Điều mà cha mẹ không lường trước được khi cho trẻ uống nước ép trái cây quá sớm
Đa số trẻ nhỏ đều không thích nước lọc nên nhiều mẹ tự làm nước ép trái cây để bổ sung nước cho con. Thức uống này tuy rất giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu mẹ cho trẻ uống không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ.
Trẻ bao nhiêu tuổi mới có thể uống nước ép trái cây?
Thông thường mà nói, với tình trạng khỏe mạnh và phát triển bình thường thì trẻ sau 1 tuổi có thể bắt đầu uống nước ép trái cây. Do trong thức uống này có chứa nhiều thành phần đường, ngoài ra nếu mua ngoài hàng quán còn có thể có thêm chất phụ gia nên mẹ phải cẩn thận khi cho trẻ uống.
Nước trái cây mặc dù vừa cung cấp nước vừa bổ sung dưỡng chất nhưng cần cho trẻ uống với một lượng thích hợp. Nếu uống quá nhiều sẽ dư thừa calo dễ gây béo phì hoặc mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, thậm chí còn tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh về răng miệng.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi mỗi ngày không được uống quá 120ml nước trái cây và trẻ 4 đến 6 tuổi thì con số này không vượt quá 170ml. Thực tế, hàm lượng dinh dưỡng trong trái cây tươi luôn vượt xa so với việc chế biến thành nước ép. Do đó, bố mẹ nên cố gắng khuyến khích trẻ ăn các loại quả tự nhiên hoặc làm món trái cây nghiền thì tốt hơn là nước ép.
Lợi ích khi trẻ uống nước ép trái cây
Ảnh minh họa
Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ ít bệnh tật. Bên cạnh lợi ích cho sức khỏe thì nước ép trái cây còn có tác dụng giảm căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái và đầy sức sống ở trẻ nhỏ.
Trong nước ép trái cây có chứa nhiều pectin và khoáng chất thiên nhiên, có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển tối ưu.
Ngoài ra, thức uống từ quả còn giúp thanh lọc các chất thải, độc tố trong cơ thể, cải thiện khả năng trao đổi chất của trẻ. Không những vậy, nhiều loại vitamin phong phú trong nước uống từ quả tươi còn là tấm lá chắn bảo vệ mạch máu và giúp hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh.
Video đang HOT
Nếu mẹ cho trẻ uống nước ép trái cây đúng cách và kiểm soát tốt được liều lượng sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh ung thư ở các cơ quan như tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu v.v… Ngoài tác dụng bảo vệ sức khỏe thì nguyên liệu từ trái cây còn giúp làn da của trẻ mềm mại, tươi mới hơn, chống lại tác hại từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời.
Tuy nước ép trái cây tốt nhưng cho trẻ uống quá sớm cũng có tác hại khôn lường
Trẻ dễ bị thiếu chất xơ thực vật
Ảnh minh họa
Khi bạn ép lấy nước và bỏ lại xác của quả sẽ làm mất đi gần hết thành phần chất xơ thực vật trong đó. Nước ép còn lại thường chứa rất nhiều đường, nếu cho trẻ uống sớm và thường xuyên sẽ dễ gây thừa năng lượng, béo phì và giảm đi lượng sữa cần thiết mà trẻ phải uống, kết quả gây ra tình trạng dinh dưỡng không tốt. Trẻ còn dễ bị táo bón mãn tính, trở ngại chức năng tiêu hóa và hấp thụ.
Nhiều mẹ khi trẻ chỉ vừa hơn 6 tháng tuổi (chưa đầy một tuổi) đã cho trẻ uống nước ép rau củ quả. Hành động này nếu không hiểu biết đầy đủ và thận trọng sẽ gây hại cho trẻ. Nếu mẹ vẫn muốn cho trẻ dùng thức uống này sớm thì chỉ nên pha thật loãng, mỗi lần chỉ cho trẻ uống vài muỗng nhỏ, tuyệt đối không cho vào bình để bé cầm bú.
Dễ khiến trẻ bị kén ăn
Ảnh minh họa
Thành phần dinh dưỡng từ nước ép trái cây không thể so sánh được với sữa mẹ hay sữa công thức, thậm chí nếu cho trẻ uống quá sớm và không kiểm soát được liều lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu những thực phẩm khác.
Trẻ uống nhiều nước ép có thể sẽ nghiện ăn đồ ngọt, dẫn đến thói quen xấu là kén ăn, biếng ăn. Ngoài ra, nếu không được xử lý kỹ thì trong nước ép dễ có lẫn vi khuẩn, độc tố gây nguy cơ bệnh tiềm ẩn cho trẻ.
Nguồn: Baby
Những chàng trai cảm tử Mỹ thử thức ăn bẩn suốt 5 năm
Nhóm "The Poison Squad" có nhiệm vụ ăn thực phẩm chứa chất phụ gia như hàn the, formol... hàng ngày để xem tác động đến sức khỏe thế nào.
Theo Atlasobscura, tại Mỹ vào những năm cuối thế kỷ 19, thực phẩm được sản xuất hàng loạt để xuất khẩu, vì vậy các quy định về an toàn thực phẩm bị thả lỏng, sau dần mất. Nhiều thực phẩm được sản xuất trong các nhà máy sử dụng hóa chất mới, chưa được kiểm định. Mỹ khi ấy cũng không có quy định nào về việc ghi thành phần trên bao bì sản phẩm. Doanh nghiệp làm bất kỳ điều gì họ thích thời bấy giờ.
