‘Điều hành của Thủ tướng đã giúp ‘phá băng’ thị trường bất động sản’
‘Tác động của những chính sách của Chính phủ đối với nền kinh tế nói chung, đối với bất động sản nói riêng là rất lớn, có tính chất quyết định, nhất là khi Chính phủ dùng công cụ kinh tế để điều chỉnh thị trường bất động sản thì hiệu quả rất tốt…’
Trong hai năm liên tiếp 2011 và 2012, thị trường bất động sản (BĐS) đã chứng kiến sự sụt giảm giá mạnh ở cả loại hình chung cư, nhà đất và biệt thự. Nhưng đến cuối năm 2013, thị trường BĐS đã có những chuyển động tích cực và đến nay thị trường đang trong quá trình phục hồi, phát triển… điều này chứng tỏ các giải pháp, chính sách của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực này đã “trúng” và đi vào cuộc sống.
Điểm nhấn đáng chú ý, được dư luận đánh giá cao đó là việc ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2013/NĐ-CP, trong đó Chính phủ yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng; và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
Dành từ 20.000 – 40.000 tỷ đồng với thời hạn tối đa 10 năm để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay mua nhà với các đối tượng trên.
Theo chuyên gia, khi Chính phủ dùng công cụ kinh tế để điều chỉnh thị trường bất động sản thì hiệu quả rất tốt. Ảnh: Minh Thư
Trao đổi với PV, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, tác động từ những chính sách của Chính phủ đối với nền kinh tế nói chung, đối với BĐS nói riêng là rất lớn, có tính chất quyết định, nhất là khi Chính phủ dùng công cụ kinh tế để điều chỉnh thị trường BĐS thì hiệu quả rất tốt.
Hàng loạt chính sách nới lỏng, thắt chặt tiền tệ, nâng, hạ lãi suất… đã được Chính phủ ban hành khiến thị trường có nhiều sự thay đổi.
Tuy nhiên, ông Châu đánh giá cao khi Chính phủ ban hành Nghị định 02/2013/NĐ-CP vào ngày 7/1/2013, trong đó đưa ra gói kích thích 30.000 tỷ đồng (tương đương 1,5 tỷ đô la) nhằm 3 mục tiêu: giải quyết hàng tồn kho, giải quyết nợ xấu và hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.
Với tỷ trọng của gói này là dùng 70%, tương đương 21.000 tỷ đồng để cho người tiêu dùng mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ. Như vậy, ông Châu đánh giá, gói này chủ yếu là kích cầu tiêu dùng, còn lại 30% kích cầu đầu tư là dành cho chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Video đang HOT
“Ngày 1/6/2013, gói 30.000 tỷ mới có hiệu lực, nhưng tôi đánh giá cao tác dụng rất hiệu quả của chính sách này của Chính phủ bởi chỉ đến cuối năm 2013 thị trường BĐS đã có dấu hiệu hồi phục. Những ai nói gói 30.000 tỷ thất bại là chưa đầy đủ, mà phải nói rằng gói 30.000 tỷ có tác dụng thực sự nhưng có điều bị hạn chế vì Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước và các địa phương phối hợp chưa tốt nên việc giải ngân còn chưa đạt như kỳ vọng. Tuy nhiên, số cam kết giải ngân đã đạt được 80% thì cũng là sự nỗ lực lớn”, ông Châu đánh giá.
Hơn nữa, theo ông Châu, nghị định này còn cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, cho chia nhỏ căn hộ lớn thành căn hộ nhỏ… chính sách này thực sự là đòn bẩy kinh tế, kích cầu tiêu dùng là chính, góp phần phá băng BĐS.
Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đã 2 lần cảnh báo không để thị trường BĐS quay lại thời kỳ bong bóng như những năm trước đây. Ông Châu cho rằng, đây là cảnh báo, cũng là tiên lượng của người đứng đầu Chính phủ khiến các bộ ngành, những đối tượng tham gia thị trường BĐS cần lưu ý.
“Phải thừa nhận rằng, giai đoạn vừa qua tập thể Chính phủ và Thủ tướng đã làm được nhiều việc, nhất là đã điều hành ổn định nền kinh tế vĩ mô, giúp nền kinh tế phục hồi và đặc biệt điều hành của Thủ tướng giúp cho thị trường BĐS vượt qua giai đoạn khủng hoảng, “đóng băng” và hiện nguồn cung nhà ở đang rất dồi dào trên thị trường”, ông Châu nói.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, sau khi triển khai, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã phát triển được lượng khá lớn các dự án nhà ở xã hội, góp phần không nhỏ làm tan băng để thị trường BĐS có dấu hiệu phục hồi như hiện nay.
