Điều hòa gắn cửa sổ – giải pháp làm mát tiết kiệm, đơn giản nhưng có thực sự đáng mua?
Điều hòa gắn cửa sổ rất phổ biến ở nhiều nước phương Tây, nhưng người Việt thì hầu như chưa biết tới, và đây là những điều quan trọng cần lưu ý nếu có dự định mua một chiếc.
Điều hòa gắn cửa sổ là gì?
Điều hòa gắn cửa sổ, hay còn có tên khác là điều hòa một cục để phân biệt với loại hai cục mà chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng, là loại điều hòa với dàn nóng và dàn lạnh nằm chung trong 1 hệ thống vỏ. Loại này thường được đặt ngay trên bệ cửa sổ với dàn nóng hướng ra ngoài, dàn lạnh ở bên trong với cách hoạt động gần như không khác gì điều hòa thông thường. Thậm chí có loại còn tích hợp hai chiều, làm mát vào mùa hè và làm ấm vào mùa đông.
Điều hòa gắn cửa sổ có dàn nóng và dàn lạnh dính liền nhau, hoạt động tương tự một chiếc điều hòa bình thường.
Điều hòa gắn cửa sổ cũng được phân chia theo chỉ số BTU tương ứng với khả năng làm lạnh theo diện tích/thể tích phòng. Ví dụ, phòng nhỏ khoảng 15m2 trở xuống có thể dùng loại 30m2 thì phải dùng loại 12000 BTU trở lên mới đủ hiệu quả.
Phần cục nóng sẽ phải thò ra khỏi cửa trông khá kì cục.
Điều hòa gắn cửa sổ có thể là món đồ xa lạ với hầu hết người Việt, nhưng sản phẩm này lại rất được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Lý do là gì, mời bạn đọc tiếp.
Ưu điểm của điều hòa gắn cửa sổ?
Hẳn là phải có nhiều ưu điểm thì điều hòa gắn cửa sổ mới được sử dụng nhiều đến thế, và lợi thế vượt trội đầu tiên của sản phẩm này so với điều hòa 2 cục chính là mức giá rẻ chỉ bằng khoảng 50 – 70% (so với loại khác có cùng chỉ số BTU). Cùng với đó là lượng điện tiêu thụ thấp hơn vì cơ chế làm mát khác biệt. Ví dụ như loại 8000 BTU chỉ có công suất khoảng 600W thay vì lên tới hơn 1000W như điều hòa 2 cục thông thường.
Video đang HOT
Điều hòa gắn cửa sổ là giải pháp giá rẻ, tiết kiệm điện đáng kể so với điều hòa 2 cục thông thường.
Ngoài ra, vì 2 dàn nóng lạnh nối liền nhau nên chi phí lắp đặt và phụ kiện (dây đồng, ống bảo ôn…) gần như bằng 0, thậm chí bạn có thể mang về và tự lắp lên cửa sổ được, không cần nhờ thợ, miễn là đảm bảo sao cho nó thật chắc chắn, không rơi ra khỏi ô cửa là được.
Bên cạnh đó, điều hòa gắn cửa sổ còn rất dễ sử dụng, lắp đặt xong chỉ cần cắm điện vào là bắt đầu sử dụng được ngay, không cần chạy thử, không lo nước nhỏ giọt hay và cũng không cần bơm ga định kì.
Thiết kế đơn giản nên sản phẩm này thường dễ lắp đặt, sử dụng và không cần bảo dưỡng kĩ càng như điều hòa thường.
Quá trình bảo dưỡng điều hòa gắn cửa sổ cũng đơn giản hơn điều hòa 2 cục, bạn có thể dễ dàng lau dọn, vệ sinh các bộ phận như lưới lọc, lưới trao đổi nhiệt và quạt thổi gió bằng khăn ướt, nước và một chút đồ tẩy mỗi vài tháng sử dụng là được.
Nhược điểm thì sao?
Tất nhiên, việc loại điều hòa này không phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác cũng có lý do của nó.
Đầu tiên là vì không phải phòng nào cũng lắp đặt được. Vì dàn nóng và lạnh gắn liền nhau nên người dùng phải đảm bảo có đủ khoảng trống ở bên ngoài thì mới hoạt động hiệu quả. Hơn nữa vị trí lắp đặt cũng bị bó hẹp trong phạm vi chiếc cửa sổ, không linh động được như điều hòa 2 cục.
Một số loại cao cấp có thiết kế rất đẹp, nhưng về cơ bản vẫn không gọn gàng được như điều hòa 2 cục thông thường.
Điều hòa gắn cửa sổ có mức giá rẻ vậy là vì nó không có nhiều tính năng cần thiết. Về cơ bản, nó chỉ có thể tăng hoặc giảm nhiệt độ trong phòng chứ không có chế độ hút ẩm, lọc không khí. Ngoài ra, điều hòa gắn cửa sổ không được tích hợp máy nén Inverter như điều hòa 2 cục và hoạt động ồn hơn khá nhiều.
LG và nhiều thương hiệu lớn cũng sản xuất điều hòa gắn cửa sổ nhưng không bày bán tại Việt Nam.
Cuối cùng, điều hòa gắn cửa sổ không hề thông dụng ở Việt Nam và không có thương hiệu nào bán chính hãng. Bạn chỉ có thể tìm mua các loại hàng cũ, hàng Nhật bãi vốn không được đảm bảo hoàn toàn về chất lượng cũng như chế độ bảo hành.
Vậy có nên mua điều hòa gắn cửa sổ?
Câu trả lời là không.
Đúng là điều hòa gắn cửa sổ rẻ hơn, tiết kiệm điện hơn và lắp đặt đơn giản thật đấy, nhưng những nhược điểm của nó sẽ khiến bạn chán nản khi phải sử dụng thường xuyên vì thiếu tính năng, hiệu quả không cao lắm và không tạo cảm giác yên tâm.
Dù có giá rẻ nhưng vì đều là hàng cũ, hàng Nhật bãi nên chất lượng khó có thể tin tưởng được.
Đây thực ra là giải pháp mang tính ngắn hạn, chỉ hợp với những căn phòng cho thuê với diện tích nhỏ hẹp, khi mà kinh phí không cho phép lắp đặt điều hòa 2 cục thông thường. Nếu lắp đặt cho các phòng lớn hay ở nhà, căn hộ chung cư thì tốt nhất nên đầu tư nhiều hơn để sử dụng được lâu dài.
Lắp chung điều hòa cho 2 phòng có thực sự tiết kiệm?
Đối với những gia đình có nhiều phòng nhỏ, nhiều người cho rằng có thể lắp đặt 1 điều hòa cho 2 phòng để tiết kiệm chi phí.
Những ngày hè nắng nóng đã đến, nhu cầu lắp đặt điều hòa của các gia đình tăng cao, kéo theo đó là khoản chi phí mua sắm và tiền điện không hề nhỏ cho thiết bị này. Để giải quyết nắng nóng và tiết kiệm chi phí lắp đặt, nhiều gia đình đã sử dụng phương pháp lắp một chiếc máy lạnh để làm mát cho hai phòng cạnh nhau. Phương pháp này đúng hay sai?
Xét về chi phí mua và lắp đặt
Một ưu điểm dễ nhận thấy nhất của việc lắp 1 điều hòa cho 2 phòng là người tiêu dùng chỉ cần phải mua 1 thiết bị điều hòa để lắp cho cả không gian 2 phòng. Như vậy, chi phí có thể giảm đi so với mua 2 thiết bị. Bên cạnh đó, các khâu lắp đặt chỉ cần thực hiện với 1 chiếc điều hòa nên giảm được một số chi phí do không phải thực hiện ở cả 2 phòng. Phần chi phí sửa chữa, bảo trì cũng chỉ cần thực hiện ở một thiết bị máy lạnh. Như vậy, xét về chi phí mua, lắp đặt, rõ ràng cách lắp 1 máy lạnh cho 2 phòng giúp người dùng tiết kiệm đáng kể.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách lắp đặt này có rất nhiều điểm bất hợp lý. Không chỉ vậy, nếu tính toán kĩ, cách lắp đặt này không hề tiết kiệm chi phí như nhiều người nghĩ.
