Điều ít biết về 1% dân số thế giới thuận cả hai tay
Theo thống kê, những người thực sự thuận cả hai tay hay đa tay rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% dân số thế giới.
Nhóm người thuận cả hai tay là những người có thể sử dụng cả hai tay với kỹ năng ngang nhau. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có những biến thể nhất định. Ví dụ: Thuận cả hai tay, nhưng mức “thuận” không đều nhau, có một tay chi phối hoặc cả hai đều có kỹ năng gần như người thuận tay phải.
Dưới đây là một số điều đặc biệt về những người thuận cả hai tay:
Tỷ lệ mắc bệnh ADHD cao
Cũng trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học Phần Lan phát hiện thấy nhóm thuận cả hai có dấu hiệu mắc bệnh ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) cao gấp đôi so với người thuận tay phải. Riêng nhóm đã được chẩn đoán mắc ADHD thì ở nhóm thuận cả hai có các triệu chứng trầm trọng hơn.
Thường có năng khiếu về âm nhạc, nghệ thuật, thể thao
Thuận hai tay có xu hướng mang lại cho con người lợi thế nhất định, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật và thể thao. Leonardo da Vinci, Benjamin Franklin và Albert Einstein và một số người nổi tiếng khác trong lịch sử. Ví dụ Benjamin Franklin, chính trị gia, nhà khoa học, nhà văn, thợ in, triết gia, nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, nhà ngoại giao, là người từng ký vào Tuyên ngôn Độc lập bằng tay trái, nhưng khi viết lại viết bằng tay phải.
Tại Hàn Quốc một số idol nổi tiếng thuộc 1% dân số thế giới thuận cả hai tay có thể kể đến là V (BTS), Jihyo (TWICE), Jeongyeon (TWICE), JB (GOT7),…
Video đang HOT
V (BTS) có khả năng sử dụng hai tay một cách dễ dàng.
Dễ bị phân tâm
Theo một số nghiên cứu, những đứa trẻ thuận cả hai tay có nhiều khả năng tăng ADHD (chứng rối loạn tăng động và giảm chú ý) và khó tập trung hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải chú ý đến các hoạt động của trẻ để hỗ trợ cho con ngay từ khi còn nhỏ. Điều này sẽ giúp trẻ có được thành công trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Có thể học nhanh hơn
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ thuận cả hai tay có thể tiếp thu nhanh, linh hoạt, cởi mở và học tốt hơn những đứa trẻ khác. Điều này xảy ra vì bộ não của chúng không có hiện tượng một bán cầu não chiếm ưu thế hơn giống như những trẻ em khác.
Một đứa trẻ thuận cả hai tay cần được cha mẹ nhận biết, đồng hành và định hướng phù hợp để phát triển tài năng của mình
Bị cướp đánh vào đầu đến bất tỉnh, người đàn ông bất ngờ trở thành thiên tài toán học nhờ mắc phải hội chứng 1/1 triệu người mới gặp
Từ một nhân viên bán đồ gỗ trở thành nhà toán học - Câu chuyện của Padgett đã khiến các nhà thần kinh học vô cùng tò mò và đổ xô đi tìm hiểu.
Thiên tài là người có năng khiếu, năng lực bẩm sinh hoặc có thành tựu vượt xa bất kỳ người nào khác trong cùng một lĩnh vực. Một số thiên tài được thế giới công nhận có thể kể đến như nhà khoa học Albert Einstein; danh họa Leonardo Da Vinci; nhà thơ, nhà văn, triết gia, nhà hoạt động chính trị Rabindranath Tagore,...
Hầu hết thiên tài đều là bẩm sinh, tuy nhiên có những người đột nhiên trở thành thiên tài nhờ những sự cố bất ngờ. Điển hình như trường hợp của người đàn ông sau đây:
Jason Padgett (SN 1970) là 1 nhân viên bán đồ gỗ tại thành phố Tacoma, bang Washington, Mỹ. Trong suốt thời niên thiếu và cả đến khi đi làm, thành tích học vấn của anh đều rất bình thường, không có gì nổi trội hơn người khác. Padgett không giỏi môn Toán, thậm chí còn từng bỏ học giữa chừng.
