tái phạm làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ RAT của địa phương.
Để đảm bảo chất lượng RAT sản xuất tại xã Song Phương (Hoài Đức- Hà Nội) và toàn bộ diện tích sản xuất RAT của thủ đô, Chi cục BVTV phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thước của người sản xuất, đồng thời giao cho cán bộ chỉ đạo tại các vùng sản xuất bám sát đồng ruộng, phát hiện và đề xuất Chủ tịch UBND xã xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy trình sản xuất RAT, đặc biệt là vi phạm quy định về sử dụng thuốc BVTV
Theo Infonet
Chủ hố công trình thăm viếng 2 HS tử vong "Chiều qua, Ban quản lý dự án cầu Nhật Tân đã cử đại diện đến gia đình 2 cháu bé tử vong tại hố nước công trình gói thầu 2 để thăm viếng", Phó Chủ tịch UBND xã Vân Nội, Đông Anh thông tin với PV sáng 4/9. Bà Trần Thị Hợp, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội...