Điều kiện cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19
Bộ Y tế khẳng định vaccine trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp bắt buộc phải thử nghiệm lâm sàng trên người với 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 là quan trọng nhất.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết giai đoạn này được thực hiện trên quy mô lớn với mục tiêu đánh giá tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của vaccine. Kết quả của thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ quyết định vaccine đó có được phê duyệt để triển khai tiêm chủng rộng rãi hay không. Kể cả sau khi đã được phê duyệt, nhà sản xuất các loại vaccine đều phải liên tục bổ sung, cập nhật các thông tin, dữ liệu liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của vaccine trong quá trình sử dụng.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 được tiến hành ở quy mô nhỏ trên một số nhóm quần thể để kiểm tra độ an toàn, tính sinh miễn dịch và xác định liều lượng tối ưu. Việc đánh giá tính sinh miễn dịch trong giai đoạn 1 và 2 này không phải là yếu tố quyết định cho việc phê duyệt khẩn cấp.
“Chỉ có kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 mới là yếu tố quyết định để đánh giá vaccine này có hiệu quả bảo vệ hay không, có làm giảm nguy cơ mắc Covid-19 hay không hoặc giảm nhẹ tình trạng bệnh hay không”, Bộ Y tế thông tin.
Thông tin được Bộ Y tế đưa ra sáng 23/6 sau khi Nanogen xin cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 Nanocovax. Vaccine này đang thử nghiệm giai đoạn ba.
Vaccine Covid-19 Nanocovax được phát triển theo công nghệ tái tổ hợp, đang trong mũi tiêm đầu của giai đoạn ba thử nghiệm lâm sàng. Ảnh: Như Quỳnh.
Theo Bộ Y tế, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát rộng trên toàn thế giới, việc cấp phép khẩn cấp cho một loại vaccine là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bỏ qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng bắt buộc.
Video đang HOT
Việc cấp phép khẩn cấp sử dụng vaccine Covid-19 hiện nay là do điều kiện dịch bệnh nên chưa đủ thời gian để theo dõi được vaccine trong thời gian dài như thông lệ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn của vaccine vẫn phải thực hiện đầy đủ quy trình đánh giá hiệu quả bảo vệ.
Như thông lệ quốc tế, tất cả vaccine Covid-19 trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn, trên nguyên tắc đảm bảo 3 yếu tố: An toàn, sinh miễn dịch và quan trọng nhất là hiệu quả bảo vệ.
Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện 4 loại vaccine Covid-19 bao gồm: Comirnaty của Pfizer (Mỹ), A2D1222 của AstraZeneca (Anh), Sputnik-V của Gamalaya (Nga), Vero-Cell của Sinopharm (Trung Quốc) cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch. Ngoài ra, vaccine Moderna cũng đang trong quá trình xem xét phê duyệt.
Tất cả vaccine nói trên đều phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 quy mô từ 20.000 đến 50.000 người tham gia. Cụ thể, vaccine của AstraZeneca thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại 11 quốc gia với 49.626 người tham gia. Vaccine Vero-Cell của Sinopharm thử nghiệm lâm sàng tại 6 quốc gia với trên 45.000 người. Vaccine Sputnik-V thử nghiệm lâm sàng tại 5 quốc gia với 21.977 người. Vaccine của Pfizer thử nghiệm lâm sàng tại 6 quốc gia với 43.418 người. Vaccine của Moderna thử nghiệm tại 4 quốc gia với 30.420 người.
Công ty Nanogen vừa đề nghị Thủ tướng phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 Nanocovax. Đây là vaccine Covid-19 đầu tiên của Việt Nam, đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba với hơn 1.000 người đã tiêm mũi một cho giai đoạn này. Bộ Y tế đánh giá hiện chưa đủ cơ sở khoa học để cấp phép cho Nanocovax.
Chiến dịch tiêm vaccine lịch sử ở TP.HCM: Sợ không được tiêm hơn sợ tác dụng phụ
Người dân TP.HCM sau khi được tiêm vaccine COVID-19 cảm thấy an tâm hơn, họ chỉ sợ không được tiêm vaccine hơn tác dụng phụ sau tiêm.
Ngày 22/6, gần 100 điểm tiêm vaccine COVID-19 được lập ở nhiều nơi tại TP.HCM, riêng quận Gò Vấp mở 4 điểm tiêm vaccine cho người dân. Quận đến nay ghi nhận nhiều ca nhiễm liên quan ổ dịch nhóm truyền giáo Phục Hưng. Sau 2 tuần thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, người dân được ưu tiên tiêm vaccine.
Tại điểm tiêm trường mầm non Anh Đào, hàng trăm người dân đến chờ để được các bác sĩ tư vấn, kiểm tra sức khỏe.
Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM. Trong chiến dịch tiêm chủng lần này, TP.HCM triển khai tiêm 836.000 liều vaccine AstraZeneca.
Đây là phần vaccine trong số 966.320 liều do Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam, được phân bổ phần lớn cho TP.HCM tiêm các nhóm ưu tiên diện rộng, trong bối cảnh số ca COVID-19 trong cộng đồng ở thành phố tăng nhanh liên tục kể từ ngày 18/5.
Sau khi khai báo y tế, người dân được vào phòng khám sàn lọc, nếu sức khỏe tốt, huyết áp ổn định sẽ được hướng dẫn sang bàn tiêm vaccine.
Vaccine được sử dụng là AstraZeneca sản xuất tại Italy với liều lượng 0,5ml một lần tiêm. Một lô vaccine có thể tiêm tối đa cho 12 người.
Là những người được tiêm đầu tiên, chị Mai Linh, 36 tuổi chia sẻ: "Lúc đầu tôi hơi hồi hộp chút xíu, sau khi tiêm xong thấy không có gì xảy ra. Lúc tiêm không bị đau, y chang như kiến cắm vậy đó. Bản thân cũng có tìm hiểu những tác dụng phụ sau tiêm, nhưng tôi nghĩ đó là điều bình thường, chỉ sợ không được tiêm vaccine thôi, chứ không sợ tác dụng phụ sau tiêm".
Người dân sau khi tiêm xong được các bác sĩ hướng dẫn vào phòng theo dõi 30 phút, sức khỏe ổn định mới được về nhà.
Ông Tuấn, 56 tuổi nói: "Tôi là người duy nhất trong gia đình được ưu tiên tiêm trước. Vừa qua số ca mắc liên tục tăng, tình hình diễn biến phức tạp nên tôi rất lo lắng, hôm nay được tiêm vaccine tôi cảm thấy an tâm hơn, hy vọng dịch bệnh qua nhanh để người dân trở lại cuộc sống bình thường".
Thủ tướng: Mua vaccine nhanh nhất, nhiều nhất, thống nhất giữa tư nhân và Nhà nước Chiều 21/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với 32 địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19. Đây là các địa phương đang có dịch hoặc có các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn. Cùng dự cuộc họp tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa...