Điều kinh hoàng gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào một chiếc bể chứa đầy dịch vị dạ dày?
Nó là một dung dịch có tính ăn mòn mạnh như axit trong các viên pin và có thể làm tan chảy cả thép. Tuy nhiên, dung dịch nguy hiểm này lại nằm ngay trong bụng chúng ta để giúp tiêu hóa thức ăn. Đó chính là dịch vị dạ dày!
Thành phần chính của dịch vị dạ dày chính là axit HCl, một axit mạnh có tính ăn mòn cao. Do đó, chỉ số pH của axit bên trong dạ dày luôn nằm trong khoảng 1-3, nghĩa là nó tương đương với axit trong các loại pin về độ mạnh.
Vậy tại sao một chất nguy hiểm như vậy lại nằm trong bụng của chúng ta?
Như chúng ta đều biết, các loại thực phẩm sau khi nuốt sẽ được tập kết tại dạ dày trong vài tiếng đồng bể để tiêu hóa. Ở đây, thức ăn sẽ được tiêu hóa thông qua hai cơ chế biến đổi chính bao gồm:
Biến đổi lí học: Nhờ có sự co bóp của dạ dày, thức ăn sẽ được đảo trộn, làm nguyễn và thấm đều dịch vị để tạo thành khối nhão.
Biến đổi hóa học: dịch vị dạ dày với thành phần chính là enzyme và axit HCl sẽ có nhiệm vụ phân giải các hợp chất hóa học trong thức ăn thành các thành phần nhỏ hơn, đơn giản hơn để ruột non dễ dàng hấp thụ. Ví dụ: các protein cao phân tử sẽ được phân cắt thành các đoạn ngắn gồm 3-10 axit amin.
Tại sao dạ dày của chúng ta lại không bị tiêu hóa bởi dịch vị?
Về lý thuyết, dịch vị dạ dày có thể tiêu hóa cả thép nếu có đủ thời gian. Vậy tại sao dù thường xuyên phải tiếp xúc với một chất có tính ăn mòn cao như vậy nhưng dạ dày của chúng ta lại không hề hấn gì.
Câu trả lời chính là những lớp hàng rào bảo vệ được dạ dày thiết lập. Theo đó, để ngăn chặn sự tấn công của dịch vị đặc biệt là axit HCl, niêm mạc dạ dày sẽ được phủ một lớp chất nhầy, được tiết ra từ ba loại tế bào khác nhau, với thành phần chủ yếu là Mucin (một loại Glycoprotein cao phân tử), Phospholipids chất điện giải và nước. Nhiệm vụ chính của lớp chất nhầy này là ngăn cản sự tiếp xúc của biểu mô dạ dày với dịch vị. Hỗ trợ cho chất nhầy còn có các hợp chất gốc HCO3- đóng vai trò trung hòa axit từ dịch vị khuếch tán vào trong lớp chất nhầy, giữ cho pH của lớp chất nhầy ở mức trung tính (xấp xỉ 7). Ngoài ra, hợp chất gốc HCO3- còn bất hoạt ezyme tiêu hóa có trong dịch vị nếu chúng xâm nhập vào. Cũng cần hiểu rằng, lớp hàng rào phòng thủ không hề ở trạng thái tĩnh mà liên tục được sinh ra để bù lại những phần bị bào mòn.
Video đang HOT
Bên cạnh hàng rào bảo vệ, ngay chính bản thân lớp niêm mạc dạ dày cũng tự trang bị cho mình khả năng tái tạo các tế bào bị tổn thương một cách “thần tốc”, để đối phó với trường hợp xấu nhất là dịch vị dạ dày vượt qua được lớp chất nhầy.
Dạ dày có thể đảm bảo tính nguyên vẹn dù liên tục tiếp xúc với dịch vị nhờ các cơ chế tự vệ đặc thù. Vậy sẽ ra sao nếu thứ tiếp xúc với dịch vị không phải dạ dày, mà lại là da của chúng ta, hay xét một trường hợp cụ thể hơn là điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta rơi vào một bể chứa đầy axit dạ dày?
Cách để tạo ra một bể bơi chứa đầy dịch vị dạ dày
Trước khi tìm hiểu về những điều có thể xảy đến, hãy thử tính toán xem, làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra một chiếc bể chứa đầy dịch vị dạ dày. Xét trường hợp một bể nước có kích thước vừa 6×6 mét với dung tích 55.000 lít, dạ dày của một người bình thường có thể sản xuất tối đa 1,5 lít dịch vị mỗi ngày. Do đó, để lấp đầy chiếc bể này, chúng ta phải cần đến sự hợp sức của 50.000 người.
Những điều xảy đến với bạn khi nhảy xuống bể bơi chứa đầy dịch vị
Trước khi nhảy xuống bể dịch vị, thứ đầu tiên mà bạn cảm nhận được chính là một mùi rất khó chịu bốc lên từ đây. Thông thường, khi trong đường tiêu hóa của chúng ta bị thừa axit sẽ khiến hơi thở có mùi. Vậy hãy thử nhân cấp độ này lên 50.000, bạn sẽ có thể tưởng tượng ra chiếc bể này hôi như thế nào.
Ngay sau khi nhảy vào bể dịch vị, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy khó chịu ở mắt và mũi. Nếu đang thắc mắc rằng cảm giác sẽ như thế nào, hãy thử tưởng tượng mình đang vắt một quả chanh trực tiếp vào mắt (nước cốt chanh có độ pH tương đương với dịch vị dạ dày).
Kế sau những cơ quan nhạy cảm như mắt và mũi, thì da chính là nơi tiếp theo bạn cảm nhận thấy sự tấn công của dịch vị. Cảm giác đầu tiên chính là sự kích ứng, ngứa ngáy ở khắp bề mặt da. Điều may mắn ở đây là lớp biểu bì có thể bảo vệ bạn khỏi những tổn thương nghiêm trọng hơn. Đương nhiên, sự an toàn này chỉ được đảm bảo trong một khoảng thời gian nhất định.
Sau một khoảng thời gian dài ngâm mình trong bể dịch vị, axit sẽ phá vỡ lớp phòng thủ của biểu bì và dần ăn mòn da của chúng ta, gây nên những vết bỏng độ 2 hoặc độ 3 trên toàn thân. Đối với mắt, những tổn thương do dịch vị gây ra sẽ khiến thị lực giảm dần mà cuối cùng là mất hắn. Trong trường hợp của mũi, dịch vị sẽ ăn mòn dần từ phía bên trong (vùng nhạy cảm hơn). Và nếu không may lỡ nuốt thử một ngụm dịch vị, chắc chắn bạn sẽ nôn nó ra ngay lập tức, tất nhiên là đi kèm với những gì mà mình đã ăn trước đó.
Đây cũng là thời điểm gần như chạm đến giới hạn chịu đựng của cơ thể. Vì vậy, nếu không kịp thời thoát ra ngoài, thứ chờ đợi bạn không có gì ngoài cái chết!
Minh Nhật
Theo What If
Cả một trạm quan sát gần 750kg dưới đáy biển đột nhiên "bốc hơi" không dấu vết, khoa học đau đầu chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo
Các nhà khoa học Đức đang cảm thấy suy sụp vì sự mất tích của đài quan sát Boknis Eck, ngoài khơi biển Baltic.
21/8/2019, Boknis Eck Observatory - trạm quan sát khí tượng thủy văn đặt dưới đáy biển Baltic ngoài khơi nước Đức - bỗng ngưng truyền dữ liệu hoàn toàn. Khi đó, các nhà khoa học đã nghĩ mọi thứ chỉ là do lỗi kỹ thuật, khiến dữ liệu bị nghẽn không truyền đi được thôi.
Nhưng mới đây khi cử thợ lặn xuống kiểm tra , tất cả mới phát hiện ra rằng mọi chuyện nghiêm trọng hơn như vậy rất nhiều. Trạm nghiên cứu nặng gần 750kg, to bằng một chiếc ôtô, đã biến mất không dấu vết. Những gì còn sót lại chỉ là vài sợi dây cáp mà thôi.
