Điệu nhảy kỳ lạ của người Ả Rập có sử dụng súng khiến du khách ngạc nhiên
Điệu nhảy này tuy có vẻ nguy hiểm, nhưng lại mang tới cho mọi người màn biểu diễn ấn tượng, khiến họ không thể rời mắt.
Taasheer là một điệu nhảy chiến tranh truyền thống được thực hiện bởi những người đàn ông ở Ả Rập Xê Út, bao gồm những bước nhảy ngoạn mục và lựa chọn đúng thời điểm để nổ súng, tạo nên một màn biểu diễn cực kỳ ấn tượng.
Trước đây, Taasheer được biểu diễn trước các trận chiến, để cổ vũ tinh thần của các chiến binh và khơi dậy nỗi sợ hãi của kẻ thù. Hiện nay, Taasheer thường được biểu diễn trong các sự kiện quan trọng như đám cưới và các lễ hội.
Ngay từ nhỏ, các bé trai đã được huấn luyện để biểu diễn các điệu múa này, với những cây súng đã được tháo đạn ra, cho đến khi chúng trưởng thành, đủ khả năng để xử lý bột súng bên trong. Điệu nhảy này đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, người dân hy vọng có thể gìn giữ nó mãi mãi.
Những người biểu diễn Taasheer sẽ đi chân trần, đội mũ, nhảy trên nền nhạc truyền thống. Họ nhảy bật lên trên, đầu gối gần nhau trong khi giữ khẩu súng bên người. Sau đó, trước khi nhảy lên không trung, họ sẽ bắn súng xuống đất để tạo ra một hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp.
Điệu nhảy này luôn thu hút các đám đông lớn, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, họ đứng bên lề và bị mê hoặc bởi cảnh tượng độc đáo này.
Video đang HOT
Không rõ liệu việc bắn súng có thực sự gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho người biểu diễn hay người ngoài cuộc hay không. Tuy nhiên, vì súng không được nạp đạn, chỉ có bột súng, mặc dù trông có vẻ nguy hiểm nhưng điều này là một phần hấp dẫn của điệu nhảy Taasheer.
10 điều khiến du khách ngạc nhiên khi đến Nhật Bản
Sự tiện lợi và các công nghệ tiên tiến giúp Nhật Bản gây ấn tượng mạnh với du khách đến đây lần đầu.
Máy bán hàng tự động: Đến xứ hoa anh đào, bạn sẽ cảm thấy như đang lạc giữa một "rừng" máy bán hàng tự động. Các loại máy ở nhiều nước chỉ bán các đồ uống đóng hộp hoặc snack, bánh... Tuy nhiên, tại Nhật Bản, các máy còn cung cấp sản phẩm nóng, kem, sách, dù che mưa hay thậm chí đồ chơi người lớn. Vào năm 2014, tổng số máy bán hàng tự động ở Nhật Bản vào khoảng ơn 50 triệu chiếc.
Bồn cầu đặc biệt: Ở Nhật Bản, bồn cầu washlet rất phổ biến. Đây là loại bồn cầu hoạt động theo cơ chế thông minh, có nắp tự đóng mở. Chế độ rửa trước, sau linh hoạt. Người dùng còn có thể chọn massage và điều khiển cường độ tia nước. Bồn cầu này còn có tác dụng sấy khô, sưởi ấm bệ ngồi...
Khách sạn tình yêu: Loại chỗ nghỉ này đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản và cũng đã xuất hiện tại số ít quốc gia châu Á. Nó được sử dụng chủ yếu cho các cặp đôi. Họ tìm chỗ nghỉ ngơi, thư giãn và còn có thể chọn chủ đề căn phòng của mình. Các khách sạn này thường không có người quản lý. Khách đến chọn phòng, trả tiền bằng máy tự động và nhận chìa khóa phòng. Điều này đảm bảo tính riêng tư cho khách hàng.
Khăn ướt: Đến các nhà hàng của Nhật Bản, bạn sẽ thấy nhân viên chuẩn bị một chiếc khăn ướt, đặt trên đĩa. Đây gọi là "oshibori" - một miếng vải ẩm được người Nhật chuẩn bị cho khách hàng lau tay trước bữa ăn. Tùy vào nhà hàng, oshibori có thể ấm hoặc lạnh. Nó được xem như cách thể hiện lòng hiếu khách của người dân xứ hoa anh đào.
Các quầy rau không người bán: Ở nhiều vùng nông thôn Nhật Bản, các cửa hàng rau củ không người bán. Bạn đơn giản chỉ cần lấy đồ và bỏ lại tiền. Đây là cách người Nhật thể hiện ý thức và sự tin tưởng với nhau.
Randoseru: Nếu xem hoạt hình hoặc phim Nhật Bản, bạn sẽ thấy trẻ con xứ anh đào thường đeo một loại balo giống nhau, gọi là randoseru. Đây là loại balo có khả năng chống gù, được làm bằng da cao cấp. Độ bền của nó cho phép người dùng sử dụng trong suốt 6 năm. Kiểu tiêu chuẩn là dành cho bé trai màu đen và bé gái màu đỏ.
Kotatsu: Hình ảnh mùa đông Nhật Bản trên phim, trong truyện thường gắn liền với kotatsu. Đây là một loại máy sưởi dùng trong gia đình. Nó có hình dáng một chiếc bàn phủ chăn để giấu máy sưởi ở dưới.
Cửa taxi tự động: Nhiều người đến Nhật Bản lần đầu thấy khá ngạc nhiên vì các xe taxi trang bị cửa tự động. Loại cửa này đã được nhiều công ty taxi lớn giới thiệu trong Thế vận hội Tokyo 1964. Hiện nay, nó đã trở thành một phần nét văn hóa hiếu khách của người Nhật.
Nghệ thuật trồng lúa: Người dân ở tỉnh Aomori (Nhật Bản) đã làm nghề trồng lúa suốt hơn 2000 năm. Đến năm 1993, một số nông dân đã nghĩ ra việc biến cánh đồng lúa thành những bức họa sống động. Họ dùng các giống lúa khác nhau như tsugaru-roman, kodaimai... để tạo màu vàng, tím, nâu, đỏ... Họ thường mất khoảng 4 tháng để đợi từ khi gieo trồng đến lúc tác phẩm hoàn thiện. Những bức họa kiểu này rất hút khách du lịch đến xem.
Bãi đỗ xe thông minh: Do Nhật Bản là quốc gia có diện tích nhỏ, người dân phải tối đa chỗ để xe, đặc biệt ở các thành phố lớn. Vì thế, các bãi đỗ xe nhiều tầng, được xây dựng theo hướng lên trên, giúp tiết kiệm không gian.
Khách Tây ngỡ ngàng trước sự thay đổi của Sa Pa Kiril Grudin ngạc nhiên khi Sa Pa có thêm nhiều khách sạn, khu du lịch nhưng không còn trong lành và hoang sơ như năm 1995. Kiril Grudin (55 tuổi), đến từ Bulgaria, sinh sống và làm việc tại Việt Nam 30 năm. Tháng 1/2021, ông đi xuyên Việt từ TP HCM đến các tỉnh Tây Bắc và chiều ngược lại trong 22...