Điều kì diệu của Trái Đất: Mãn nhãn với hồ muối hai màu đỏ xanh được ngăn đôi bởi một đường ray tàu hỏa
Cảnh tượng nhìn từ trên cao của drone đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt của hồ muối Great Salt Lake: một bên màu xanh lục, bên còn lại có màu đỏ tươi.
Mới đây, một cảnh quay trên cao của drone đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt về màu sắc của hồ muối Great Salt Lake, thuộc bang Utah, Mỹ. Theo như hình ảnh đoạn băng ghi lại được, trong khi một bên của hồ muối có màu đỏ tươi thì bên còn lại, được ngăn cách bởi một đường ray tàu hỏa, vẫn giữ được màu xanh lục nguyên thủy.
Hệt như trái đất đang được chia thành hai miền hoàn toàn khác biệt vậy.
Đường ray chia cắt hồ Great Salt Lake được xây từ năm 1959, nối liền phía Tây đảo Stansbury và phía Tây của hồ muối khổng lồ. Lí giải là cho sự khác biệt hoàn toàn về màu sắc này, các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân nằm ở độ mặn khác nhau của hai bên hồ. Bên phía Nam của hồ muối luôn nhận được nguồn nước sạch đổ vào, khiến bên này cân bằng được lượng muối trong nước, làm nước hồ vẫn giữ được sự trong xanh vốn có của nó.
Trái lại, bên phía Bắc của hồ Great Salt Lake không hề có chỗ thoát nước hay có nguồn nước mới đổ vào, làm cho lượng muối nơi đây tăng cao, dẫn đến sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn Halophile – “thủ phạm” chính của màu nước đỏ tươi bên phía Bắc hồ muối.
Trong khi bên phía Nam hồ muối vẫn có màu xanh lục do được tiếp cận với nguồn nước sạch…
…thì bên phía Bắc màu nước đã chuyển thành đỏ rực do sự gia tăng của vi khuẩn.
Hiện nay, chính quyền bang Utah đã bắt đầu triển khai kế hoạch đưa nguồn nước sạch vào phía Bắc hồ Great Salt Lake nhằm giảm bớt lượng muối đang ngày một tăng cao ở đây. Tuy nhiên, từ giờ cho đến lúc kế hoạch “đổi màu” hồ muối được triển khai, cảnh tượng này vẫn sẽ là điều vô cùng đặc sắc với những khách du lịch tới tham quan nơi đây.
Theo Hong.vn
Bí mật cuộc đổ bộ Mặt Trăng có 1-0-2 trong lịch sử mà NASA giấu đi: 30 năm sau dân Mỹ mới biết
Trước khi trở thành người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên Mặt Trăng, "huyền thoại vũ trụ" Neil Armstrong đã gặp không ít biến cố trong đời.
12 năm sau khi người Liên Xô nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chạy đua vào không gian thời Chiến tranh Lạnh (bằng sự kiện phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 ra ngoài quỹ đạo Trái Đất năm 1957), người Mỹ mới lấy lại thế cân bằng với Liên Xô bằng sự kiện vũ trụ có 1-0-2: Đưa người đặt chân lên Mặt Trăng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Ở khoảng cách cách Trái Đất 384.400km, phi hành gia người Mỹ Neil Armstrong - người đặt những bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng - đã nói cho hàng tỷ người trên Trái Đất theo dõi trực tiếp lúc đó rằng: "Đây là bước chân nhỏ bé của con người nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại".
Ngày 20/7/1969 mãi trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử của nước Mỹ nói riêng và lịch sử khai phá vũ trụ của loài người nói chung.
Video đang HOT
Để có được thành tựu vũ trụ khiến người Liên Xô nể phục và làm cả thế giới bất ngờ, bản thân phi hành gia Neil Armstrong và người Mỹ đã phải "lao tâm khổ tứ" rất nhiều.