"Các thiết bị đã bốc hơi hoàn toàn, thợ lặn cũng không tìm thấy chúng ở đâu quanh đó," - trích lời Hermann Bange, chuyên gia sinh học biển tại Trung tâm nghiên cứu đại dương GEOMAR (Kiel) cho biết.
"Khi các thợ lặn mò xuống đến vị trí của đài quan sát, tất cả những gì được tìm thấy là sợi dây cáp bị xé đứt, tan nát hoàn toàn."
Với kích cỡ và trọng lượng lớn của trạm quan sát, các chuyên gia cho rằng chuyện này khó có thể là do bão, dòng chảy, hay sinh vật nào làm cả.
Được biết, trạm quan sát này được chính phủ Đức tài trợ, bao gồm 2 phần. Một phần là nguồn điện, được nối với đất liền thông qua một sợi dây cáp, còn đài quan sát thì có chứa các bộ cảm biến nhiệt độ, nồng độ muối, oxy, đo lường dòng biển...
Bộ khung của hệ thống cấp năng lượng trước lúc hạ thủy
Đài quan sát được đặt dưới biển, cách bờ biển khoảng 1,8km. Đây vốn là vùng biển bị hạn chế, tàu bè qua lại rất ít. Tuy nhiên, rất có khả năng ai đó đã mò đến đây và tìm cách trục vớt trạm quan sát, vì độ sâu rơi vào khoảng 22m thôi.
Còn họ lấy để làm gì? Theo các chuyên gia, nguyên nhân có lẽ là để trộm kim loại. Dành cho những ai chưa biết, trạm quan sát này trị giá khoảng 330.000 USD - tương đương, gần 8 tỉ đồng.
Trên thực tế, việc thu hoạch "rác đáy biển" - đặc biệt là ở các khu vực từng có chiến tranh - là một ngành nghề hái ra tiền. Thậm chí, có những tên trộm chuyên nghiệp đến mức khoắng sạch cả một con tàu đắm mà không ai biết được. Dù trạm quan sát chỉ mới được lắp đặt cách đây khoảng 3 năm, nhưng nếu đã bị giới trộm đánh hơi được thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Dù vậy, việc trạm nghiên cứu biến mất không phải là điều duy nhất khoa học cảm thấy lo lắng. Theo các chuyên gia từ GEOMAR, họ đang rất đau khổ vì các dữ liệu quý giá có khả năng thu thập được sẽ mất đi. Dù có lắp đặt được một trạm nghiên cứu khác, thì ở thời điểm hiện tại cũng chẳng có thiết bị nào ghi lại dữ liệu ở vùng biển này cả, lần đầu tiên kể từ năm 1957.
Điều này có nghĩa rằng chuỗi dữ liệu sẽ có một khoảng trống, đồng thời nếu chẳng may có gì nghiêm trọng xuất hiện dưới biển trong giai đoạn này, khoa học cũng chịu thua, chẳng cách nào quan sát và xác định được.
"Các dữ liệu ở đây thực sự là vô giá. Chúng giúp ta xác định được sự thay đổi của biển Baltic, và có thể hỗ trợ đưa ra giải pháp chống lại những thay đổi ấy." - Bange cho biết.
Cảnh sát hiện đang điều tra vụ trộm, nhưng đội nghiên cứu quyết định công bố vụ mất cắp này, với hy vọng có thêm manh mối.
"Chúng tôi sẽ rất mừng nếu có ai đưa ra được manh mối, chẳng hạn liệu có ai nhìn thấy điều gì vào buổi sáng ngày 21/8 khu vực này hay không?"
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
"Nuôi con tu hú" suốt 8 năm, chồng kiện vợ đòi bồi thường Cay đắng khi phát hiện con trai mình nuôi nấng bấy lâu hóa ra là của người khác, người đàn ông ở Anh tức giận kiện vợ để đòi bồi thường. Tuy nhiên, tòa không cho phép anh ta điểm mặt gọi tên cha ruột của con trai để tránh tổn thương đứa bé. Cậu nhóc 8 tuổi sẽ được biết sự thật...