Điều kỳ diệu mang tên ‘cái ôm đầu tiên’
Cảm nhận hơi thở, nhịp đập và mùi hương của con, xua tan những đau đớn trong quá trình sinh – đó là điều kỳ diệu mà mỗi sản phụ có được khi áp dụng quá trình da tiếp da ngay sau sinh với con.
Với những lợi ích to lớn, da kề da sau sinh là phương pháp được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện hiện nay. Ảnh: BVCC
Nhìn đứa con trai đang nằm lim dim trên ngực mình, chị Nguyễn Thị Sang, 26 tuổi, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên gương mặt nhễ nhại mồ hôi, mệt phờ vì vừa phải dồn hết sức lực để sinh con, vẫn hiện diện một nụ cười hạnh phúc. Sau khi cất tiếng khóc vang, cậu bé đã nhận được những giọt sữa non đầu tiên từ mẹ. Chị Sang cảm nhận rõ ràng từng nhịp thở của đứa con thân yêu khi được áp dụng phương pháp da kề da, điều mà khi sinh con đầu lòng chị chưa cơ hội được thực hiện.
Cũng như chị Sang, trước khi sinh con đầu lòng, chị Nguyễn Thị Thêm, 23 tuổi, phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn đã tìm hiểu phương pháp da kề da qua các trang báo, mạng xã hội. Hiểu được những lợi ích mà phương pháp này mang lại nên ngay từ khi khám thai ở Bệnh viện đa khoa Khu vực Nghi Sơn, chị đã tham khảo bác sĩ và đề nghị được áp dụng phương pháp này khi sinh con. “Con vừa chào đời, bác sĩ cho con áp lên người mình, cảm giác hạnh phúc vô cùng. Khi ấy, hơi ấm của con với mẹ gần nhau hơn. Tôi đã bật khóc vào khoảnh khắc ấy”, chị Thêm tâm sự.
Da kề da sau sinh mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Ảnh: BVCC
Vì sao sau khi sinh nên cho trẻ tiếp xúc da kề da ngay?
Video đang HOT
“Cái ôm đầu tiên” hay tiếp xúc da kề da là đặt bé không mặc quần áo nằm trên ngực hoặc bụng trần của mẹ. Mặt, ngực, bụng và chân của bé được áp sát người mẹ, không có khoảng cách, cho đầu bé nghiêng một bên áp sát vào lòng mẹ. Biện pháp này cần thực hiện liên tục trong vòng ít nhất 1h ngay sau sinh và lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt trong thời gian những tuần đầu sau sinh. Trẻ cũng có thể được da kề da với bố sau khi đã được kề da lần đầu tiên với mẹ. Đối với sinh mổ, tiếp xúc da kề da cũng cần được thực hiện khi mẹ mẹ tỉnh táo, ổn định sức khỏe.
Tiếp xúc da kề da là một cách tuyệt vời nhất để mẹ con hòa nhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng một quá trình nuôi nấng, chăm sóc con của mẹ bắt đầu, kết nối tình mẫu tử, phụ tử và mang đến rất nhiều lợi ích lớn lao từ cái chạm da kề da giữa cha mẹ và trẻ. Trẻ được giữ ấm, ổn định nhịp tim, nhịp thở và đường huyết, ít quấy khóc hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển não bộ bé, kích thích hệ tiêu hóa, giúp con tăng cân đều, cùng với đó là tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Da kề da cũng giúp trẻ được bú sớm, sữa mẹ sẽ về sớm và nhiều hơn.
Là người trực tiếp cùng đội ngũ cán bộ trong khoa đi học, tiếp thu và triển khai kĩ thuật da kề da, BSCKI Hoàng Thanh Sơn, Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghi Sơn, đã không còn lo âu khi số ca biến chứng sơ sinh xảy ra ở bệnh viện giảm hẳn. “Theo bộ tiêu chí của da kề da, bé được rất nhiều lợi ích cho nên mình thấy được rằng sau khi áp dụng phương pháp này, tỉ lệ tai biến sơ sinh của bé sau sinh tại bệnh viện đã cải thiện rất nhiều. Trước kia một năm có thể gặp 5-7 ca, tai biến sơ sinh về hô hấp có thể lên đến tầm 10 ca, nhưng hiện nay đã giảm đi rất nhiều”, bác sĩ Sơn cho biết.
Được triển khai tại Việt Nam từ tháng 7/2014, đến nay, phương pháp da kề da sau sinh hay còn gọi là “cái ôm đầu tiên” đã áp dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện. Da kề da ngay sau sinh cũng như các bước chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và sau sinh được đánh giá là rất quan trọng và nhận được phản hồi tích cực từ các sản phụ.
Thay vì tách mẹ và con ngay sau sinh, thì phương pháp này là cách đầu tiên để gắn kết tình cảm cha mẹ với con, mang đến cho con cảm giác an toàn khi được che chở. Đây là một phương pháp không quá khó, nếu được đầu tư áp dụng phổ biến hơn ở tuyến y tế cơ sở sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm tỉ lệ tử vong và tai biến ở trẻ sơ sinh tại nước ta.
Ba bộ phận trên cơ thể cần giữ ấm kết hợp ăn uống, tránh nguy cơ đột quỵ trong mùa Đông
Giữ ấm vùng đầu, cổ, bụng và lòng bàn chân, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ khi thời tiết rét đậm rét hại.
Giữ ấm vùng đầu, cổ là rất cần thiết trong mùa Đông lạnh giá. (Nguồn: The Times of India)
Mùa Đông, đặc biệt khi trời giá rét, là mùa có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao. Nhiệt độ thấp và chênh lệch nhiệt độ lớn khiến mạch máu co lại và huyết áp tăng cao, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu của Anh cho thấy cứ nhiệt độ thấp hơn 1C sẽ có thêm 200 trường hợp nhồi máu cơ tim mỗi ngày. Người già và những người có tiền sử bệnh tim mạch vành đặc biệt nhạy cảm với thời tiết giá lạnh.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, nên tuân theo nguyên tắc "che chắn" vào mùa Đông, tức là bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể để tránh bị tiếp xúc với gió và lạnh, từ đó có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Vùng đầu, cổ
Giữ ấm đầu và cổ bằng cách trùm mũ, quàng khăn không chỉ giúp bạn tránh tiếp xúc với gió lạnh mà còn hạn chế nguy cơ bị ho do cảm lạnh.
Với người già, người đang mắc tiền sử tim mạch hoặc đang bị huyết áp cao, việc giữ ấm đầu, cổ rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Bụng
Bụng là nơi giữ nguồn năng lượng chính của con người, vì thế vào mùa Đông nên giữ ấm bụng, đặc biệt không để gió lạnh lùa qua rốn. Giữ ấm rốn có thể bảo vệ nội tạng khỏi gió lạnh, giúp tăng cường sức tiêu hóa của lá lách và dạ dày, tránh bị nhồi máu cơ tim.
Lòng bàn chân
Lòng bàn chân là nơi cuối cùng của hệ tuần hoàn trong cơ thể con người, cách xa tim nhất và tập trung nhiều huyệt đạo.
Nếu lòng bàn chân tiếp xúc với gió lạnh, ẩm ướt sẽ khiến các mạch máu ngoại vi co lại, tăng huyết áp, thậm chí sinh ra mảng xơ cứng động mạch và cục máu đông, gây nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Nên mang giày và tất ấm, không nên đi chân trần hoặc dép lê khi ra ngoài trời rét.
Một số lưu ý khác
Ngoài việc giữ ấm cơ thể, duy trì chế độ ăn nhiều thực phẩm tính nóng cũng có lợi cho sức khỏe. Để giữ thân nhiệt ổn định, chống cảm lạnh, nên tiêu thụ thêm protein từ các loại thịt như thịt bò, thịt cừu.
Ngoài ra, nên bổ sung các loại củ như cà rốt, khoai lang, ngưu bàng, khoai tây, khoai mỡ... vào thực đơn hằng ngày do chúng rất giàu chất xơ và vitamin, chống cảm lạnh và cân bằng cholesterol.
Y học cổ truyền tin rằng, thực phẩm màu đỏ nuôi dưỡng trái tim. Vì thế, để tránh đột quỵ, nên ăn chà là, cà chua, cà rốt, anh đào do rất giàu chất chống oxy hóa, có thể bổ sung khí huyết và tốt cho tim mạch.
Ngoài ra, các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bắp cải... cũng hỗ trợ ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, xơ cứng động mạch, nên được thêm vào chế độ ăn hằng ngày.
Để tránh nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia cũng khuyến khích nên đi lại, vận động thường xuyên để lưu thông khí huyết và tuần hoàn, giúp duy trì sức khỏe mạch máu.
5 mẹo giữ ấm cho trẻ đúng cách, tránh bị cảm lạnh Nhiệt độ các tỉnh phía Bắc những ngày này xuống thấp. Trời rét đậm rét hại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, nhất là người già và trẻ nhỏ. Mọi người cần biết cách để giữ ấm và phòng chống rét cho bản thân, gia đình, tránh bị cảm lạnh. Trời rét buốt, trẻ em rất dễ bị tổn thương. ThS. BS...