Cuộc đời anh bắt đầu thay đổi vào ngày 13/9/2002, khi anh bị cướp tấn công. Theo lời kể của Padgett , khi anh vừa bước ra khỏi quán karaoke thì bị 2 tên cướp tấn công. Hai gã đàn ông lạ mặt đã đánh nhiều phát vào phía sau đầu của Padgett cho tới khi anh bất tỉnh nhân sự. "Khi đó tôi nghĩ rằng mình sẽ bị giết chết, cùng lúc thấy 1 tia sáng lóe lên trước mắt", Padgett nhớ lại.
Anh Jason Padgett.
Tại bệnh viện, Padgett được điều trị tổn thương 1 bên thận và bị chấn thương vùng đầu nhưng không có vấn đề lớn về sức khỏe. Đến sáng ngày hôm sau, anh tỉnh dậy và nhìn thấy mọi vật xung quanh thay đổi, với các chi tiết chưa từng thấy trước đó đang hiện ra trước mắt. Anh nhìn thấy công thức toán học xuất hiện ở mọi nơi và có thể biến chúng thành các biểu đồ một cách dễ dàng.
Ngoài việc đột nhiên trở thành thiên tài, Padgett còn bị mắc thêm chứng ám ảnh cưỡng chế. Anh trở nên ám ảnh về sự sạch sẽ quá mức và bắt đầu xa lánh thế giới bên ngoài. Thậm chí không bao giờ mở bất kỳ cánh cửa nhà nào.
Padgett đã mất 3 năm để thích nghi với sự thay đổi này. Anh từng trở nên trầm cảm, điên cuồng và tự làm tổn thương chính mình. Trong thời gian đó, anh dành toàn bộ thời gian nghiên cứu toán học và vật lý, vẽ những hình dạng hình học phức tạp,...
Jason Padgett bỗng dưng nhìn thấy các công thức, biểu đồ sau khi bị đánh vào đầu (Ảnh thời trẻ).
Hội chứng Savant - Hội chứng khiến người bình thường thành thiên tài
Từ một nhân viên bán đồ gỗ trở thành nhà toán học - Câu chuyện của Padgett đã khiến các nhà thần kinh học vô cùng tò mò và đổ xô đi tìm hiểu. Berit Brogaard, một nhà thần kinh và tâm lý của Đại học Missouri-St. Louis tại Mỹ cho rằng Padgett mắc "Hội chứng Savant" - Đây là tình trạng trong đó một người bị khuyết tật tâm thần nghiêm trọng thể hiện một số khả năng vượt xa mức trung bình.
Các chuyên gia cho rằng, do một số vùng trong não của Padgett bị tổn thương nên hệ thần kinh của anh phải sử dụng những vùng não mà người khác không bao giờ dùng tới.
"Hội chứng Savant là sự phát triển của một kỹ năng đặc biệt nào đó - như toán học, tư duy không gian, tự kỷ. Những kỹ năng đó phát triển tới mức độ rất cao và biến một người bình thường thành phi thường", ông Brogaard nói thêm. Được biết, trường hợp của Padgett đặc biệt hiếm. Cả thế giới mới chỉ có 15 đến 25 trường hợp được ghi nhận.
Về phần Padgett, sau khi có được "món quà trời cho", anh đã quyết định thi tuyển vào đại học chuyên ngành toán học để học tập, nghiên cứu sâu hơn, đồng thời giảng dạy bộ môn này. Cuộc đời anh sau đó được Hollywood chuyển thể thành phim.
Năm 2014, Padgett đã xuất bản một cuốn sách về Toán học. Anh còn lập các sơ đồ Fractal thể hiện vẻ đẹp của những con số và mối liên hệ của chúng với hình học không gian thuần túy và vũ trụ. Padgett còn mô tả những khái niệm, phương trình toán học thông qua các bản vẽ của mình. Được biết, Padgett hiện là giảng viên Toán học và Triết học tại tiểu bang Washington.
Một số bản vẽ Fractal của Padgett.
Covid-19 cũng 'phân biệt đối xử'? Các chuyên gia dịch tễ học vẫn đang cố gắng tìm ra lý do vì sao dịch Covid-19 lại cực kỳ nguy hiểm, khó lường và gây tác hại khác nhau tại mỗi nước. Tìm được câu trả lời có thể giúp chúng ta xác định được cách bảo vệ bản thân tốt nhất và sớm khống chế được dịch bệnh. Một lễ...