Thậm chí, một năm trước sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng được triển khai, thế giới suýt chút nữa mất đi tài năng vũ trụ Neil Armstrong. Kinh ngạc hơn nữa, 2 ngày sau khi con tàu Apollo 11 đang trên đường bay đến Mặt Trăng, người chắp bút diễn văn cho Tổng thống Mỹ (tổng thống lúc bấy giờ là Richard Nixon, tại nhiệm 1969 - 1974) đã chuẩn bị sẵn một bài "điếu văn" nếu như sứ mệnh của phi hành đoàn Apollo 11 bất thành!
Chứng kiến hai sứ mệnh vũ trụ tiên phong đáng ngưỡng mộ của người Liên Xô trong thập niên 50, 60 của thế kỷ trước, là phát triển thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 (năm 1957) và đưa phi hành Yuri Gagarin bay vào vũ trụ (tháng 4/1961), Mỹ sốt sắng. Lẽ dĩ nhiên họ lo sợ sẽ bị tụt lại quá xa so với địch thủ của mình thời Chiến tranh Lạnh trong lĩnh vực khai phá không gian.
Ngày 25/5/1961, phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội Mỹ, Tổng thống John F. Kennedy (viết tắt là JFK) kêu gọi nỗ lực thực hiện sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng lần đầu tiên trong lịch sử nước này: "Tôi tin rằng, chúng ta nên cam kết thực hiện cho kỳ được mục tiêu đưa người đổ bộ Mặt Trăng rồi trở về Trái Đất an toàn trước khi thập niên 1960 này khép lại."
Đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống, NASA nhanh chóng triển khai Chương trình Apollo đổ bộ Mặt Trăng có người lái. Kéo dài hơn 10 năm (từ năm 1961 đến 1972), Apollo program tiêu tốn khoảng 24 tỷ USD, tương đương hơn 100 tỷ USD năm 2016, với những đóng góp to lớn của 400.000 kỹ sư, nhà khoa học, kỹ thuật viên tài năng.
5 năm sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà khoa học cùng sức ép từ sự thành công đáng nể sợ phía Liên Xô, NASA triển khai thành công sứ mệnh Apollo không người lái đầu tiên (năm 1966).
"Quả ngọt" vừa chớm, NASA đã phải chứng kiến thảm kịch mang tên Apollo 1 chỉ một năm sau đó. Ngày 27/1/1967 đánh dấu thảm kịch hàng không đầu tiên trong lịch sử NASA khi phi hành đoàn gồm 3 người là chỉ huy Gus Grissom - phi công chính Ed White - phi công Roger B. Chaffee cháy trong quá trình phóng thử tàu Apollo 1 tại bãi phóng của Trung tâm vũ trụ Kennedy (đọc chi tiết).
Tạm lắng nỗi đau mất đi 3 tài năng vũ trụ, NASA tiếp tục hành trình chinh phục Mặt Trăng. Để sự kiện ngày 20/7/1969 trở thành mốc son trong lịch sử nhân loại, NASA đã nỗ lực không ngừng bằng hàng loạt các sứ mệnh tiền đề:
Tháng 10/1968, phi thuyền có người lái đầu tiên có tên Apollo 7 hoàn thành sứ mệnh bay lên quỹ đạo Trái Đất và thực hiện thành công nhiều thử nghiệm đóng góp cho hành trình đổ bộ Mặt Trăng sau này.
Tháng 12/1968, phi thuyền Apollo 8 đưa 3 phi hành gia đến vùng tối của Mặt Trăng rồi trở về Trái Đất an toàn.
Tháng 3/1969, Apollo 9 thử nghiệm mô-đun đổ bộ Mặt Trăng lần đầu tiên. Hai tháng sau đó, 3 phi hành gia của tàu Apollo 10 hoàn thành sứ mệnh bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng.
Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc đổ bộ có 1-0-2 trong lịch sử loài người lên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất dự kiến vào tháng 7/1969.
Người Mỹ háo hức chờ đợi. NASA đã sẵn sàng. Vậy còn Neil Armstrong - "vị thuyền trưởng" trên phi thuyền Apollo 11 thì sao?
Neil Armstrong sinh ngày 5/8/1930 tại thành phố Wapakoneta, bang Ohio. Sau khi nhận bằng cử nhân khoa học về kỹ thuật hàng không của Đại học Purdue năm 1955, Neil Armstrong được NASA chiêu mộ.
Là phi công thử nghiệm của NASA, Neil Armstrong có trong tay bảng thành tích đáng nể: Anh đã lái hơn 200 máy bay khác nhau, từ máy bay phản lực đến tàu lượn và trực thăng. Thậm chí, Neil Armstrong còn lái thử thành công máy bay động cơ rocket X-15 mà NASA chuyên dùng.
Năm 1962, Neil Armstrong được chọn là 1 trong 3 phi hành gia thực hiện sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng trên phi thuyền Apollo có 3 người.
Ngày 6/5/1968, khoảng 1 năm trước khi lên đường thực hiện sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng, Neil Armstrong đã gặp một tai nạn khiến suýt chút nữa giấc mơ đặt chân lên Mặt Trăng của anh vĩnh viễn không thành sự thật.
Tại Căn cứ Không quân Ellington bang Texas năm 1968, Neil Armstrong đang tiến hành các bài tập thoát khỏi Lunar Landing Research Vehicle (LLRV), một cỗ máy có thể bay, mô phỏng mô-đun đổ bộ lên Mặt Trăng.
Khi cho LLRV bay theo phương thẳng đứng lên độ cao cách mặt đất hơn 100m, một sự cố kỹ thuật khiến chiếc LLRV bị rò rỉ nhiên liệu và bắt đầu ngoài tầm kiểm soát rồi rơi tự do.
Bằng kinh nghiệm lái hơn 200 máy bay cùng sự điềm tĩnh hiếm có, người phi công 38 tuổi đã quyết định nhảy dù thoát khỏi LLRV trước khi cỗ máy biết bay vỡ tàn tành dưới mặt đất. Chấn thương duy nhất trong lần thoát nạn này là Neil Armstrong đã cắn phải lưỡi mình.
9:32 sáng ngày 16/7/1969,
Dưới sự theo dõi của hàng tỷ người trên toàn thế giới, phi thuyền Apollo 11 mang theo 3 phi hành đoàn gồm: Chỉ huy Neil Armstrong, phi hành gia Edwin Aldrin Jr., và Michael Collins (người lái mô-đun chỉ huy) cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, lên đường thực hiện sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
76 sau giờ đồng hồ thực hiện quãng đường dài 384.400km, phi thuyền Apollo 11 tiến vào vùng quỹ đạo của Mặt Trăng.
Vào ngày 20/7/1969, mô-đun Mặt Trăng có biệt danh "Eagle" (Đại bàng) chở Neil Armstrong và Edwin Aldrin Jr. tách khỏi mô-đun chỉ huy, bắt đầu hành trình đổ bộ bề mặt Mặt Trăng.
"Đại bàng hạ cánh thành công" - là thông báo dõng dạc của "thuyền trưởng" Neil Armstrong về cho Trung tâm chỉ huy mặt đất ở Houston, bang Texas sau 2 giờ tách khỏi mô-đun chỉ huy.
Vài giờ sau đó, Neil Armstrong mở cửa tàu đổ bộ và thực hiện những bước đi đầu tiên của con người lên bề mặt Mặt Trăng. Đó là lúc câu nói "Đây là bước chân nhỏ bé của con người nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại" của anh khiến hàng tỷ người trên Trái Đất vỡ òa sung sướng!
Ít phút sau, phi hành gia Edwin Aldrin Jr. cũng bước xuống bề mặt Mặt Trăng. Cả hai đã tiến hành khám phá bề mặt của vệ tinh Trái Đất trong 2 giờ 36 phút, trong đó có việc cắm lá cờ Mỹ và trò chuyện với Tổng thống Richard Nixon.
Ngày 24/7/1969, phi hành đoàn trở về Trái Đất an toàn, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn, đúng như nguyện vọng của Tổng thống JFK trước đó.