Lãng phí điện năng tiêu thụ
Thông thường, để làm mát cho một không gian phòng nhất định, bạn chỉ cần lắp máy lạnh với công suất tương ứng với diện tích. Nếu áp dụng cách lắp 1 máy lạnh cho 2 phòng thì bạn cần một thiết bị điều hòa không khí có công suất lớn.
Điều hòa có công suất lớn chắc chắn sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn. Hơn nữa, nếu trường hợp bạn chỉ cần làm mát ở một phòng thì điều hòa vẫn phải làm mát cho cả hai phòng vì hai phòng thông nhau. Điều này gây tiêu tốn khá nhiều điện năng, rất lãng phí.
Hiệu quả làm mát kém
Với căn phòng diện tích nhỏ, 1 chiếc máy lạnh có công suất nhỏ là đủ dùng. Còn nếu dùng cho 2 căn phòng với diện tích gấp đôi, bạn cần chiếc máy lạnh công suất lớn để làm mát cho cả 2 căn phòng cùng lúc. Việc lắp điều hòa công suất nhỏ hơn không những không đủ làm mát cho cả 2 phòng mà còn khiến lượng điện tiêu thụ tăng. Chẳng hạn diện tích 2 căn phòng là 70m2, bạn cần chiếc máy lạnh có công suất 18.000BTU. Tuy nhiên, chi phí cho 1 chiếc điều hòa công suất 18.000BTU giá cao hơn 2 chiếc máy lạnh công suất suất 9.000BTU. Nếu bạn vì tiết kiệm tiền mua mà chọn dùng máy có công suất nhỏ hơn khoảng 12.000BTU hay 9.000BTU sẽ khiến thiết bị hoạt động không đúng công suất thiết kế, từ đó làm tiêu hao điện năng và chẳng mát tí nào.
Tốn kém nhiều chi phí
Để có thể lắp điều hòa công suất lớn cho 2 phòng, chi phí để mua thiết bị cũng sẽ tốn kém hơn. Ví dụ một chiếc máy lạnh 9000btu có giá dao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Còn nếu bạn muốn lắp 1 máy cho 2 phòng thì cần thiết bị công suất tối thiểu là điều hòa 18000btu, có giá dao động từ 10 triệu - 25 triệu đồng.
Để lắp đặt 1 điều hòa cho 2 phòng, bạn cũng cần thiết kế vị trí lắp đặt, đục tường, việc lắp đặt cũng khó khăn hơn so với thông thường. Vì vậy, chi phí để lắp đặt được 1 máy lạnh cho 2 căn phòng khá tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức. Ngoài ra, việc lắp đặt 1 máy lạnh cho 2 phòng gây mất thẩm mỹ khá lớn cho không gian bởi bạn sẽ phải phá bỏ bớt bức tường thì mới đủ điều kiện lắp đặt. Do vậy, hình thức lắp đặt này được coi là "lợi ít, hại nhiều", hoàn toàn không nên áp dụng.
Có nên lắp đặt 1 điều hòa cho hai phòng hay không?
Như vậy, theo các phân tích ở trên, việc lắp 1 điều hòa cho 2 phòng không những không giúp gia đình của bạn tiết kiệm mà còn gây lãng phí nhiều hơn. Các chi phí để mua thiết bị, chi phí lắp đặt đắt đỏ hơn và đặc biệt là tiêu tốn nhiều điện năng dù hiệu quả làm mát kém hơn.
Các bước tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà giúp bạn tiết kiệm tiền triệu Bảo dưỡng máy lạnh, máy điều hòa định kỳ góp phần làm cho thiết bị nhà bạn hoạt động ổn định, hiệu quả hơn. 1. Kiểm tra chung Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường, hoặc đã đến thời gian cần bảo dưỡng (thường là sau 3-4 tháng ở các hộ gia đình), bạn nên kiểm tra tình trạng bên ngoài...