Ví dụ như bia được tẩm với strychnine - một chất có thể gây ngộ độc và tử vong cho người. Những chiếc bánh mì chứa phèn và phấn, mật ong được sản xuất không phải nguyên chất mà lẫn nhiều tạp chất khác. Các công ty bí mật cho morphine vào siro ho của trẻ em và sử dụng nhiều chất bảo quản trong thực phẩm như hàn the, formol, axit sulfuric, đồng sulfat. Họ dùng chì để nhuộm màu kẹo, nghiền các loại nội tạng động vật rồi giả làm thịt gà mang bán. Đá trắng và đất sét dùng để làm bột mì, mùn cưa, than củi và xương động vật đốt thành than để làm bột cà phê...
Sang thế kỷ 20, ngành sản xuất thức ăn ở Mỹ bắt đầu trở thành mối lo ngại chính về sức khỏe. Khi đó, tiến sĩ Wiley và nhóm Thử nghiệm vệ sinh xuất hiện. Họ thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra mức độ an toàn của nhiều chất bảo quản được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm bấy giờ.
Tiến sĩ Wiley và trợ lý trong phòng thí nghiệm thực phẩm.
Vào năm 1902, ông được chính phủ tài trợ 5.000 USD (tương đương 143.000 USD ngày nay) để kiểm duyệt độ an toàn của thực phẩm và ảnh hưởng của những chất phụ gia với sức khỏe. Ông Wiley bắt đầu tìm 12 tình nguyện viên nam để thực hiện nhiệm vụ thử thức ăn bẩn. Tưởng như rất khó khăn nhưng có rất nhiều thanh niên đề nghị tham gia.
Các tình nguyện viên được trả tiền, được ăn ở miễn phí và vẫn làm công việc hàng ngày của họ. Tình nguyện viên phải có sức khỏe tốt, được chăm sóc y tế tốt nhất trong thời gian thử nghiệm. Đổi lại, họ phải ăn bất kỳ thứ gì được đề nghị. Nếu có chuyện gì xảy ra với sức khỏe và tính mạng của họ, chính phủ không chịu trách nhiệm.
12 chàng trai lập thành biệt đội cảm tử mang tên "The Poison Squad". Từ đó, phòng thí nghiệm thực phẩm của ông Wiley bỗng dưng trở thành nhà trọ được quảng cáo rầm rộ nhất trên thế giới.
Họ thử nghiệm đầu tiên với chất hàn the, một trong những chất phụ gia bảo quản thực phẩm phổ biến nhất thời đó. Nhóm Poison Squad nạp vào cơ thể hàm lượng hàn the tăng dần và không được ăn bất kỳ thứ gì khác để theo dõi ảnh hưởng của hàn the với cơ thể. Chỉ trong vòng vài tuần, các tình nguyện viên bị đau đầu, đau bụng dữ dội, chán ăn và có dấu hiệu trầm cảm, không thích làm việc. Các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ông Wiley buộc phải từ bỏ các bài kiểm tra tiếp theo đó để cho nhóm phục hồi.
Biệt đội cảm tử mang tên "The Poison Squad" ra đời năm 1902 với mục đích thử nghiệm thức ăn.
Trong suốt 5 năm, nhóm tình nguyện vẫn tiếp tục thực hiện công việc của mình. Họ chứng minh formaldehyd, chất được sử dụng trong các sản phẩm sữa, làm hư thận. Benzoate giúp giảm cân không lành mạnh và có nguy cơ tổn thương mạch máu và nhiều chất phụ gia thực phẩm khác đang làm tổn thương sức khỏe nghiêm trọng.
Khi một thành viên đội chết vì bệnh lao (được cho là sau khi bị suy yếu do chất độc), gia đình anh ta đã dọa kiện. Lúc đó, sự phẫn nộ của công chúng đối với các chất phụ gia không được kiểm soát bắt đầu sôi sục. Alice Lakey, thành viên câu lạc bộ Liên đoàn Phụ nữ, bắt đầu chiến dịch viết thư ủng hộ Đạo luật về Thực phẩm và Dược phẩm Tinh khiết, ngăn các công ty thêm hóa chất vào thực phẩm. Tiến sĩ Wiley trở nên nổi tiếng và gia nhập lực lượng "vì sự nghiệp an toàn thực phẩm của phụ nữ". Từ năm 1912 đến 1930, Wiley đứng đầu các phòng thí nghiệm tại Viện Good Housekeep, nơi đã thử nghiệm các sản phẩm gia dụng và thực phẩm, vẫn còn thực hiện cho đến ngày nay.
Từ đó, Đạo luật về Thực phẩm và Dược phẩm Tinh khiết đã được thông qua, tạo tiền lệ cho Đạo luật Thực phẩm, Thuốc và Mỹ phẩm, nay là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Luật pháp đã ngăn chặn việc sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại thực phẩm, dược phẩm, thuốc bị pha trộn, bị ghi nhãn sai. Các loại thực phẩm hoặc dược phẩm được bán tại Mỹ phải bao gồm tất cả các thành phần của nó, tỷ lệ phần trăm.
Thí nghiệm của tiến sĩ Wiley kết thúc năm 1907. Wiley được coi là người có công thúc đẩy những bước đi đầu tiên quan trọng để đảm bảo thực phẩm ở Mỹ an toàn, nhưng đóng góp của các thành viên "biệt đội cảm tử" thử thức ăn nhiễm độc lại bị bỏ qua. Nguyên nhân là họ tham gia thí nghiệm ẩn danh và không ai biết tên thật của họ.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Chuyên gia báo động dịch sởi hoành hành trở lại trên đất Mỹ Các chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo các ca bệnh sởi đã bùng phát trở lại ở nước này, chủ yếu tại những cộng đồng dân cư không tiêm vắcxin và được miễn tiêm vì lý do tôn giáo hoặc cá nhân. Tiêm phòng sởi-quai bị-rubela cho học sinh Mỹ. (NGuồn: AFP/TTXVN) Các chuyên gia y tế Mỹ ngày 27/2 đã cảnh...