Đồng thời, gói tín dụng này cũng tháo gỡ khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp BĐS trong việc giải phóng một lượng khá lớn hàng tồn kho, đặc biệt là hàng hóa ở phân khúc có giá thành vừa phải.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng, ở các nước Chính phủ thường được giao quyền đặc biệt để có thể đối phó kịp thời với bong bóng BĐS. Họ thường dùng công cụ thuế, công cụ tín dụng để điều tiết.
Ví dụ, nếu các nước khi xảy ra bong bóng BĐS, giá sốt ảo thì người ta sẽ đưa ra thuế suất đối với những người sau khi mua BĐS chuyển nhượng ngay trong năm đầu tiên thì sẽ đánh thuế rất cao, nhưng nếu sau 3 năm mới chuyển nhượng thì mới được hưởng thuế suất bình thường. Nhưng ở Việt Nam, luật thuế lại không cho phép Chính phủ chủ động trọng chuyện này. Ông Châu đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn vì thuế vừa là biện pháp hành chính nhưng lại mang tính đòn bẩy kinh tế để điều chỉnh thị trường BĐS trong giai đoạn khủng hoảng bên cạnh giải pháp về tín dụng.
Tại nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4/2015, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường BĐS nhằm tạo điều kiện để thị trường phục hồi và phát triển.
Theo đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách NOXH, đề xuất các giải pháp tổng thể để triển khai có hiệu quả chương trình; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục tháo gỡ khó khăn về vốn cho BĐS.
Theo các chuyên gia, Thủ tướng thường xuyên nhắc nhở các chính sách đưa ra làm sao kiểm soát không để thị trường tạo ra “bong bóng bất động sản”. Muốn vậy, phải tăng cường kiểm soát sự phát triển của các đô thị bằng cách thực hiện nghiêm Nghị định 11 của Chính phủ về quản lý phát triển đô thị; tăng cường các giải pháp kiểm soát thị trường BĐS với việc thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia, tức là phải đạt tỷ lệ cân đối giữa cung-cầu trên thị trường.
Theo Infonet
Vì sao nhà ở xã hội vẫn giẫm chân tại chỗ?
Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (Horea) đã nêu ra nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình triển khai chương trình phát triển nhà ở xã hội TP HCM. Qua đó hiệp hội kiến nghị hàng loạt giải pháp để tháo gỡ
Theo Horea, chương trình phát triển nhà ở xã hội chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản do thiếu tính hấp dẫn, cơ chế chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội còn rườm rà, qua nhiều tầng nấc, dự án phải được kiểm toán, một số chi phí thực của doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng không được tính đủ.
Ví dụ: dự án nhà ở xã hội tại phường Thảo Điền (quận 2) của Công ty Thủ Thiêm có khoảng 1.900 m2 đất được chủ đầu tư mua lại quyền sử dụng đất của dân vào năm 2004 với giá khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá đất theo bảng giá đất của Thành phố tại khu vực này khoảng 12 triệu đồng/m2, giá thị trường khoảng trên 20 triệu đồng/m2, nếu lấy giá cũ 2,5 triệu đồng/m2của năm 2004 để tính giá thành dự án nhà ở xã hội thì sẽ rất thiệt thòi cho chủ đầu tư và khó động viên chủ đầu tư tiếp tục tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội.
Ngoài ra, lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tính khoảng 10%, do vậy lợi nhuận thực nhận của doanh nghiệp thực tế thấp hơn, thậm chí có trường hợp bị lỗ.
Việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội thủ tục rất nhiêu khê, qua nhiều bộ, ngành... Chưa kể, một số doanh nghiệp đã được duyệt dự án nhà ở xã hội nhưng chưa triển khai, có doanh nghiệp như Công ty CP 584 xin rút dự án Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú ra khỏi chương trình nhà ở xã hội.
