Điều kiện tiên quyết của Ukraine để hòa đàm với Nga
Ưu tiên hàng đầu của Ukraine để đàm phán Nga được cho là đã có sự thay đổi sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Ông Roman Kostenko (Ảnh: NPR).
Báo New York Times cho biết, nhiều tháng qua, giới chức Ukraine nói rằng họ sẽ không từ bỏ lãnh thổ để đàm phán hòa bình với Nga. Tuy nhiên, với việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy một kế hoạch đàm phán nhanh chóng, việc có được các cam kết đảm bảo an ninh dành cho Ukraine dường như có ý nghĩa quan trọng không kém.
Khi Ukraine tiếp tục mất thêm lãnh thổ ở miền Đông, hai quan chức cấp cao của nước này nói rằng việc bảo vệ lợi ích của Ukraine trong các cuộc đàm phán tiềm năng sẽ phụ thuộc vào các cam kết an ninh, đảm bảo lệnh ngừng bắ.n được tôn trọng.
“Các cuộc đàm phán nên dựa trên sự đảm bảo. Đối với Ukraine, không có gì quan trọng hơn”, Roman Kostenko, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Tình báo Quốc hội Ukraine, nói.
Video đang HOT
Một quan chức cấp cao giấu tên khác của Ukraine phát biểu thẳng thắn hơn: “Vấn đề lãnh thổ cực kỳ quan trọng nhưng vẫn là vấn đề thứ hai. Vấn đề đầu tiên là đảm bảo an ninh”.
Tuy nhiên, ông Kostenko cũng nhấn mạnh, Ukraine thiết lập biên giới dựa trên tuyên bố độc lập năm 1991. Kể từ đó, Nga đã giành được quyền kiểm soát khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine, nhưng Kiev sẽ không chính thức từ bỏ yêu sách của mình đối với bất kỳ lãnh thổ nào bị Nga kiểm soát.
Ông Trump đắc cử tổng thống sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11. Trong chiến dịch tranh cử, ông nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ, thậm chí trước khi nhậm chức.
Fox News hôm qua đưa tin, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm một đặc phái viên để dẫn dắt các cuộc đàm phán giải quyết xung đột Ukraine.
Hiện chưa rõ ông Trump sẽ thúc đẩy giải pháp nào cho cuộc xung đột.
Tuần trước, báo Wall Street Journal (WSJ) dẫn nguồn thạo tin giấu tên cho hay, kế hoạch của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Ukraine nhanh chóng bao gồm đề xuất đóng băng các chiến tuyến hiện tại, thiết lập một khu phi quân sự và Ukraine phải chấp nhận hoãn tham vọng gia nhập NATO trong 20 năm tới.
Ông Trump đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần trước và cho biết có thể sẽ nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tương lai gần.
Theo một số nguồn tin, ông Trump đã điện đàm với ông Putin ngay sau khi đắc cử và đề nghị Moscow không leo thang xung đột ở Ukraine, nhắc nhở nhà lãnh đạo Nga về sự hiện diện quân sự hùng mạnh của Mỹ ở châu Âu.
Tuy nhiên, Điện Kremlin đã bác bỏ thông tin này. Moscow đến nay vẫn hoài nghi về khả năng của ông Trump chấm dứt xung đột một cách nhanh chóng.
Tỷ lệ người Ukraine ủng hộ gia nhập EU và NATO suy giảm
Mặc dù vẫn giữ vững mong muốn hội nhập với phương Tây, nhưng người dân Ukraine ngày càng thể hiện cái nhìn thực tế và có sự phân hóa quan điểm rõ rệt giữa các vùng miền.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Kiev, ngày 20/11/2023. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo một cuộc khảo sát mới nhất được thực hiện bởi nhóm xã hội học Rating và được tờ Pravda (Ukraine) đưa tin ngày 13/11, người dân Ukraine đang cho thấy dấu hiệu giảm sút trong việc ủng hộ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Số liệu khảo sát từ tháng 9/2024 cho thấy 75% người Ukraine ủng hộ gia nhập EU, giảm đáng kể 10 điểm phần trăm so với mức đỉnh 85% được ghi nhận vào tháng 2/2023. Trong khi đó, chỉ có 2% người được hỏi bày tỏ mong muốn hợp tác với Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan. Đáng chú ý, có tới hơn 20% người tham gia khảo sát lựa chọn phương án khác.
Về phân bố địa lý, ủng hộ gia nhập EU có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền. Khu vực phía Tây Ukraine ghi nhận tỷ lệ ủng hộ cao nhất, trong khi người dân ở phía Nam và phía Đông thể hiện mức độ ủng hộ thấp hơn.
Tương tự, xu hướng giảm sút cũng được phản ánh trong thái độ của người dân Ukraine đối với việc gia nhập NATO. Nếu một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 9/2024, 75% người dân sẽ bỏ phiếu tán thành việc Ukraine gia nhập NATO, thấp hơn so với mức 82% được ghi nhận vào tháng 2/2023. Tỷ lệ phản đối chiếm 7%, trong khi 16% còn lại cho biết sẽ bỏ phiếu trắng hoặc không có ý kiến.
Dù vậy, mức độ ủng hộ NATO hiện tại vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu xung đột. Cụ thể, vào tháng 4/2022, chỉ có 59% người Ukraine ủng hộ việc gia nhập liên minh quân sự này. Sự phân hóa trong quan điểm giữa các vùng miền cũng được thể hiện rõ: khu vực phía Tây có tỷ lệ ủng hộ NATO lên tới 83%, trong khi con số này ở phía Đông chỉ đạt 59%.
Đáng chú ý, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng đa số người dân Ukraine có cái nhìn thực tế về lộ trình gia nhập EU. Họ nhận định quá trình này có thể kéo dài ít nhất 5 năm trước khi Ukraine chính thức trở thành thành viên của khối này.
Mặc dù có sự sụt giảm trong tỷ lệ ủng hộ, những con số trên vẫn cho thấy đa số người dân Ukraine tiếp tục ủng hộ định hướng hội nhập với phương Tây. Điều này phản ánh nguyện vọng của người dân trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực thúc đẩy quá trình cải cách để đáp ứng các tiêu chí thành viên của cả EU và NATO.
Nga dàn trận đán.h lớn, bóp nghẹt lính Ukraine kiệt sức ở Kursk Máy bay né.m bo.m Su-34 của Nga đã tấ.n côn.g khu vực tập trung quân nhân và thiết bị của Ukraine ở tỉnh biên giới Kursk. Hệ thống vũ khí Nga khai hỏa (Ảnh: Sputnik). "Máy bay chiến đấu đa năng Su-35S của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã hoàn thành nhiệm vụ hộ tống các máy bay né.m bo.m chiến...