Điều hành tỷ giá linh hoạt, lạm phát được kiểm soát
Theo NHNN, thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng ở mức 2,74%, thấp nhất cùng kỳ 3 năm gần đây.
Theo NHNN, thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. (Ảnh minh họa)
Lãnh đạo NHNN cho hay, trong những tháng đầu năm 2019, thị trường trong nước và quốc tế đan xen những thuận lợi, khó khăn. Trong bối cảnh đó, NHNN đã chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Ông Phạm Thanh Hà – Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và mục tiêu CSTT 6 tháng đầu năm 2019 – kinh tế thế giới giảm tốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng và tiến trình Brexit bế tắc, giá dầu thô biến động mạnh, thị trường tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp, sư đao chiêu chinh sach kinh tế vĩ mô, tiên tê cua cac quôc gia… đã tạo ra những khó khăn, thách thức trong điều hành vĩ mô.
Tuy nhiên, với các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, kinh tế trong nước tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát, bình quân 5 tháng ở mức 2,74%, thấp nhất cùng kỳ 3 năm gần đây. Lạm phát cơ bản tăng 1,9% so cùng kỳ 2018, bình quân 5 tháng là 1,85%.
Trên cơ sở định hướng nêu trên, 6 tháng đầu năm 2019, NHNN và hệ thống TCTD đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đạt được các kết quả chủ yếu như, điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
NHNN mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước và điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở để trung hòa lượng tiền đưa ra từ việc mua ngoại tệ, từ đó ổn định thị trường tiền tệ.
Video đang HOT
Điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm, phù hợp với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT; phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, tận dụng điều kiện thị trường thuận lợi để mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thị trường tương đối ổn định, tỷ giá diễn biến bám sát điều kiện thị trường; thanh khoản đảm bảo, giao dịch ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Nhật Phương
Theo congluan.vn
Kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều diễn biến tích cực
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội trong tháng đầu tiên của năm 2019 tiếp tục có những diễn biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, việc điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ kết hợp chặt chẽ. Đặc biệt, thị trường tiền tệ, tỷ giá, ngoại hối ổn định, thanh khoản tốt, mặt bằng lãi suất ổn định.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 1 năm 2019 tiếp tục có những diễn biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định. Tình hình sản xuất kinh doanh các khu vực chủ yếu của nền kinh tế trong tháng diễn biến tích cực, trong đó khu vực dịch vụ diễn ra sôi động trong dịp Tết Dương lịch và cận Tết Nguyên đán.
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2019 tăng 0,1% so với tháng 12/2018 và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ tăng 2,65%). Hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ chính đều tăng so với tháng trước , trong đó một số nhóm hàng hóa tăng cao do nhu cầu tiêu dùng chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, gồm: đồ uống và thuốc lá tăng 0,69% ; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,66% (lương thực tăng 0,52% ; thực phẩm tăng 0,85% ); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,39%.
Riêng hai nhóm có CPI giảm, gồm: Giao thông giảm nhiềm nhất 3,04% do ảnh hưởng của đợt giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 1/1/2019 cùng với việc sử dụng quỹ bình ổn xăng, dầu tại kỳ điều hành ngày 16/1/2019 làm CPI xăng, dầu giảm 6,98% ; bưu chính viễn thông giảm 0,09%.
Trong khi đó, thị trường tiền tệ, tín dụng tương đối ổn định. Đến cuối năm 2018, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,67%, huy động vốn tăng 11,95%, tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 13,93% so với cuối năm 2017. Mặt bằng lãi suất tiếp tục ổn định . Thanh khoản thị trường diễn ra bình thường, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ kịp thời.
Tỷ giá trung tâm có xu hướng tăng nhẹ, đến ngày 24/01/2019, tỷ giá trung tâm ở mức 22.880 (tỷ giá sàn 22.193 VND/USD và mức tỷ giá trần 23.566 VND/USD), tăng 55 VND/USD ( 0,24%) so với cuối năm 2018. Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu giao dịch quanh mức giá mua của ngân hàng nhà nước (23.200 VND/USD), không biến động nhiều so với cuối năm 2018.
Trong tháng 1/2019, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng quốc tế, tuy nhiên trong biên độ hẹp hơn. Đầu tháng 01/2019, giá vàng bình quân trong nước được giao dịch quanh mức 36,43/36,55 triệu đồng/lượng, sau đó tăng theo giá vàng quốc tế. Đến sáng ngày 24/01/2019, giá vàng trong nước giao dịch ở mức 36,4/36,6 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC và giá vàng quốc tế hiện ở mức khoảng 600 nghìn đồng/lượng.
Về thu, chi ngân sách nhà nước, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước tháng đầu tiên năm 2019 ước đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 10,2% dự toán năm.
Riêng về dòng vốn đầu tư nước ngoài, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, tính đến ngày 20/1/2019, tổng vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có có 226 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 805 triệu USD, tăng 81,9%; có 72 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm khoảng 340 triệu USD, bằng 74,5% so với cùng kỳ năm 2018 và 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 360 triệu USD, tăng 54,7%. Giải ngân vốn FDI đạt khoảng 1,55 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, các lĩnh vực sản xuất vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư, đứng đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm tỷ trọng 62,4% tổng số vốn đăng ký); lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ hai (chiếm 9,7%); lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ ba (chiếm 9,3%).
Tiếp tục ưu tiên tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019, Chính phủ nhất quán tiếp tục ưu tiên tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân.
Ngay trong ngày đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, mục tiêu nhằm nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các xếp hạng quốc tế của WB, WEF, WIPO, UN về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh... Phấn đấu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nước ta thuộc nhóm ASEAN 4.
Trong tháng đầu năm 2019, có 10.079 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký đạt 151.117 tỷ đồng, giảm 7% về số doanh nghiệp và tăng 53,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 15 tỷ đồng, tăng 64,8%; tính cả 3.998 lượt doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn, tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung vào nền kinh tế trong tháng đạt gần 635,2 nghìn tỷ đồng, tăng 100,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, trong tháng còn có 8.465 doanh nghiệp trước đây gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động, nay đã trở lại hoạt động, tăng 84,5% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong tháng 1/2019 của cả nước là 10.804 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2018. Số doanh nghiệp này sau khi kết thúc thời hạn tạm ngừng có thể sẽ quay trở lại tình trạng hoạt động kinh doanh. Trong tháng có 4.767 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Năm 2019: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 7% Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2019, thị trường tiền tệ, lãi suất có thể được duy trì ổn định nhờ yếu tố thuận lợi như áp lực lạm phát có thể giảm do giá dầu ổn định ở mức thấp, đồng USD suy yếu làm giảm áp lực tỷ giá. Theo ông Nguyễn Văn Thùy, Phó Trưởng ban Ban Nghiên cứu...