Doanh nghiệp tham gia đã khó, các cá nhân mua nhà ở thương mại (có giá dưới 1,05 tỉ đồng/căn hộ) cũng không dễ dàng. Các đối tượng này rất khó tiếp cận gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng do trước đây Bộ Xây dựng quy định phải chứng minh thu nhập và phải thuộc đối tượng người có thu nhập thấp đô thị.
"Vừa qua, Bộ Xây dựng đã cho phép người thu nhập thấp không cần phải chứng minh thu nhập khi mua nhà ở thương mại nhưng đối tượng mua nhà ở xã hội thì vẫn phải chứng minh thu nhập theo quy định của Nghị định 188/2013/NĐ-CP nên vẫn khó tiếp cận. Thực tế, hiện nay. gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng chỉ có hiệu lực giải ngân trong thời hạn 36 tháng (3 năm) chỉ giải ngân đến nay mới đạt được trên 26% là quá chậm" - báo cáo của Horea nhận định.
Dự án nhà ở xã hội HQC Plaza (đại lộ Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh, TP HCM)
Trên cơ sở đó, Horea đề xuất TP HCM cần có cơ chế chính sách để xã hội hóa, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, Chính phủ sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 về phát triển nhà ở xã hội để thực hiện Luật Nhà ở 2014.
Đặc biệt, cần xác định nguồn vốn tín dụng dài hạn, ổn định (cách tạo lập nguồn vốn tín dụng này cũng nên tương tự gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng hiện nay) để thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội. Ngoài ra, cần có cơ quan điều phối cấp quốc gia như mô hình "Tổng cục phát triển nhà ở xã hội" để quản lý và thực hiện hiệu quả chương trình này.
Ngoài ra, do nguồn ngân sách có hạn, Horea đề nghị ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung đầu tư cho 2 chương trình nhà ở xã hội cụ thể là chương trình nhà ở xã hội cho thuê và chương trình nhà ở xã hội thuê mua (bán trả góp dài hạn). Đối với loại nhà ở xã hội xây xong rồi bán thu tiền ngay thì nên hoàn thiện cơ chế chính sách riêng để mời gọi các doanh nghiệp, các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia theo phương thức xã hội hóa.
"Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp làm các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Do đó, nếu có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiền sử dụng đất, tín dụng, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp... vẫn còn có thể giảm giá bán loại nhà này cho người thu nhập thấp đô thị và có thể xem đây là loại hình nhà ở xã hội theo phương thức hợp tác công - tư hiệu quả nhất" - báo nêu rõ.
Về gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỉ đồng, Horea đã đề nghị Chính phủ, các bộ ngành cho gia hạn thời hạn giải ngân lên ít nhất 60 tháng (5 năm) đến hết ngày 31-5-2018. Đồng thời hạ lãi suất cho vay xuống 4% - 4,5%/năm áp dụng cho năm 2016 đối với nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỉ đồng và 3% - 3,5%/năm đối với nhà ở xã hội thay cho mức 5%/năm như hiện nay để phù hợp với thu nhập phổ biến của các đối tượng và thực tế tình hình kiểm soát lạm phát của Nhà nước.
Hiệp hội cũng kiến nghị tăng thời hạn cho vay đối với nhà ở xã hội lên 20 năm để phù hợp khả năng tài chính của người mua nhà và thông lệ quốc tế. Đồng thời, kiến nghị ân hạn 3 năm đầu người tiêu dùng chưa phải trả lãi vay và nợ gốc; Bổ sung đối tượng: các cặp vợ chồng mới kết hôn; người mới mua căn nhà đầu tiên; người lao động ngoại tỉnh chưa có hộ khẩu thường trú cũng được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng;
Cuối cùng, Horea đề nghị cho phép đối tượng mua nhà ở xã hội không phải chứng minh thu nhập vì trên thực tế người mua đã dùng chính căn hộ này để thế chấp. Dự án nhà ở xã hội hình thành trong tương lai khi chủ đầu tư bán cho người tiêu dùng vẫn phải thực hiện bảo lãnh ngân hàng theo điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản.
Theo Sơn Nhung (Người lao động)
Dồn dập nhà đất Bắc - Nam: Người mua khó yên túi tiền Thời gian gần đây, hàng loạt các dự án bất động sản được công bố và chào bán khiến cho thị trường trở nên nhộn nhịp hơn. Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn và người mua nhà đang đứng trước nhiều sự lựa chọn Nếu như các chủ đầu tư ở Hà Nội hay TPHCM đã rầm rộ khởi...