Điều hòa vốn tạo sức mạnh liên kết hệ thống
Với vai trò “ Ngân hàng của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)”, những năm qua Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam không chỉ là đầu mối giúp các QTDND điều hòa nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế địa phương, mà hơn thế Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn là điểm tựa vững chắc mỗi khi QTDND gặp khó khăn.
QTDND là loại hình tín dụng hợp tác hoạt động chủ yếu là huy động vốn tại chỗ để cho vay tại chỗ. Tuy nhiên, do quy mô hoạt động còn nhỏ, phạm vi hoạt động và năng lực tài chính còn hạn chế, để đảm bảo cho từng QTDND cũng như toàn hệ thống QTDND hoạt động ổn định và phát triển an toàn thì phải có Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để thực hiện chức năng điều hòa vốn trong hệ thống, nhận tiền gửi từ các QTDND thành viên thừa vốn và cho vay các QTDND thành viên thiếu vốn với cơ chế điều hòa vốn linh hoạt, lãi suất điều hòa phù hợp, hợp lý; qua đó phát huy được sức mạnh của từng thành viên cũng như của cả hệ thống QTDND.
Điều hòa vốn tăng cường tính liên kết toàn hệ thống, góp phần tích cực hỗ trợ hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Những năm gần đây, nguồn tiền gửi từ các QTDND dư thừa gửi tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tăng cao vì các QTDND huy động chưa cho vay được tạm thời gửi vào Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam; trong khi đó, nguồn vốn tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng dư thừa nhiều, cho vay giảm (cho vay doanh nghiệp và cá nhân chỉ trong hạn mức tín dụng được NHNN cho phép) tạo áp lực về tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng như trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn điều hòa của các QTDND.
Có những thời điểm Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam phải chịu lỗ do nhận tiền gửi của các QTDND với lãi suất tiền gửi điều hòa cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động dân cư có kỳ hạn tương đương nhưng lại phải gửi liên ngân hàng với lãi suất thấp. Đây cũng là sự cố gắng nỗ lực hỗ trợ rất lớn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam giúp cho hệ thống QTDND vượt qua những lúc khó khăn chung của nền kinh tế.
Để khắc phục tình trạng suy giảm cầu tín dụng của các QTDND, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã chủ động điều hành lãi suất linh hoạt, mở rộng hạn mức giao dịch liên ngân hàng với các TCTD, đẩy mạnh giao dịch mua bán Trái phiếu để tăng thanh khoản cho hệ thống. Đồng thời mở rộng tăng trưởng tín dụng ra nên kinh tế theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao và đúng định hướng ưu tiên cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó tập trung cho vay đối với các hộ gia đình, CBCNV là giáo viên nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống tại khu vực nông thôn.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ theo hướng phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và QTDND nhằm cung cấp các sản phẩm phù hợp, phục vụ thành viên và người dân trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh sản phẩm cho vay hợp vốn; đồng thời, luôn tư vấn cho các QTDND về công tác điều hành vốn, huy động vốn với kỳ hạn và lãi suất hợp lý, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng tín dụng, giảm bớt những rủi ro về kỳ hạn và lãi suất cho cả QTDND và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Video đang HOT
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xã Việt Nam cũng thường xuyên theo sát, hỗ trợ vốn kịp thời với những QTDND có nhu cầu để mở rộng cho vay thành viên. Đặc biệt dù còn nhiều khó khăn, nhưng Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam luôn ấn định lãi suất cho vay trong hệ thống thấp hơn cho vay khách hàng Doanh nghiệp và cá nhân.
Không chỉ vậy, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xã Việt Nam còn kịp thời cho vay để bù đắp khả năng chi trả đối với những QTDND tạm thời gặp khó khăn về thanh khoản giúp các Qũy này vượt qua khó khăn, hoạt động trở lại bình thường. Với những QTDND gặp rủi ro, không chỉ hỗ trợ vốn mà Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sẵn sàng cử cán bộ hỗ trợ QTDND xử lý các vấn đề phát sinh nhằm giúp các Quỹ này nhanh chóng ổn định lại hoạt động.
Dù hiện nay các QTDND đã chủ động được nguồn vốn, song vào những lúc mùa vụ thiếu vốn, QTDND đều được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam điều hòa vốn kịp thời để hỗ trợ thành viên. Có thể khẳng định, thông qua cơ chế điều hòa vốn, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phát huy vay trò đầu mối của mình, đồng thời tăng cường tính liên kết của toàn hệ thống và góp phần tích cực hỗ trợ hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xã Việt Nam tiền thân là QTDND Trung ương được thành lập ngày 5/8/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xã Việt Nam là “Ngân hàng” của tất cả các QTDND, thành lập theo quy định của Luật các TCTD nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xã Việt Nam hiện có Trụ sở chính tại tầng 4 – Tòa nhà N04, Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội với 32 Chi nhánh, 70 Phòng giao dịch.
Hiện cả nước có gần 1.200 QTDND thành viên ở các xã, phường, là các pháp nhân độc lập trong một hệ thống liên kết, được NHNN cấp phép, quản lý và thanh tra, giám sát chặt chẽ.
Sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre chào hàng tại TP Hồ Chí Minh
Chiều 24/9, UBND tỉnh Bến Tre và một số đơn vị khác phối hợp tổ chức hội thảo "Giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre" tại Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, sở, ngành, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đến từ tỉnh Bến Tre đã mang đa dạng sản phẩm về thị trường Tp. Hồ Chí Minh chào hàng.
Đa dạng sản phẩm đặc sản được trưng bày trong khu vực gian hàng của tỉnh Bến Tre.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Bến Tre đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bến Tre năm 2020. Đồng thời, nhiều sở, ngành của tỉnh cũng tăng cường mở rộng kết nối kinh tế giữa tỉnh Bến Tre và Tp. Hồ Chí Minh, cũng như những tỉnh, thành khác trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Trúc Sơn, thông qua sự kiện lần này, sở, ngành tỉnh Bến Tre cũng hỗ trợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa, nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng... để từng bước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản, OCOP của địa phương.
Hơn thế nữa, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre được tạo điều kiện thuận lợi tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu ra thế giới.
Cùng với Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, tiểu vùng ven biển phía Đông là một trong bốn tiểu vùng tạo động lực liên kết phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số đó, tỉnh Bến Tre nổi lên không chỉ có vai trò quan trọng trong tiểu vùng mà còn có thể trở thành "nút kép" kết nối liền Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh.
Khu vực tập trung sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre.
Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, tỉnh Bến Tre cần tận dụng thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế biển để phát triển và xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho nhiều sản phẩm như trái cây, thủy hải sản...; trong đó, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre sẽ giúp đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh mở rộng cơ hội giao thương, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Ngô Thị Kiều Dương, Giám đốc Công ty cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long (tỉnh Bến Tre) cho hay, doanh nghiệp mong muốn nhà bán lẻ, nhà phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành, tạo điều kiện hỗ trợ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre vào kênh phân phối hiện đại. Đặc biệt, doanh nghiệp kỳ vọng sở, ngành các địa phương kết nối nhà bán lẻ, nhà phân phối với mức chiết khấu phù hợp, dành riêng cho đơn vị sản xuất địa phương, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương.
Liên quan đến vấn đề đưa sản phẩm OCOP và đặc sản vào kênh phân phối hiện đại, ông Nguyễn Tô Kiều Trinh, Giám đốc thu mua hệ thống siêu thị Big C cho biết, đơn vị sản xuất cần yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn. Đơn cử, doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú trọng đảm bảo sản lượng, khâu vận chuyển và cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng cần tích cực tham gia những chương trình tiếp thị, trưng bày, giới thiệu dùng thử sản phẩm mới dành cho người tiêu dùng.
Còn theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), hàng hóa của doanh nghiệp địa phương có sự đầu tư mẫu mã, thiết kế bao bì... so với trước đây. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm OCOP chưa được đầu tư đúng mức về khâu quảng bá, tiếp thị giúp nhà bán lẻ và người tiêu dùng nhận biết trên thị trường. Cùng với đó, nhà bán lẻ, nhà phân phối cần biết quy trình lựa chọn sản phẩm OCOP bao gồm những tiêu chuẩn và có giá trị gia tăng như thế nào.
"Đặc biệt, những sản phẩm này hướng đến đối tượng khách hàng nào thì nhà bán lẻ, nhà phân phối mới có thể hợp tác hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường, cũng như đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đổi mới sáng tạo sản phẩm mới trên cơ sở khảo sát thị trường, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm", đại diện Saigon Co.op chia sẻ thêm.
Đánh giá về hoạt động kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre vào thị trường Tp. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời gian dài tăng cường xúc tiến thương mại giữa hai địa phương đã mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, nhà bán lẻ... Những hoạt động này, không nằm ngoài mục tiêu tạo điều kiện cho bên bán và bên mua gặp gỡ, trao đổi và bàn giải pháp hợp tác trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, hình thành thương hiệu Việt.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đánh giá về hoạt động kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre.
Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận thực tế là cần giải bài toán cung gì cho thị trường, chứ không chỉ dừng lại việc cung những gì sản xuất được. Hiện nay, thị trường rất đa dạng sản phẩm nên vấn đề quan trọng là doanh nghiệp lựa chọn hướng đi bền vững và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện được sản phẩm đảm bảo chất lượng, sản lượng, mẫu mã, bao bì...
Dịp này, đại diện doanh nghiệp đến từ tỉnh Bến Tre và nhà bán lẻ, nhà phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác cung ứng hàng hóa trong thời gian tới.
Đắk Nông công nhận 22 sản phẩm nông nghiệp đầu tiên đạt tiêu chuẩn OCOP Chiều 24/9, tại thành phố Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm và công bố sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Đắk Nông năm 2020. Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông trao chứng nhận OCCOP cho các sản phẩm. Tại hội nghị, ông Trương Thanh Tùng, Phó...