“Điều khiển” cảm xúc bằng thực phẩm
Theo chuyên gia dinh dưỡng Elaine Magee (Mỹ), thực phẩm có tác động mạnh tới tâm trạng và dưới đây là bí quyết để “điều khiển” cảm xúc bằng chế độ ăn.
Không tẩy chay tinh bột – đường
Mối liên quan giữa chất bột đường và tâm trạng là chất serotonin, chất điều tiết tâm trạng được sản sinh trong não dưới tác động của vitamin B.
Thực phẩm được cho là giúp tăng nồng độ serotonin bao gồm cá và các loại ngũ cốc nguyên cám, hoa quả, rau ranh và quả đậu.
Video đang HOT
Gầnđây các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng acid béo omega-3 có thể giúp bảo vệ con người khỏi chứng trầm cảm.
Các thực phẩm như cá béo, hạt lanh và quảóc chó có tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp cải thiện tâm trạng.
Đảm bảo bữa sáng cân bằng
Ăn sáng thường xuyên sẽ giúp cải thiện tâm trạng. Theo một số chuyên gia, một bữa sáng cân bằng có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và giúp bạn tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.
Duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý
Sau khi xem xét số liệu từ 4.641 phụ nữ độ tuổi từ 40 – 65, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe ở Seattle phát hiện thấy mối liên quan giữa béo phì, lối sống lười vận động với bệnh trầm cảm. Vì vậy hãy duy trì hoạt động thể chất và cân nặng hợp lý để phòng ngừa bệnh trầm cảm và cải thiện tâm trạng.
Đi bộđược xem là một nguồn cung cấp sức mạnh. Đi bộ dù chỉ 10 phút có thể giúp bạn thoát khỏi cảm giác buồn chán và xua tan mệt mỏi. Vì vậy hãy đi bộ khi bạn cảm thấy mệt mỏi thay vì tìm đến những món ngọt.
Một chế độ ăn lành mạnh mang lại cho bạn nguồn năng lượng tối ưu và tâm trạng thư thái. Vì vậy hãy kết hợp những gợi ý trên để đảm bảo một chế độ ăn lành mạnh, nó không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
Anh Khôi
Theo Health
Thai kỳ quyết định cuộc đời trẻ
Khoa học lai lịch bào thai cho rằng bào thai là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với trẻ.
Khoa học lai lịch bào thai cho thấy những trải nghiệm trước khi sinh tạo nên tương lai của chúng ta.
Chúng ta có suy nghĩ rằng các phẩm chất cá nhân được hình thành từ gien di truyền và môi trường từ thời thơ ấu. Thế nhưng, khoa học lai lịch bào thai cho rằng bào thai là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với trẻ.
Những trải nghiệm trong bào thai
Một nghiên cứu về lai lịch bào thai cho thấy bào thai của những phụ nữ năng động có nhịp tim chậm hơn và thay đổi nhiều hơn - hai dấu hiệu khẳng định tim mạch khỏe mạnh. Vì thế, thai phụ cần năng vận động nhẹ nhàng chứ không nên ù lì, biếng nhác vì ốm nghén hay chiếc bụng bầu ì ạch.
Một sai lầm khác: thai phụ không được ăn hải sản. Thế nhưng, nếu ăn nhiều cá sẽ có nhiều acid béo omega-3 và có ít thủy ngân sẽ giúp trẻ tương lai thông minh hơn. Như vậy, vấn đề là nên chọn những loại cá có ít thủy ngân, như cá mòi, cá hồi...
Đúng là ăn ngọt nhiều sẽ không tốt cho thai phụ nhưng ăn sô-cô-la thì tốt. Nếu mỗi ngày, thai phụ ăn một ít sô-cô-la sẽ cho ra đời những đứa con ít sợ hãi và cười nhiều hơn.
Không chỉ thế, trong ba tháng cuối thai kỳ, những phụ nữ mỗi tuần ăn nhiều hơn 5 thỏi sô-cô-la sẽ giảm được 40% nguy cơ phát triển tình trạng cao huyết áp nguy hiểm.
Thai kỳ quyết định cuộc đời trẻ
Các nhà khoa học quả quyết rằng thai phụ có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đối với bào thai. Khi thai phụ bị tác động gì thì bào thai cũng bị ảnh hưởng; những bi kịch cá nhân của mẹ cũng có thể tác động đến bào thai.
Bào thai cũng phải chịu trận khi xuất hiện trên đường phố đầy xe cộ, khi có mặt tại buổi tiệc đầy khói thuốc lá và cũng phải nuốt những ngụm rượu khi mẹ chúng uống vào.
Bào thai cũng dễ bị tổn thương trước những căng thẳng thần kinh mà thai phụ cảm nhận; và khi thai phụ lâm vào cảnh phiền muộn có thể làm tăng nguy cơ sinh sớm và đứa trẻ bị thiếu cân...
Vì thế, thai kỳ không chỉ là chín tháng mà đó là một quá trình chuẩn bị mang tính quyết định cho một thế giới chuyên biệt mà đứa trẻ sắp bước vào; là một giai đoạn quan trọng sẽ tạo cơ sở cho sức khỏe hoặc bệnh tật trong cuộc đời sau này của bào thai đang được tượng hình.
Theo NLĐ
Thức ăn nào có lợi cho sức khỏe người cao tuổi? Sự suy giảm của hệ thống tiêu hóa, răng miệng và không ít những bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu... khiến người cao tuổi có những khó khăn khi lựa chọn thức ăn. Nhiều người lo lắng quá đến mức quá kiêng khem dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh...