Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống nước ngọt có ga?
Khi được đưa vào cơ thể, nước ngọt có ga sẽ tác động liên tục đến nhiều bộ phận trong vòng 60 phút.
Theo kỹ thuật viên Nguyễn Phạm Phương Trang, khoa Vi Sinh, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), khi uống nước ngọt có ga, trong 60 phút đầu tiên, cơ thể sẽ có nhiều phản ứng.
Nguyên nhân là trong nước ngọt có ga, thành phần tạo hương vị không thể thiếu là siro ngô. Chúng chứa một lượng đường fructose lớn và chỉ được chuyển hóa khi ở gan. Đây là nhân tố có liên quan nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tim mạch và tiểu đường. Đồ uống này là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì, tiểu đường type II và sâu răng.
Trong thí nghiệm nhỏ của một dược sĩ người Mỹ, khi được nạp vào cơ thể, nước ngọt có ga sẽ tác động liên tục trong vòng 60 phút.
- 10 phút đầu tiên
Khoảng 35 gram đường được nạp vào sẽ làm cơ thể say. Bạn có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn tức thì vì quá ngọt. Tuy nhiên, một loại hương liệu mang tên axit photphoric sẽ ngăn cản được cảm giác này.
Nước ngọt có ga là một trong những nguyên nhân gây tình trạng béo phì, tiểu đường và sâu răng do chứa lượng đường lớn. Ảnh: ABC News .
Video đang HOT
- 20 phút
Lượng fructose lớn trong nước ngọt khi vào cơ thể sẽ khiến hoạt động chuyển hóa ở gan quá công suất. Điều này khiến gan bị tổn hại và bắt đầu chuyển hóa đường thành chất béo có hại cho cơ thể.
- 40 phút
Lúc này cơ thể bạn đã hấp thụ lượng caffeine trong nước ngọt có ga vừa đủ. Đồng tử bắt đầu giãn nở và giúp bạn có cảm giác tỉnh táo hơn. Huyết áp sẽ tăng vì lúc này gan đang hoạt động rất nhanh để hấp thụ đường và chuyển hóa chúng. Ngoài ra, lượng caffeine nạp vào sẽ gây ức chế hệ thần kinh và làm cơ thể không có cảm giác buồn ngủ.
- 45 phút
Cơ thể bắt đầu quá trình sản xuất dopamine, chất kích thích thần kinh tạo ra sự hưng phấn. Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Mỹ) chia sẻ caffeine có tác dụng và cách thức hoạt động tương tự như heroin. Điều này khiến bạn có cảm giác muốn uống nước ngọt có ga.
- Sau 60 phút
Axit phosphoric bắt đầu liên kết với canxi, magie và kẽm ở ruột, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Điều này không thực sự tốt cho cơ thể vì thực tế là chúng đang hoạt động quá mức. Lượng đường và các chất phụ gia nhân tạo cao sẽ đẩy canxi ra khỏi cơ thể, làm xương suy yếu hơn.
Sau quá trình loại bỏ canxi, magie, kẽm và những chất cần thiết cho xương của con người, caffeine sẽ làm cơ thể buồn tiểu. Tiếp theo, người uống sẽ bị thiết hụt natri, chất điện giải và nước.
Thông thường, sau một giờ, cơ thể lại trở về tình trạng ủ rũ, mệt mỏi. Những cơn khát nước bắt đầu xuất hiện lại và đây là dấu hiệu cảnh báo cuối cùng cho tình trạng mất nước.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng nước ngọt có ga. Khi cơ thể cần bổ sung đường, bạn nên chọn nước chanh tươi, trà xanh… với lượng đường ít để vừa thỏa mãn nhu cầu vừa tốt cho sức khỏe.
Bé trai bị hóa chất ăn mòn thực quản vì nuốt cục pin
Bác sĩ phát hiện trong thực quản bệnh nhi có dị vật bị kẹt ngang nên tiến hành nội soi gắp ra. Dị vật là cục pin có nhiều hóa chất độc hại đã ăn mòn thực quản khiến bé bị tổn thương nặng.
Thông tin từ Bệnh viện Thành phố Thủ Đức ngày 12/1 cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp nuốt dị vật rất nguy hiểm. Bệnh nhi là bé N.H.P.T. (4 tuổi) được gia đình chuyển đến bệnh viện thăm khám trong tình trạng than mệt, đau ở cổ họng, ăn vào nôn ói và ho sặc sụa.
Hình ảnh kiểm tra cho thấy dị vật nằm trong thực quản của bệnh nhi
Qua kiểm tra lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ bé T. đã nuốt phải dị vật nên nhanh chóng cho bé chụp X-quang để xác định nguyên nhân. Hình ảnh chụp cho thấy chỗ 1/3 thực quản trên của bệnh nhi có dị vật kim loại hình tròn. Ngay lập tức, bệnh nhi được đưa vào phòng mổ để gây mê, nội soi gắp dị vật.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Đạt, khoa Ngoại Tổng quát người trực tiếp can thiệp cho biết: "Khi nội soi, chúng tôi phát hiện một vật hình tròn, dẹt như đồng xu chỗ thực quản trên. Chúng tôi tiến hành gắp dị vật ra và phát hiện đó là một cục pin đang bị gỉ sét khiến hóa chất trong pin rò rỉ ra ngoài gây bỏng, viêm loét cuống họng và thực quản của bé. Sau khi gắp dị vật ra, chúng tôi tiến hành hút rửa dung dịch hóa chất, đặt ống thông mũi dạ dày và chuyển bé đến khoa Hồi sức Nhi".
Cục pin rỉ sét đã khiến thực quản bệnh nhi bị bỏng nặng, viêm loét
Khi tình trạng ổn định hơn, bé tiếp tục được chuyển qua khoa Nhi để theo dõi và điều trị viêm loét do bỏng thực quản và viêm phổi do trước đó bé đang điều trị viêm phổi ngoại trú tại khoa. Bác sĩ Lê Công Thanh Quang, khoa Nhi cho biết, sau khi được chăm sóc, điều trị tích cực, hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, thở đều, không còn ho sặc sụa nhưng vẫn ho đờm do viêm phổi.
Trong quá trình theo dõi, điều trị, các bác sĩ không phát hiện dịch nâu ở sonde dạ dày chảy ra thêm, tình trạng nhiễm trùng và vết loét ở dạ dày đã được kiểm soát tốt. Hiện bệnh nhi đang được tiếp tục duy trì truyền dịch, cho nhịn ăn, theo dõi dịch qua sonde dạ dày nhằm đánh giá diễn tiến viêm loét thực quản và điều trị kháng sinh cho bé do có tình trạng viêm phổi đi kèm.
Sau thời gian điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi đang dần bình phục
Từ trường hợp trên, bác sĩ cho biết, các loại pin cúc, pin điện thoại, pin đồng hồ... thường chứa nhiều nguyên tố độc hại như cadimi, thủy ngân... Khi bị hoen gỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này dễ đi ra ngoài, gây ngộ độc cấp tính, bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày. Cơ quan bị tổn thương sẽ khó phục hồi về hình thái và chức năng.
Để hạn chế những tai nạn tương tự, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên kiểm tra đồ chơi và thiết bị của trẻ, để các pin dài, pin đồng xu, vật nhỏ, dễ nuốt cách xa trẻ nhỏ. Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra, can thiệp càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trẻ Việt thừa cân, béo phì tăng gấp 10 lần Trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng gấp 10 lần từ năm 1976 đến nay, riêng TP HCM 41,4% học sinh thừa cân và béo phì. Ảnh minh họa Thông tin được bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị An toàn thực phẩm và An ninh lương thực, diễn...