"Neil Armstrong là một trong những người hùng vĩ đại nhất mọi thời đại của nước Mỹ. Khi anh ấy và đồng đội của mình lên đường thực hiện sứ mệnh trên phi thuyền Apollo 11 năm 1969, họ đã mang trên vai trọng trách cũng như khát vọng của dân tộc chúng ta. Chính họ đã cho thế giới thấy rằng tinh thần của người Mỹ có thể thấy đượng những thứ ngoài sức tưởng tượng.", trích phát biểu của Tổng thống Barack Obama (tại nhiệm từ 2009 đến 2017). (Nguồn: Space.com).
Phía sau hào quang mà phi hành đoàn Apollo 11 thực hiện năm 1969 đó, hiếm người biết rằng, Tổng thống Richard Nixon đã từng có trong tay bài "điếu văn" tiễn biệt Neil Armstrong và đồng đội nếu như sứ mệnh Apollo 11 bất thành.
Bài "điếu văn" do William Safire, người chắp bút diễn văn cho tổng thống, sau này ông làm việc cho New York Times, biên soạn 2 ngày sau khi Apollo cất cánh từ Trung tâm vũ trụ Kennedy.
Sau 30 năm lưu trữ trong Kho lưu trữ Quốc gia (Mỹ), bài "điếu văn" được đưa ra công chúng lần đầu tiên trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày hạ cánh xuống Mặt Trăng.
Dưới đây là một phần nội dung của bài phát biểu soạn sẵn cho Tổng thống Nixon trong trường hợp phi hành đoàn Apollo 11 không thể trở về Trái Đất: (Nguồn: Tài liệu của Kho lưu trữ Quốc gia Mỹ).
Trong đó có đoạn:
"Định mệnh đã an bài cho những người anh hùng lên khám phá Mặt Trăng yên nghỉ tại chính nơi họ lên đường thực hiện sứ mệnh trong hòa bình.
Neil Arsmtrong và Edwin Aldrin đều là những con người dũng cảm. Các anh đều hiểu rằng đó là sứ mệnh cảm tử nhưng sự hy sinh của họ chính là mở ra hy vọng mới cho loài người với mục tiêu cao cả nhất là Tìm kiếm sự thật và sự hiểu biết.
Người thân, gia đình, toàn thể dân tộc và hàng triệu người trên thế giới sẽ nhớ mãi về họ....
Mỗi con người chúng ta khi ngước nhìn Mặt Trăng trong bầu trời đêm đều biết rằng, ở một nơi nào đó trên thế giới xa xôi kia vĩnh viễn lưu lại dấu ấn của con người..."
Sứ mệnh hoàn thành của Apollo 11 đã giúp Tổng thống Nixon không phải đọc bài phát biểu này trước toàn nước Mỹ.
Sở dĩ, người ta phải nghĩ đến kết cục xấu nhất này là bởi, tính đến năm 1969, loài người chưa một lần đặt chân lên bất cứ vật thể nào ngoài không gian. NASA đủ tỉnh táo để hiểu rằng sứ mệnh của Apollo 11 có tỉ lệ thành công và thất bại ngang nhau.
Với việc đưa người đặt những bước chân đầu tiên lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn, người Mỹ đã lấy lại thế cân bằng trong cuộc đua vào không gian với Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.
Để rồi vài năm sau đó, vào năm 1975, cả hai cường quốc này đều kết thúc cuộc đua vào vũ trụ đầy tốn kém để bắt tay nhau thực hiện Dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz (ASTP) và nhiều chương trình không gian về sau.
Chiến tranh Lạnh kết thúc nhưng những thành tựu mà người Mỹ và người Liên Xô gặt hái được trong thời kỳ này khiến nhân loại nhớ mãi không quên!
Theo Hong.vn
Ngoạn mục cảnh hàng triệu con cá được thả từ máy bay xuống hồ trên núi ở Mỹ Trong hơn 60 năm qua, cơ quan Tài nguyên và động vật hoang dã bang Utah, Mỹ mỗi năm đều thả hàng triệu con cá xuống hàng trăm hồ trên các ngọn núi trong khu vực, nhằm đảm bảo nguồn cá cho các hoạt động đánh bắt của người dân. Cá từ phần đuôi máy bay rơi xuống hồ trên núi ở bang...